Dưới đây là một số phương pháp giúp trẻ đương đầu với những cảm xúc khó khăn hay đau đớn mà phụ huynh và giáo viên cần biết:
Nếu trẻ luôn luôn cảm thấy tức giận, hung hăng, căng thẳng, hoặc buồn, nên tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý. Thêm nữa, giúp trẻ bắt đầu nhận ra và đương đầu với cảm xúc khó khăn hay đau đớn khi xảy ra. Bàn thảo cảm xúc là gì và những loại cảm xúc khác nhau (vui, buồn, sợ hãi, hứng thú, lo lắng, v.v.). Sau đó giúp trẻ thường xuyên nhận thức, nhận xét, và xếp loại cảm xúc cụ thể khi xảy ra. Củng cố trẻ (bằng lời khen hay cách khác) khi trẻ có thể nói ra (hoặc nói một mình) khi cảm xúc cụ thể đang xảy ra. Sau đó dạy trẻ những kỹ năng đương đầu cụ thể để giúp quản lý cảm xúc của chúng. Kỹ năng đương đầu giúp cho trẻ tập trung vào những gì ngoài cảm xúc của chúng, và vì vậy giảm dần sự đau lòng ngay lúc đó. Những phướng pháp đương đầu bao gồm: đếm ngược từ 20 đến 10 hay từ 5 đến 1; đọc cửu chương; hít sâu; lập đi lặp lại câu dịu dàng; nghĩ đến những gì làm cho trẻ vui (như người nào đó, con vật, tình huống, hoặc phim hoạt hình/ tivi/ nhân vật); vẽ hoặc viết về những gì làm trẻ bực bội; giậm chân hay đánh gối khi tức giận. Cuối cùng, khuyến khích trẻ chia sẻ với bạn hay với người bạn tin tưởng về những gì làm trẻ khó chịu.
Nguồn: Tổng hợp.