Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tiết 28 - Văn bản:

CẢNH NGÀY XUÂN

(Trích: Truyện Kiều - Nguyễn Du)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Hiểu thêm về NT tả cảnh của Nguyễn Du qua một đoạn trích.

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào Nguyễn Du.

- Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi.

2. Kĩ năng:

- Bổ sung kiến thức đọc hiểu một VB truyện thơ trung đại.

- Phát hiện, p.tích được các chi tiết m.tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.

- Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cách nhìn cảnh vật ngày xuân. Vận dụng bài học để viết văn miêu tả biểu cảm.

3. Thái độ: Vận dụng bài văn để viết tốt bài văn miêu tả.

4. Năng lực cần đạt

- Năng lực chung: tư duy, tự quản bản thân, vận dụng,…

- Năng lực chuyên biệt: đọc, cảm thụ, đánh giá, tạo lập VB...

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên
: SGK, SGV, KHDH, chuẩn bị tư liệu minh họa.

2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà; soạn và tập phân tích trước ở nhà.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức
(1’)

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Điều chỉnh
9A​
/9/2019
9A2​
/9/2019
9A3​
/10/2019

2. Kiểm tra kiến thức cũ
(3’)

Đọc thuộc đoạn trích "Chị em Thuý Kiều"?

Vì sao khi tả T.K, N.Du lại chú ý đến đôi mắt, còn T.Vân lại tả khuôn mặt.

3. Bài mới

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 (1)Khởi động:

“Mùa xuân của tôi ...m.x đẹp quá, m.x ơi!”; đó là cảm xúc say đắm thiết tha của nhà văn Vũ Bằng trước bức tranh tươi đẹp, lung linh, thơ mộng của mùa xuân.

Đúng vậy, đề tài m.xuân luôn gợi cảm hứng biết bao nhà văn, nhà thơ; Thi hào N.Du cũng vậy, trong đoạn trích: Cảnh ngày xuân, ta thấy hiện lên ko chỉ là bức tranh th.nhiên mà còn là bức tranh lễ hội đầy ấn tượng được khắc chạm dưới ngòi bút tả cảnh tài tình của tác giả.

Hoạt động 2 (38’). Hình thành kiến thức

Sau đoạn tả chân dung 2 chị em Kiều, đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh và cảnh du xuân của chị em Kiều.
Yêu cầu h/s đọc giọng chậm rãi, khoan thai, tình cảm, trong sáng. Đọc 1 lần, gọi HS đọc.
H: Đoạn trích nằm ở vị trí nào? Bố cục?
- 4 câu đầu: Khung cảnh ngày xuân.
- 8 câu tiếp: Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
- 6 câu cuối: Cảnh chị em Kiều chơi xuân trở về.
H: N.xét về trình tự m.tả của N.Du trong VB?
Trình tự m.tả; từ khái quát (khung cảnh chung mùa xuân) đến cụ thể (cảnh lễ hội và con người).
H: PT biểu đạt nổi bật trong VB là gì? (miêu tả).

Trả lời

Đọc


Trả lời


Trả lời
I. Tìm hiểu chung
1.Vị trí đoạn trích
- Từ câu 39 ¦ 56, sau đoạn: Chị em Thúy Kiều.

2. Bố cục
- 4 phần.


3. Phương thức

Kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm.
Yêu cầu HS đọc 4 câu thơ đầu
H: Cảnh m.x được N.Du gợi tả bằng những h.ả nào? + H.ả: Chim én đưa thoi. + Ánh sáng: Thiều quang.
- Hai câu đầu gợi không gian và thời gian.
+ H.ảnh con én đưa thoi ¦ tín hiệu ngày xuân: T.gian trôi đi, đã qua 60/90 ngày m.xuân, hết tháng 2 sang tháng 3.
+ Thiều quang: ánh sáng đẹp, ánh sáng ngày xuân.
* 2 câu đầu vừa nói t.gian (ngày xuân trôi mau, tiết trời sang tháng ba) vừa gợi ko gian (trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời).
H: Bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân được thể hiện ở h.ảnh thơ nào? Em có cảm nhận gì về h.ả thơ đó?
- Cỏ non xanh tận chân trời.
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
* Gợi sự mới mẻ, tinh khôi.( Cành lê...-> h.ả đặc trưng của m.x, mang nét đẹp nhẹ nhàng,thanh khiết.
- Trên nền màu xanh non của thảm cỏ trải rộng tận chân trời, điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng.
H: Những h.ảnh đó gợi ấn tượng gì về mùa xuân?
- Tất cả gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Đó là vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết.
H: H.động lễ hội nào được nhắc tới trong đoạn thơ?
- Lễ tảo mộ: Dọn dẹp, sửa sang, thắp hương phần mộ của người thân.
- Hội đạp thanh: Chơi xuân ở chốn đồng quê.
H: Tìm những từ ghép và từ láy là tính từ, danh từ, động từ để diễn tả không khí đông vui ấy?
- Gần xa nô nức: Tính từ, gợi tâm trạng náo nức của người đi hội.
- Yến anh, tài tử, giai nhân: DT, gợi sự đông vui, náo nhiệt.
- Sắm sửa, dập dìu: Động từ, gợi sự náo nhiệt.
- Đó là những nam thanh, nữ tú với: Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.
H: Người đi chơi hội là ai? 3 chị em Thuý Kiều.
+ Gần xa, nô nức, yến anh. + Chị em sắm sửa.
+ Dập dìu tài tử giai nhân.
- Tài tử, giai nhân - trai thanh, gái lịch, nam thanh, nữ tú nhộn nhịp, tấp nập với ngựa xe, trang phục, đông đúc, chen chúc.
H: Biện pháp NT? So sánh, m.tả. Giàu chất tạo hình.
H: Em hiểu cảnh lễ hội trong tết thanh minh ntn?
- Qua buổi du xuân của chị em Kiều, N.Du đã khắc họa 1 truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa. Đó là truyền thống (Tưởng nhớ người thân đã khuất).
H: Qua tìm hiểu em thấy bức tranh lễ hội ntn? (Đông vui, náo nhiệt, mang sắc thái lễ hội T3).
Y.cầu HS đọc 6 câu cuối.
H: Cảnh vật, không khí mùa xuân trong 6 câu cuối có gì khác 4 câu đầu?
- Bóng ngả về tây: t.gian, kg gian thay đổi, mặt trời ngả bóng về tây, bước chân người chậm rãi trở về.
- Cảnh hội tan: tác động đến tâm trạng con người.
H: Các từ láy có ý nghĩa biểu đạt như thế nào? -
- Thanh thanh, nao nao, thơ thẩn ¦ Diễn tả khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người.
- Cảnh thiên nhiên tĩnh lặng, nhuốm buồn gợi tả tâm trạng con người.
H: Trước cảnh vật cuối chiều xuân, em cảm nhận được điều gì ở tâm trạng chị em Kiều? Từ nào gợi tả t.trạng rõ nhất? - Nao nao. - Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui đã tàn, linh cảm đến một điều gì sẽ xảy ra. Cảnh ra về mở đầu và tiếp nối cảnh gặp nấm mồ Đạm Tiên và cảnh gặp gỡ Kim Trọng.
H: Tâm trạng ấy hé mở vẻ đẹp nào trong tâm hồn những thiếu nữ như chị em Thúy Kiều?
Cho HS xem tranh "Chị em Kiều du xuân”.
Đọc


Suy nghĩ, trả lời







Trả lời





Trả lời






Trả lời







Thảo luận cặp đôi




Trả lời



Trả lời

Trả lời







Trả lời



Trả lời

Quan sát
II. Đọc hiểu văn bản
1. Khung cảnh ngày xuân

- Con én đưa thoi, thiều quang chín chục => Thời gian đang trôi nhanh.
- Cỏ non xanh ... Cành lê trắng điểm …=> Cảnh m.x tuyệt đẹp.
=> Tất cả gợi lên vẻ đẹp riêng của mx: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết.
Bức tranh mùa xuân diễm lệ và tươi sáng.
2. Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
- Cảnh ngày thanh minh:
+ Lễ tảo mộ (sửa sang mộ người thân).
+ Hội đạp thanh (đi chơi xuân nơi đồng quê).
- Không khí đông vui, rộn ràng, náo nức:
- Rắc những thoi vàng, đốt tiền giấy hàng mã để tưởng nhớ những người thân đã khuất.
=> Mang sắc thái của lễ hội tháng ba.
3. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về
- Cảnh và người ít.
- Bâng khuâng xao xuyến, lặng buồn về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm điều sắp xảy ra đã xuất hiện.
- Tha thiết với niềm vui c.sống.
- Nhạy cảm và sâu lắng.
H: Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật gì đoạn trích này?



H: Nội dung của đoạn trích là gì?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Trả lời




Trả lời

Đọc
III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật
- Sử dụng ngôn ngữ m.tả giàu h.ả, nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng n.v.
- M.tả theo trình tự t.gian k.hợp các yếu tố tự sự. Sử dụng nhiều từ ghép, từ láy, biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ.
- Ngôn ngữ giàu chất tạo hình.
2. Nội dung: - Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên, lễ hội m.xuân tươi đẹp, trong sáng.
* Ghi nhớ (sgk).
Hoạt động 4: Luyện tập, vận dụng, tìm tòi và mở rộng (Thực hiện ở nhà)
- Có ý kiến cho rằng bức tranh thơ trên của N.Du rất dễ chuyển thành bức tranh của đường nét, màu sắc trong hội họa. Em có đồng ý với n.x này ko? Vì sao?
( Giới thiệu 1 số câu thơ tả cảnh mùa xuân của các tác giả.)
- Học thuộc đoạn thơ. Tìm đọc cảnh chị em Kiều viếng mộ Đạm Tiên, cảnh gặp gỡ Kim Trọng.
- Soạn bài: Kiều ở lầu N.Bích.
- Hiểu một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong đoạn trích.

Thực hiện theo yêu cầu

Một số câu thơ tả cảnh mùa xuân của các tác giả
* Cỏ xanh như khói bến xuân tươi.
Lại có mưa xuân, nước vỗ trời.
( Nguyễn Trãi)
* Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
( Nguyễn Bính)
RÚT KINH NGHIỆM:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 

Đính kèm

  • CẢNH NGÀY XUÂN.docx
    22.3 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Top