Tuần 22, tiết 82, TV:
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ đặc điểm, hình thức của câu cầu khiến.
- Nắm vững chức năng chính của câu cầu khiến
2. Kĩ năng:
- Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác.
- Nhận biết và hiểu được tác dụng câu cầu khiến trong VB cụ thể
3. Thái độ: Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với văn cảnh
4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp bằng Tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ.
1. GV: Soạn giáo án theo chuẩn kiến thức kĩ năng
2. HS: Trả lời các câu hỏi SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định tổ chức : 1’
2. Kiểm tra kiến thức cũ: kết hợp trong bài.
3. Bài mới :
? Ngoài chức năng dùng để hỏi câu nghi vấn còn để dùng làm gì ? Xác định CNV trong những câu dưới đây và cho biết chúng dùng để làm gì?
1. Cụ tưởng tôi sướng hơn chăng? ( Nam Cao – Lão Hạc ).
2. Anh có thích đọc Tam Quốc không ? (Nam Cao).
3. Sao ! Mày muốn tao chơi lại cái món ngày hôm qua hả ? ( Nguyễn Quang Sáng ).
4. Anh có thể ngồi lùi vào một chút được không.
5. Sao không vào tôi chơi ? ( Nam Cao ).
Quan sát các câu, chúng ta thấy có 4 câu nghi vấn là câu 1,2,3,5. Vậy câu 4 thuộc kiểu câu gì? đặc điểm và chức năng của loại câu đó như thế nào => chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết hôm nay.
Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
CÂU CẦU KHIẾN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ đặc điểm, hình thức của câu cầu khiến.
- Nắm vững chức năng chính của câu cầu khiến
2. Kĩ năng:
- Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác.
- Nhận biết và hiểu được tác dụng câu cầu khiến trong VB cụ thể
3. Thái độ: Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với văn cảnh
4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp bằng Tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ.
1. GV: Soạn giáo án theo chuẩn kiến thức kĩ năng
2. HS: Trả lời các câu hỏi SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định tổ chức : 1’
Lớp | Sĩ số | Ngày giảng | Điều chỉnh |
8A1 | 43 | ||
8A2 | 42 | ||
8A3 | 42 |
2. Kiểm tra kiến thức cũ: kết hợp trong bài.
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Khởi động: Thời gian: 4 phút
? Ngoài chức năng dùng để hỏi câu nghi vấn còn để dùng làm gì ? Xác định CNV trong những câu dưới đây và cho biết chúng dùng để làm gì?
1. Cụ tưởng tôi sướng hơn chăng? ( Nam Cao – Lão Hạc ).
2. Anh có thích đọc Tam Quốc không ? (Nam Cao).
3. Sao ! Mày muốn tao chơi lại cái món ngày hôm qua hả ? ( Nguyễn Quang Sáng ).
4. Anh có thể ngồi lùi vào một chút được không.
5. Sao không vào tôi chơi ? ( Nam Cao ).
Quan sát các câu, chúng ta thấy có 4 câu nghi vấn là câu 1,2,3,5. Vậy câu 4 thuộc kiểu câu gì? đặc điểm và chức năng của loại câu đó như thế nào => chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết hôm nay.
Hoạt động của GV | HĐ của HS | Nội dung |
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. Thời gian: 30phút | ||
? VD trích trong văn bản bào? Nội dung? ? Trong đoạn trích trên, câu nào dùng để khuyên bảo, yêu cầu, ra lệnh? ? về đặc đỉêm hình thức của những câu trên? ? Những câu trên dùng để làm gì? ? Em hãy Nhận xét cách đọc 2 câu “Mở cửa” ở 2ví dụ? ? Vì sao đọc khác nhau như vậy (Mục đích nói ntn) ? Dựa vào mục đích nói câu: “Mở cửa!” thuộc kiểu câu gì? - CCK ? Về mặt hình thức câu này có điểm nào khác các câu cầu khiến ở VD1a, b - Kết thúc bằng dấu ! ? Từ đó em rút ra đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến | HĐ chung HĐ chung HĐ chung Thảo luận 1p HĐ chung HĐ chung HĐ chung | I. Đặc điểm hình thức và chức năng. 1.Ví dụ *NX 1.a. + Khuyên bảo:Thôi đừng lo lắng + Yêu cầu, ra lệnh: Cứ về đi 1.b. + Yêu cầu: Đi thôi con - Đặc điểm hình thức : Có những từ ngữ dùng để khuyên bảo, yêu cầu, ra lệnh (đừng, đi, thôi). Kết thúc bằng dấu chấm. - Tác dụng: dùng để khuyên bảo, yêu cầu, ra lệnh 2.a. - Câu trần thuật 2.b – Câu cầu khiến (ra lệnh) 2, ghi nhớ sgk |
Hoạt động 3: luyện tập. Thời gian: 8p | ||
Bài tập 1 : ? Đặc điểm hình thức nào cho biết câu trên là câu cầu khiến ? ? Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên Bài tập 2 : Bài tập 3 : | HĐ chung Thảo luận cặp đôi (2p) Hoạt động chung Thảo luận cập đôi (3P) | II.Luyện tập Bài tập 1 : * Đặc điểm hình thức nhận biết câu cầu khiến - Câu a : Hãy - Câu b : Đi - Câu c : Đừng * Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên - Câu a: Vắng chủ ngữ (Lang Liêu) àthêm chủ ngữ. Con hãy… (ý nghĩa không thay đổi, tính chất yêu cầu nhẹ nhàng hơn) - Câu b : CN là ông giáo à(Bớt CN : ý nghĩa không thay đổi, nhưng yêu cầu mang tính chất ra lệnh àkém lịch sự) - Câu c : CN là chúng ta nếu thay bằng các anh thì ý nghĩa của câu bị thay đổi : Chúng ta (gồm cả người nói – người nghe, các anh : người nghe) Bài tập 2 : Các câu cầu khiến a, Thôi, im cái điệu hát… đi – vắng CN, từ cầu khiến: đi b, Các em đừng khóc àCN: các em (ngôi thứ 2 số nhiều) , đường c, Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này! àvắng CN, không có từ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến (dấu!) Bài tập 3 : - Giống nhau : Đều là câu cầu khiến có từ ngữ cầu khiến : hãy - Khác nhau : + Câu a: Vắng CN, có từ cầu khiến và ngữ điệu cầu khiến àmang tính chất ra lệnh + Câu b: Có CN thầy em (ngôi thứ 2 – số ít), có ý nghĩa: khích lệ động viên |
* Hoạt động 4 : Vận dụng. Thời gian: 4p H: Viết 1 đoạn văn (5 câu) giới thiệu lớp học của em? Sử dụng câu cầu khiến. Phân tích tác dụng của các kiếu câu đó trong đoạn văn- HS viết đoạn văn, trình bày - GV nhận xét, sửa... | ||
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng. Thời gian: 2p ? Tìm trong các văn bản đã học những câu có sử dụng câu cầu khiến theo các chức năng trên.(Thực hiện ở nhà)- Học bài + làm bài tập trong SGK - Soạn bài Khi con tu hú |
................................................................................................................................
................................................................................................................................