Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 2 - Tiết 8:
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


- Học sinh nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự trong giao tiếp.

2. Kỹ năng

- Vận dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự trong giao tiếp.

- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự trong một tình huống cụ thể.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh giao tiếp đúng tiếng việt và có văn hoá.

4. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên


- Nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị KHDH, MC, bảng phụ, bút dạ...

2. Học sinh

- Đọc bài: Các phương châm hội thoại (tiếp) và thực hiện yêu cầu:

+ Tìm hiểu các ví dụ và trả lời

+ Xem trước các bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tổ chức (1’)


Lớp​
Sĩ số​
Học sinh vắng​
Ngày giảng​
Điều chỉnh​
9A1​
42​
31/8/2019​
9A2​
42​
29/8/2019​
9A3​
42​
30/8/2019​

2. Kiểm tra kiến thức cũ
(3’)

? Kể và nêu cách thực hiện các phương châm hội thoại đã học? Cho VD về sự vi phạm các phương châm đó?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Khởi động (2 phút)
Cho HS quan sát một tình huống giao tiếp trên MC và giới thiệu bài….
Hoạt động chung
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20’)
(20’): Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung các PCHT về quan hệ, cách thức, lịch sự.
*
Gọi HS đọc VD SGK
? Thành ngữ đó để chỉ tình huống hội thoại ntn?
- Là tình huống hội thoại mà mỗi người nói về một vấn đề, một đề tài khác nhau.
? Hậu quả của tình huống trên là gì?
- Gây nên hậu quả người nói và người nghe không hiểu nhau, không khớp nhau.
? Qua đó có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp.
? Nêu nội dung của PC quan hệ
* Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
*
GV: Nên tránh những tình huống đó vì như vậy con người sẽ không giao tiếp với nhau được và những hoạt động của xã hội sẽ trở nên rối loạn.
* GVđưa ra một tình huống hội thoại không thành công về phương châm quan hệ.
VD: - Nằm lùi vào.
- Làm gì có hào nào.
- Đồ điếc.
- Tôi có tiếc gì đâu.
? Cuộc đối thoại có thành công không? ứng dụng câu thành ngữ vào có được không? Vì sao ?
* GV đưa tiếp một v/dụ :
- Cô gái: Anh ơi! Quả khế chín rồi kìa .
- Chàng trai: Cành cây cao lắm .
? Tình huống hội thoại này có thành công không? Vì sao?
- Đây là những tình huống giao tiếp bình thường và tự nhiên vì người nghe hiểu và đáp lại câu nói theo hàm ý (nghĩa phải thông qua sự suy luận mới biết được)
- Chàng trai hiểu lời cô gái không chỉ là một thông báo mà còn là yêu câù: “Hãy hái quả khế cho em!”
® Phương châm quan hệ vẫn được tuân thủ.
* Gọi học sinh đọc VD:
* Tìm hiểu ý nghĩa của hai câu thành ngữ.
? Thành ngữ Dây cà ra dây muống”“Lúng búng như ngậm hột thị” dùng để chỉ những cách nói ntn?
- Nói năng rườm rà, dài dòng. Nói năng ấp úng, không rành mạch, không thoát ý.
? Hậu quả của cách nói đó là gì?
- Người nghe khó tiếp nhận được nội dung cần truyền đạt,không hiểu hoặc hiểu sai lạc
? Từ đó em rút ra được bài học gì khi giao tiếp ?
- Học sinh đọc VD2 .
? Có thể hiểu câu sau theo mấy cách? - Cách hiểu tuỳ thuộc vào việc xác định cụm từ : “của ông ấy” bổ nghĩa cho
“nhận định ” hoặc cho “truyện ngắn”.
- Nếu “của ông ấy” bổ nghĩa cho “nhận định” thì có thể hiểu : Tôi đồng ý với những “nhận định” của một những người nào đó về truyện ngắn của ông ấy.
* Lưu ý H/S: Trong nhiều tình huống giao tiếp những yếu tố thuộc ngữ cảnh (người nói,người nghe,thời điểm nói, mục đích nói) có thể giúp người nghe,hiểu đúng ý của người nói . Tuy nhiên cũng có những trường hợp mà người nghe không biết nên hiểu câu nói đó như thế nào ?
? Để người nghe không hiểu lầm thì phải nói như thế nào ?
- Có thể nói: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.
- Hoặc: Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác
- Hoặc: Tôi đồng ý với những nhận định của các bạn về truyện ngắn của ông ấy.
? Từ p/tích 2v/dụ trên em thấy trong giao tiếp phải tuân thủ những điều gì ?
- H/sinh đọc ghi nhớ SGK/22

- H/sinh đọc truyện ngắn SGK/22
? Trong truyện:“Người ăn xin”, tại sao cả ông lão ăn xin và cậu bé đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một điều gì đó ?
- Tuy cả 2 đều không có tiền bạc , của cải nhưng cả 2 đều cảm nhận được tình cảm mà người kia đã dành cho mình. Đó là sự chân thành và tôn trọng lẫn nha. Cậu bé không tỏ ra khinh miệt, xa lánh mà vẫn có thái độ và lời nói hết sức chân thành thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác.
? Em rút ra bài học gì từ câu chuyện này?
- Khi giao tiếp cần tôn trọng người đối thoại,không phân biệt: Sang – hèn – giàu – nghèo.
* GV: Đây là một p/châm cơ bản của hội thoại.
? Thế nào là PCLS?
* Gọi 2 h/sinh đọc ghi nhớ SGK/23.



Đọc
Làm việc cá nhân


HS trả lời



HS trả lời







Quan sát






Trả lời


Nghe


Trả lời






Đọc



Trả lời




Nghe, quan sát

Nghe

Đọc



I. PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ
1.Ví dụ



- Thành ngữ: Ông nói gà bà nói vịt”



-> mỗi người nói về 1 đề tài GT khác nhau -> không GT được.
-> vi phạm PC quan hệ.

=> PCQH: Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.


2. Ghi nhớ (SGK/21)




II. PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC
1.Ví dụ

*Ví dụ 1: hai thành ngữ đều chỉ cách nói dài dòng, rườm rà, không rành mạch thoát ý.








*Ví dụ 2: được hiểu theo 2 cách
+ Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn
+ Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy
->vi phạm PC cách thức

=>PCCT: Cần nói ngắn gọn, rành mạch tránh cách nói mơ hồ.
2. Ghi nhớ( SGK/22)

III.PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰ
1. Ví dụ

Truyện ngắn “Người ăn xin”: cả 2 nhân vật đều không có của cải, tiền bạc nhưng đều nhận từ nhau sự chân thành và tôn trọng lẫn nhau
->tuân thủ đúng PC lịch sự
=>PCLS: Cần tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng người đối thoại.
2. Ghi nhớ ( SGK/23)
Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)
Tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức đã học để làm BT trong SGK và BT rèn kĩ năng.
* Bài tập: 1( SGK/23 )
*
Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập
* Giáo viên chia nhóm: 3 nhóm hoạt động.
- Gọi các nhóm trả lời nhanh 1 số câu có nội dung tương tự :
1, “Chó 3 quanh mới nằm, người 3 năm mới nói ”.
2, “Một lời nói quan tiền thúng thóc,
Một lời nói dùi đục cẳng tay.”
“Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”.​
* Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập.
? Phép tu từ từ vựng nào đã đọc?
- So sánh, ẩn dụ nhân hoá, hoán dụ ,điệp ngữ, nói quá, nói giảm nói tránh ®có liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự.
* Học sinh đọc bài tập 2: SGK/23
- Phép tu từ có liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự là nói giảm nói tránh.
VD: - Chị cũng có duyên.
- Em không đến nỗi đen lắm.
- Ông không được khoẻ lắm.
- Cháu học cũng tạm đấy chứ.
* Cho H/S trả lời miệng bài tập 3.
- Nói mát, nói hớt, nói móc ,nói leo, nói ra đầu ra đũa.
* Học sinh đọc bài tập 4 : SGK/23
a, Nhân tiện đây xin hỏi :- Khi người nói muốn hỏi một vấn đề nào đó không thuộc đề tài đang trao đổi -> phương châm quan hệ.
b, Người nói muốn ngầm xin lỗi trước người nghe về những điều mình sắp nói -> Phương châm lịch sự.
c, Khi người nói nhắc nhở người nghe phải tôn trọng phương châm lịch sự.




Đọc
HĐN








HS trả lời



Đọc





Làm việc CN
Trả lời
III. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1

* Cha ông đã khuyên dạy chúng ta:
- Suy nghĩ lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.
- Có thái độ tôn trọng, lịch sự với người đối thoại.






Bài tập 2 (SGK/23)

Nói giảm nói tránh



Bài tập 3(SGK/23)

- Liên quan đến phương châm lịch sự và cách thức.

Bài tập 4 (SGK/23)

a, Tránh vi phạm PC quan hệ
b, Tránh vi phạm PC lịch sự
c, Nhắc nhở người đối thoại phải tuân thủ PCLS
Hoạt động 4: Vận dụng (4’)
HS làm bài tập số 4,5 (Một số KTKN và BTNC ngữ văn 9/ 14)
BT 4: Nói dây cà ra dây muống; Lúng búng như ngậm hột thị; nói con cà con kê, nói đồng quang sang đồng rậm, ...
BT 5: Vi phạm PCCT
a, Đêm hôm qua, cầu bị gãy.
b, Lớp tớ, có 2 người, mỗi người mua 5 quyển sách.
HĐ cá nhân


Làm PHT
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (HS thực hiện ở nhà – 1’)
*Bài cũ:
- Học phần ghi nhớ và nội dung các PCHT
- Xem các BT đã giải; làm BT số 5
- Trong GT, các từ ngữ nào thường được sử dụng để thể hiện PCLS?
*Bài mới:
- Đọc bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh và thực hiện yêu cầu:
+ Đọc ví dụ và trả lời các câu hỏi
+ Chuẩn bị bài tập 1 và 2 trong SGK
HĐ cá nhân
RÚT KINH NGHIỆM.................................................................................................................................................................................................................................................................
 

Đính kèm

  • CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp).docx
    24.6 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Top