Các mẹ bầu phải đọc

MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU – ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO THÌ HỢP LÝ?

Mẹ bầu có biết rằng…

  • Khi mang thai, hoạt động chuyển hóa và khối lượng cơ thể tăng, nên nhu cầu năng lượng sẽ tăng lên so với chưa mang thai
  • Ở giai đoạn này, nếu không cung cấp đủ năng lượng, mẹ dễ thiếu năng lượng và em bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai.
  • Ngược lại, cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu sẽ dẫn đến tích lũy năng lượng thừa dưới dạng mỡ, mẹ bầu tăng cân quá mức có nguy cơ đái tháo đường thai nghén và em bé sinh ra nặng cân hơn bình thường.
Vậy mẹ mang thai 3 tháng đầu cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Theo Nhu cầu Dinh dưỡng khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế, mẹ mang thai 3 tháng đầu cần mức năng lượng nhiều hơn 50 kcal/ngày so với trước mang thai. Cụ thể, trước mang thai, các mẹ độ tuổi 30 cần 2.010 kcal/ngày thì khi mang thai 3 tháng đầu cần 2.060 kcal/ngày. Nhưng mẹ bầu có biết ăn bao nhiêu thì nạp đủ lượng năng lượng này không?

Cùng tham khảo mẫu thực đơn một ngày dành cho mẹ mang thai 3 tháng đầu với những hình ảnh đi kèm nhé:

C:\Users\lam_pm\Desktop\WFH\MCP\Bài post FB group\Bài post fanpage mẹ và bé\Bài post Fanpage\Hình 1.jpg


Bữa sáng (7h): Bún bò

C:\Users\lam_pm\Desktop\WFH\MCP\Bài post FB group\Bài post fanpage mẹ và bé\Bài post Fanpage\Hình 2.jpg


Bữa phụ 1 (9h30): Sữa tươi không đường

C:\Users\lam_pm\Desktop\WFH\MCP\Bài post FB group\Bài post fanpage mẹ và bé\Bài post Fanpage\Hình 3.jpg


Bữa trưa (12h): Cơm, đậu hũ dồn thịt xốt cà chua, canh cải xanh nấu tôm, bầu luộc chấm trứng, xoài

C:\Users\lam_pm\Desktop\WFH\MCP\Bài post FB group\Bài post fanpage mẹ và bé\Bài post Fanpage\Hình 4.jpg


Bữa phụ 2 (15h): Phô mai và nho

C:\Users\lam_pm\Desktop\WFH\MCP\Bài post FB group\Bài post fanpage mẹ và bé\Bài post Fanpage\Hình 5.jpg


Bữa tối (18h – 19h): Cơm, cá nục kho, canh khoai tây cà rốt nấu thịt, gỏi bông thiên lý, dưa hấu

wyePx7Oc-H5n3Iu0Cv1DCx8Yv0jSownMAQ3yrdSYOQwIHWQP1Awf2wkW3ccvdEsLe3Mqwv2LS624-AydrKUS4FZHLZoCDNVMhL6Pprqfkgn3rjrEnDdtNQ5EKr1JfSQa1FY8qFY


Thông tin dinh dưỡng của thực đơn trên dành cho mẹ mang thai 3 tháng đầu.

Khi sử dụng thực đơn cân bằng dinh dưỡng của Bộ Y tế, mẹ mang thai 3 tháng được cung cấp đủ năng lượng, cân đối chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất đường bột, đủ canxi và đảm bảo tiêu chuẩn về muối ăn (Xem chi tiết ảnh 6). Điều này góp phần chăm sóc sức khỏe cho mẹ và sự phát triển tối ưu cho em bé.

Website “Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em” do Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế và Công ty Ajinomoto Việt Nam phối hợp thực hiện, với sự tư vấn chuyên môn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia còn hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe của mẹ và bé thông qua:

  • Công cụ theo dõi cân nặng của mẹ trong suốt thai kỳ và sự phát triển của bé đến 5 tuổi;
  • Công cụ kiểm tra mẹ và bé đã ăn đủ dinh dưỡng chưa, và tư vấn điều chỉnh phù hợp;
  • Những kiến thức chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe cho mẹ và bé cùng nhiều bí quyết hữu ích.
Truy cập website và đăng ký sử dụng MIỄN PHÍ để mẹ và bé nhận được sự chăm sóc tốt nhất ngay hôm nay!
 
:suyt:GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG CHO MẸ MANG THAI

Đợt rồi bầu mình nghén quá trời, 4 tháng đầu chẳng ăn uống được gì nhiều nên thực sự rất lo em bé và cả mẹ nữa sẽ thiếu chất.

:hongio:Thật may đi khám định kỳ được bác sĩ tư vấn dùng thử phần mềm cung cấp thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé được Bộ Y tế phê duyệt. Thực đơn cho mẹ bầu thì có đủ 3 bữa chính và cả bữa phụ, dinh dưỡng được tính toán cân bằng và khoa học nên đảm bảo đủ chất đủ năng lượng cho cả mẹ và bé mà ko lo tăng kg quá nhiều. Thế là mình về nhà truy cập website ngay và ăn theo chế độ dinh dưỡng được đề xuất trong này .

:nn:Điều bất ngờ là thực đơn này đủ các món 3 miền nên thay đổi thường xuyên và ko ngán đâu cả nhà ạ. Mỗi ngày đều có thực đơn phong phú nên không phải lo nghĩ hôm nay ăn gì, đi chợ mua vèo cái là xong nè. Trộm vía sau 2 tháng thực hiện ăn uống dinh dưỡng theo phần mềm mình đi khám định kỳ thì bác sĩ bảo bé phát triển đúng chuẩn còn mẹ thì lên kg vừa đủ. Thực sự là một người mẹ nghe như vậy vui và hạnh phúc lắm cả nhà ạ. À ngoài ra phần mềm này còn có cả chức năng theo dõi sức khoẻ mẹ bầu bà cả em bé nữa, cả nhà muốn tham khảo thì truy cập liền nhaa, phần mềm được cung cấp hoàn toàn miễn phí và được update thông tin khoa giáo liên tục. Sau khi trải nghiệm nhớ review và chia sẻ để nhiều mẹ cùng biết nhaaaaaaa!


YZO6q204WvtuRCC2fwTFGsF6DsqKr9Q7-G5WHn6TQRcqV49uY_rX2SLtGADnHUu0kdBduYNVEsdoyCUfb-DcioKjDeu9WulfEx1NW1c9IRW8GOmXGOp43XMMn-hlmBITcYC1e3Zs=s0


Món bánh rán chà bông thơm ngon không chỉ mình mê mà bé nhà mình cũng thích, các mom xem công thức ở chức năng "Ngân hàng thực đơn" nhé


7QufocpTPNlnK1U4L6HwzKuC9R_jiskytLrwI3uBSukO8AEFHieX1-jY2wkLNIRSMl_iXokuhr1czQMdYD9dl_Q_Hp-Wigwy4L25rffLQ93EaOHDu0to7jAcjkL8UZNofCG5AOtf=s0


Nhờ có phần mềm mà mình thử nấu được cơm gà Hội An đúng chuẩn, kết hợp với rau bí xào và canh khoai sườn, công thức siêu nhanh chỉ 30 phút thôi!


EXpJ4LlpBYlIrgCjF5UVLriwS1IXuWTNULS3SIwGAeT3Qj37tB7Z50OcoBmUdAYPftDx3dHe-P9j58ri_s-CyA1NRE8A60JXlLRGoWqKqv0uzuaHFahGdE1y0kwHKtrZIK6nCO7G=s0


Mom tập ăn kết hợp các bữa phụ trong ngày với lượng vừa đủ nhé, mình thích nhất là bữa phụ kèm trái cây và phô mai sữa chua.


dLR7v-LZMIHrQ3FfApl4qyFlEaa4V7BMm71J8G0almGZh_sN6_1SjbRNkoc8RxW72sQnCGU7Hh7KXlgDbw6XljfWCs1p4rZLtKYy4Jmpp4pvbpOczDRV0urLV2f9mbv4aNq2UhKG=s0
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
8 mẹo khi bầu bí giúp bạn sinh con thông minh

1. Bắt đầu thói quen kể chuyện

Nền tảng ngôn ngữ thường bắt đầu phát triển ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Vào tam cá nguyệt thứ ba, bé đã có thể ghi nhớ những âm thanh mà bé nghe thường xuyên. Do đó, bạn hãy tập thói quen kể chuyện cho bé hằng ngày ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

2. Có một lối sống năng động

Tình mẫu tử và chất endorphin tăng cao trong quá trình tập thể dục là bí quyết để các bà mẹ sinh con thông minh hơn. Thông qua nhau thai, endorphin sẽ kích thích sản sinh ra các hóa chất tốt nhất cho hoạt động hình thành trí não của thai nhi trong vòng 8 giờ. Ngoài ra, tập thể dục còn làm tăng lưu lượng máu đi khắp cơ thể, trong đó có tử cung và nhờ vậy giúp trẻ phát triển tốt hơn.
Các nghiên cứu mới nhất cũng cho thấy tập thể dục trong khi mang thai có thể làm tăng đến 40% các tế bào thần kinh trong vùng hồi hải mã (hippocampus), nơi quy định bộ nhớ và khả năng học tập của thai nhi về sau. Bạn có thể tìm hiểu bài tập thể thao phù hợp cho từng tam cá nguyệt để có chế độ vận động thích hợp.

3. Tắm nắng

Nhiều người lầm tưởng chỉ nên tắm nắng khi con đã chào đời. Thực ra, ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã cần vitamin D để nuôi dưỡng cơ thể. Hãy dành 20 phút mỗi ngày để tắm nắng cùng con nhé. Kết hợp bổ sung vitamin D trong bữa ăn hằng ngày sẽ giúp bé phát triển toàn diện, đặc biệt là kích thích tư duy, nhận biết thông tin và tránh các bệnh về xương khi chào đời.
Vitamin D là chất dinh dưỡng cần thiết để giúp xương và tim bé phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, chất này còn là nhân tố giúp trẻ tránh được nguy cơ mắc bệnh tự kỷ.

4. Massage nhẹ nhàng vùng bụng

Từ khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, con yêu đã có thể cảm nhận được các động tác vuốt ve của mẹ. Sự êm ái từ bàn tay sẽ kích thích não bộ của trẻ, giúp trẻ cảm nhận được hơi ấm từ thế giới bên ngoài và thậm chí xoa dịu bé những lúc khó chịu. Nghiên cứu cho thấy bé có thể phân biệt được khi nào là sự vuốt ve của cha và khi nào là sự vuốt ve của mẹ nữa đấy.

5. Nói chuyện với bé

Thai nhi có thể nghe từ tuần thứ 16, vào tuần thứ 27, tất cả các kết nối từ tai đến não đều vào đúng vị trí. Các nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh phản ứng lại với giọng nói mà bé nghe được trong tử cung. Những bé sinh ra trong các gia đình nói song ngữ vẫn phản ứng với cả hai ngôn ngữ. Vì vậy, bất cứ khi nào có thể, bạn hãy trò chuyện với bé nhé.

6. Thay đổi chế độ ăn

Vị giác của bé sẽ phát triển từ khoảng 12 tuần. Khi 25 tuần tuổi, bé sẽ cần khoảng 2 lít nước ối mỗi ngày và phân biệt được hương vị thức ăn mẹ đưa vào. Vì vậy, nếu trong thời gian này, bạn uống nước ép cà rốt thì khi chào đời đến giai đoạn tập ăn giặm, bé đã quen thuộc với hương vị của cà rốt nên sẽ dễ dàng tiếp nhận loại thực phẩm này.

7. Nghe nhạc

Thai nhi rất yêu âm nhạc. Nhờ âm nhạc, não bộ của bé được sống trong những giây phút hạnh phúc nhất bởi chất serotonin sẽ được sản sinh ra nhiều nhất trong lúc nghe nhạc. Sau khi sinh, em bé của bạn sẽ nhớ và sống lại tình yêu lớn lao dành cho âm nhạc mỗi lần được nghe thấy nó. Đó chính là chìa khóa cho sự phát triển của trí tuệ của con.

8. Hát những bài dành cho trẻ nhỏ

Bạn có thể bắt đầu thói quen này ngay bây giờ. Bé có thể nắm bắt được giọng hát của bạn. Khi chào đời, những giai điệu này sẽ giúp xoa dịu bé đấy.
Đây là những kinh nghiệm quí để chăm sóc mẹ bầu và thai nhi
 
Các mẹ có cách nào chữ đau lưng k nhỉ?
Chữa thì không có song làm giảm thì có. Để giảm đau lưng thì cần xem kĩ cơ thể bạn vẫn bình thường hay không? Sau đó, sử dụng nhiều giải pháp thích hợp.


1. Biết giới hạn của bản thân

Đừng cố nhấc các vật nặng. Trong trường hợp bạn phải cúi xuống nhấc vật nặng, hãy làm đúng tư thế. Đừng uốn cong eo, hãy cong gối hoặc ngồi xổm và nhấc nó lên. Đừng làm căng cơ lưng. Đây cách giảm đau lưng khi mang thai đầu tiên, đơn giản mẹ bầu có thể dễ dàng áp dụng.

2. Duy trì tư thế đúng

Cách giảm đau lưng khi mang thai hiệu quả thứ 2 là luôn phải duy trì tư thế đúng:
Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Không đứng bằng một chân. Thỉnh thoảng nên ngồi xuống ghế nghỉ ngơi, nhất là sau khi phải đứng trong một thời gian dài.

Khi ngồi trên ghế cần chọn ghế có tựa, nên dùng thêm gối tựa và cố gắng giữ lưng thẳng.

Đứng thẳng với hai vai thả lỏng.

Khi đi làm hoặc lúc lái xe các mẹ bầu có thể cả cân nhắc dùng đai hỗ trợ. Cố gắng không ngồi bắt chéo chân và sắp xếp đúng khoảng cách giữa màn hình máy tính và ghế. Cố gắng thỉnh thoảng rời khỏi bàn làm việc và hít thở không khí trong lành vào giờ ăn trưa.

Hãy cẩn thận khi làm việc nhà, tránh các việc quá nặng.

Nếu bạn đang có con trong độ tuổi tập đi và mang thai lần hai, cần đặc biệt chú ý tư thế khi nâng đỡ bế con. Cố gắng quỳ xuống hoặc ngồi xổm để bế đỡ con.

3. Lựa chọn trang phục phù hợp cũng là một cách giảm đau lưng khi mang thai hiệu quả

- Mặc áo ngực bầu đúng kích cỡ, cần đảm bảo rằng áo đủ rộng để không chèn ép vai và lồng ngực.
- Đeo đai hỗ trợ hoặc mặc quần gen bụng cho phụ nữ bầu.
- Tránh mặc quần áo chật trong khi mang thai vì điều này có thể gây tắc nghẽn mạch máu và giảm nguồn cung cấp oxy cho các cơ khiến lưng bị đau.
- Bạn nên dừng đi những đôi giày, dép cao gót trong thời gian mang thai cho đến khi sinh nở. Bác sĩ khuyên bạn mang giày đế thấp mặc dù nhìn chúng không được thời trang nhưng sẽ tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho cả mẹ và bé.

4. Châm cứu

Châm cứu là một liệu pháp chữa trị của y học Trung Quốc trong đó sử dụng các kim nhỏ để kích thích một số điểm trên cơ thể để giảm đau lưng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng châm cứu có thể có hiệu quả trong việc làm giảm đau lưng trong quá trình mang thai.

Đây là cách giảm đau lưng khi mang thai khá nhanh chóng vì nó có tác dụng ngay khi thực hiện. Nhưng nhiều khá mẹ bầu quan ngại về phương pháp này vì sợ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

5. Lưu ý tư thế khi ngủ

- Nằm nghiêng một bên khi ngủ và không gập đầu gối. Sử dụng gối chữ U cho phụ nữ mang bầu hoặc kẹp gối giữa hai chân và chèn gối sau lưng khi ngủ sẽ giúp cho mẹ bầu thoải mái hơn.
- Ngủ trên tấm đệm cứng tạo độ phẳng
- Khi ra khỏi giường, lật người sang một bên, từ từ đẩy người ngồi dậy và sau đó đứng lên Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa về các bài tập kéo giãn và các bài tập ít tác động an toàn cho bạn. Các những bài tập đó có thể giúp giảm đau lưng và tăng cường sự linh hoạt cho cơ thể.
- Nếu bác sĩ đồng ý bạn có thể thử liệu pháp mát xa nhẹ nhàng.
- Không dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự đồng ý của bác sĩ vì có thể gây ra biến chứng trong thai kỳ.

6. Liệu pháp điều trị bằng hương thơm


Thư giãn trong bồn nước ấm pha thêm vài giọt tinh dầu oải hương sẽ là một cách giảm đau lưng khi mang thai hiệu quả và dễ dàng. Tuy nhiên, không nên sử dụng tinh dầu hoa oải hương thường xuyên trong 3 tháng đầu mang thai vì nó có thể kích thích các cơn co thắt dạ con.

7. Các bài tập cho tim mạch giúp giảm đau lưng khi mang bầu

Một hoạt động làm tăng nhịp tim trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là các bài tập cho tim mạch. Đi bộ, đạp xe, bơi lội đều an toàn cho phần lớn phụ nữ mang thai và có thể thực hiện trong khoảng 20 - 45 phút/ngày, từ 3-5 ngày/tuần.Cách giảm đau lưng khi mang thai thông dụng là tập thể dục ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, không nên tập quá sức. Hãy nhớ rằng bất kỳ bài tập thể dục nào cũng tốt hơn là không tập gì, ngay cả 10 phút đi bộ vào giờ ăn trưa cũng rất có lợi.

8. Liệu pháp thảo dược

Có thể sử dụng liệu pháp thảo dược để chữa đau lưng nhưng cần cẩn thận trong quá trình mang thai khi mà chưa chứng minh được chúng hoàn toàn an toàn. Để thực hiện liệu pháp này làm cách giảm đau lưng khi mang thai thì các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhé!

9. Thư giãn tâm trí

Tĩnh tâm là một cách giúp thả lỏng lưng. Các mẹ bầu có thể thử một số bài tập yoga và thiền sẽ giúp não và lưng được thư giãn.

10. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng rất qua trọng đối với mẹ bầu trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho bản thân và cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là một cách giảm đau lưng khi mang thai cho chị em. Có thể giải thích khi chị em thiếu dinh dưỡng cho cơ thể trong thời gian thai kỳ sẽ dẫn đến các tình trạng mệt mỏi, thiếu sức lực và tất nhiên kèm thêm là hiện tượng đau lưng.


- Bạn nên kiểm soát việc tăng cân trong quá trình mang thai vì thêm trọng lượng là thêm áp lực lên lưng. Chế độ dinh dưỡng cân bằng là một khía cạnh quan trọng giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Một chế độ ăn uống lành mạnh cân bằng lượng chất béo, protein, đủ nước và nhiều trái cây rau quả sẽ đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
- Không dùng các chất cafein là một cách tự nhiên để tránh bị đau lưng.
- Đau lưng có thể liên quan đến loãng xương do mang thai, viêm xương khớp đốt sống, hay viêm khớp nhiễm trùng nhưng đây không phải là vấn đề phổ biến.<cách giảm đau lưng khi mang thai>

11. Chườm nóng/lạnh

Dùng miếng chườm nóng hoặc miếng dán lạnh là cách giảm đau lưng khi mang thai tạm thời. Mát-xa cũng rất hữu ích cho phụ nữ mang thai khi bị đau lưng.

Mang thai được coi là quãng thời gian nhạy cảm. Các chuyên gia y tế sử dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, không nên bỏ qua các triệu chứng liên quan đến đau lưng khi mang thai. Nếu không được giải quyết triệt để, những triệu chứng này có thể kéo dài và ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe người mẹ sau khi sinh nở. Quan trọng là bạn phải hiểu được các vấn đề cơ bản của chứng đau lưng, từ đó có phương pháp phòng chống và điều trị thích hợp.

Tong hop
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
genlab,
Trả lời lần cuối từ
Thần Đồng,
Trả lời
27
Lượt xem
3,660

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top