Gạo Nếp

Thành Viên
Điểm
0
Tiết: 7 Bài 6 CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á (Giáo án lịch sử 7 Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực )

Mục tiêu bài học

1/Kiến thức

- Nắm được tên gọi của các quốc gia trong khu vực ĐNÁ.

- những đặc điểm tương đồng về vị trí địa lí của các quốc gia đó.

- Các giai đoạn lịch sử quan trọng của khu vực ĐNÁ.

2/Thái độ

- Nhận thức được lịch sử sự gắn bó lâu đời giữa các dân tộc ĐNÁ, trong lịch sử các quốc gia ĐNÁ cũng có những thành tựu đóng góp cho văn minh nhân loại.

3/Kĩ năng

- Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chủ yếu của lịch sử ĐNÁ.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

II. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp trực quan, nhóm

III. Phương tiện

- Ti vi.

- Máy vi tính.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word

- lược đồ ĐNÁ, tranh ảnh liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Soạn bài mới.

IV. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định lớp. 1 phút.

2. Kiểm tra bài cũ. 4 phút

- Sự phát triển của Ấn Độ dưới vương triều Gúp-ta được biểu hiện như thế nào?

- Trình bày những thành tựu về văn hoá mà Ấn Độ đã đạt được dưới thời trung đại?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Nắm được phạm vi lãnh thổ và những nét chung cơ bản về văn hóa của các nước Đông Nam Á.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: Chiếu lược đồ ĐNÁ và yêu cầu học sinh cho biết:

+ Hãy nêu tên các nước ở khu vực Đông Nam Á. Xác định trên lược đồ lãnh thổ Việt Nam.

+ Hiện nay khu vực có một tổ chức chung và em hãy cho biết tên của tổ chức đó.

- Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: ĐNA từ lâu đã được coi là một khu vực có bề dày văn hoá, lịch sử. ngay từ những thế kỉ đầu Công nguyên, các quốc gia đầu tiên ở ĐNA đã bắt đầu xuất hiện. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các quốc gia đó đã có nhiều biến chuyển.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: Sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á.

Mục tiêu: Trình bày được sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện: Lược đồ Đông Nam Á.

- Thời gian: 15 phút.

- Tổ chức hoạt động



Hoạt động của thầy và tròNội dung kiến thức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: hướng dẫn HS tìm hiểu lược đồ Đông Nam Á.
- Yêu cầu HS xác định các quốc gia Đông Nam Á trên lược đồ.
? Đặc điểm chung về tự nhiên?
? Điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nông nghiệp?
? Các quốc gia cổ ĐNÁ cổ xuất hiện từ bao giờ?
? Trong khoảng 10 thế kỉ đầu SCN tình hình ĐNÁ ntn?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1 / Sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á.

- Đến những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân ở đây biết sử dụng công cụ sắt → các quốc gia đầu tiên ở ĐNÁ xuất hiện

-Trong khoảng 10 thế kỉ đầu CN, hàng loạt các quốc gia nhỏ được hình thành: Cham-pa ở Trung bộ VN, vương quốc Phù Nam ở lưu vực sông Mê Công...





2. Hoạt động 2: Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

Mục tiêu: Nắm được sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện:

- Thời gian: 17 phút

- Tổ chức hoạt động



Hoạt động của thầy và tròNội dung kiến thức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
? Trình bày sự hình thành của quốc gia phong kiến In-đô-nê-xi-a?
? Kể tên 1 số quốc gia phong kiến ĐNÁ và thời điểm hình thành của các quốc gia đó?
? Nêu 1 số thành tựu thời phong kiến của các quốc gia ĐNÁ.
? Em có nhận xét gì về kiến trúc ĐNÁ qua H12, H13?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
2/ Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
- Từ TK X → TK XVIII là thời kì thịnh vượng của cá quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
- Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:
+ In-đô-nê-xi-a: vương triều Mô-giô Pa-hít (1213-1527).
+ Cam Pu Chia: thời kì Ăng co (IX-XV).
+ Mianma: vương quốc Pa gan (XI).
+ Thái Lan: vương quốc Su khô thay (XIII).
+ Lào: vương quốc Lạn Xạng (TK XIV).
+ Đại Việt (X), Cham Pa (II).
- Nửa sau thế kỉ XVIII các quốc gia phong kiến Đông Nam Á suy yếu, giữa thế kỉ XIX trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây.
3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự hình thành các vương quốc cổ và thời phong kiến ở Đông Nam Á và vương quốc Cam – Pu – Chia.

- Thời gian: 3 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác?

A. Mùa khô tương đối lạnh, mát. B. Mùa mưa tương đối nóng.

C. Gió mùa kèm theo mưa D. Khí hậu mát, ẩm.

Câu 2. Quốc gia nào có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á thời cổ- trung đại?

A.Việt Nam. B. Lào. C. Cam-pu-chia. D. Thái Lan.

Câu 3, Nét đặc sắc trong kiến trúc của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á ?

A. Các đền, chùa với kiến trúc độc đáo. B. Ảnh hưởng kiến trúc Ấn Độ.

C. Có nhiều đền, chùa đẹp. D. Có nhiều đền, tháp nổi tiếng.

Câu 4. Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông?

A. Hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.

B. Hình thành muộn, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.

C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.

D. Hình thành sớm, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng qua việc tìm hiểu tự nhiên ảnh hưởng đến nền kinh tế nông nghiệp ở Đông Nam Á.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới: Điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khan gì cho sự phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á?

- Thời gian: 2 phút.

Chuẩn bị bài: Học sinh về nhà học bài cũ và chuẩn bị mục 3 và 4 bài Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
Tải đầy đủ nội dung giáo án tại file đính kèm
 

Đính kèm

TIẾT 8 BÀI 06 CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á (Giáo án lịch sử 7 Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực )

I/ Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức:

- Giúp hs nắm được các quốc gia PK ĐNA hiện nay gồm những nước nào? Tên gọi, vị trí địa lí của các nước khu vực ĐNA.

- Các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực.

2/ Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp với các nước trong khu vực.

3/ Kỹ năng: HS biết tổng hợp những kiến thức trong bài.

Biết sử dụng bản đồ, lập biểu đồ

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. Đồ dùng dạy học:

- Sử dụng các BĐ trong SGK

- Sử dụng các kênh hình trong SGK

III. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm

IV. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK. Tìm hiểu nội dung các kênh hình trong bài, lược đồ ĐNÁ thế kỉ XIII - XV.

2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước.

V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định

2. Kiểm tra: 4 phút

? Khu vực ĐNÁ ngày nay bao gồm bao nhiêu nước? Hãy kể tên từng nước?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu về các quốc gia phong kiến ĐNÁ tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 5 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV dùng bản đồ ĐNÁ và trả lời câu hỏi sau

Nêu tên và xác định vị trí các nước Cam - pu – chia và Lào?

- Dự kiến sản phẩm: HS xác định được vị trí các nước đã nêu.

* Giới thiệu bài: Trải qua hàng nghìn năm lịch sử các quốc gia Cam - pu – chia và Lào đã có nhiều biến chuyển. Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sự hình thành và phát triển của hai quốc gia này.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: 3. Vương quốc Cam-pu-chia.

- Mục tiêu: Biết được sự hình thành và phát triển của vương quốc Cam-Pu-chia

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện:

+ Ti vi

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 12 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò​
Nội dung kiến thức​
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập
- Từ khi thành lập đến 1863 lịch sử Cam-pu-chia chia thành mấy giai đoạn?
- Cư dân Cam-pu-chia do tộc người nào hình thành?
- Tại sao thời kỳ PT của Cam-pu-chia lại được gọi là thời kì Ăng co?
- Nêu các chính sách đói nội, đối ngoại của các vua thời ăng co?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

3. Vương quốc Cam-pu-chia.

a/ Từ TKI - VI: Nước Phù Nam.
b/ TK VI - IX: Nước Chân lạp
c/ TK IX - XV: Thời kì Ăng-co.
- Là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Cam-pu-chia :
+ Nông nghiệp phát triển.
+ Lãnh thổ mở rộng.
+ Văn hoá độc đáo, mà tiêu biểu nhất là kiến trúc đền tháp như Ăng-co Vát, Ăng-co Thom.
d/ Từ TKXVI-1863: Thời kì suy yếu thực dân Pháp xâm lược biến Cam-pu-chia thành thuộc địa.
2. Hoạt động 2: 4. Vương quốc Lào



Mục tiêu: Biết được sự hình thành và phát triển của vương quốc Lào

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện:

+ Ti vi

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 12 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò​
Nội dung kiến thức​
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Người Thái là ai? Cuộc sống của họ ra sao?
- Nước Lan Xạng được thành lập trong hoàn cảnh nào?
- Nêu biểu hiện PT của nhà nước Lạn Xạng?
- Những chính sách đối nội, đối ngoại của Vương quốc Lạn Xạng?
- Kiến trúc Thạt Luổng của Lào có gì giống và khác với công rình kiến trúc của các nước trong khu vực.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
4. Vương quốc Lào
- Trước TKXIII: người Lào Thơng.
- Sau TKXIII: người Thái di cư đến gọi là người Lào Lùm
- Năm 1353: Nước Lạn Xạng được thành lập.
- TKXV-XVII: Thời kì thịnh vượng.
* Đối nội:
Chia đất nước thành các mường để cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy
* Đối ngoại:
Quan hệ hào hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt.
- Kiên quyết chống quân xâm lược Miến Điện.
- TKXVIII-XIX: Suy yếu.


3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các quốc gia phong kiến ĐNÁ

- Thời gian: 5 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Quốc gia nào có lịch sử lâu đời và phát triển nhất ở Đông Nam Á thời trung đại?(H)

A. Việt Nam B. Lào C. Cam - pu –chia D. Thái Lan

Câu 2: Thời kì thịnh vượng của Lào thời phong kiến là (B)

A. thời kì Ăng – co B. thời vương triều Mô- giô-pa- hít

C. thời vương quốc Pa – gan C. vương quốc Lạn Xạng

Câu 3: Thời kì Ăng – co là thời kì thịnh vượng của nước nào?(B)

A. Việt Nam B. Lào C. Cam - pu –chia D. Thái Lan

Câu 4: Cư dân Cam - pu –chia do tộc người nào hình thành (H)

A. Tộc người Khơ – me B. Tộc người Ba – na

C. Tộc người Mường D. Tộc người Thái

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Câu 1: Hãy lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Cam- pu – chia đến giữa thế kỉ XIX?

Câu 2:Kiến trúc Thạt Luổng của Lào có gì giống và khác với các công trình kiến trúc của các nước trong khu vực?(VDC)

- Thời gian: 7 phút.

- Dự kiến sản phẩm:

Câu 1:

Thời gianCác giai đoạn lịch sử lớn
Thế kỉ VI – Thế kỉ IXNgười Khơ – me xây dựng vương quốc riêng gọi là Chân Lạp.
Từ thế kỉ IX (năm 820) đến thế kỉ XVThời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia, còn gọi là thời kì Ăng-co.
Thế kỉ XV - 1863Cam-pu-chia bước vào thời kì suy thoái.
Năm 1863Thực dân Pháp xâm lược Cam-pu-chia.
Câu 2: Uy nghi đồ sộ, có kiến trúc nhiều tầng lớp, có một tháp chính và nhiều tháp phụ nhỏ hơn ở xung quanh, không cầu kì, phứt tạp như các công trình của Cam – pu – chia.

*GV giao nhiệm vụ cho HS

- Về nhà học bài đầy đủ

- Đọc và tìm hiểu bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến.
Tải đầy đủ nội dung giáo án tại file đính kèm
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Gạo Nếp,
Trả lời lần cuối từ
Gạo Nếp,
Trả lời
1
Lượt xem
838

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top