1.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Trẻ biết tên các nhân vật trong truyện biết tác dụng chính của tay phải và tay trái, hiểu nội dung câu truyện.
- Kỹ năng: Biết trả lời đủ câu rõ lời, mạch lạc. Phát triển kỹ năng ghi nhớ, quan sát. Rèn kĩ năng thể hiện nhân vật trong truyện.
- Thái độ: Trong gia đình cũng như trong tập thể phải biết phối hợp giúp đỡ nhau trong khi chơi cũng như khi làm việc.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Hình ảnh minh họa nội dung câu truyện trên máy tính.
- Đội hình: cho trẻ ngồi chữ u
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1.HĐ1: Gây hứng thú - Cho trẻ hát múa bài: Em múa cho mẹ xem. - Trò truyện về bài hát - giáo dục trẻ giữ gìn và chăm sóc các bộ phan trên cơ thể. 2.HĐ2: Câu truyện của tay phải tay trái - Cô kể lần 1 bằng điệu bộ - Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? - Các con thấy câu truyện có hay không? - Cô kể lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa trên máy tính. * Giang giải trích dẫn đàm thoại - Câu truyện nói về gì? - Tay phải đã nói gì làm tay trái buồn? + Trích: Từ trước….1 tay tớ cả. - Buổi sớm khi con người thức dậy muốn đánh răng mà không có tay trái giúp thì tay phải có làm được không? - Và con người đã cảm thấy thế nào? - Khi đến trường mặc quần áo không có tay trái giúp tay phải có cài được khuy áo không? + Trích: Nghe bạn…cứ chạy lung tung. - Lúc đó tay phải đã nhận ra điều gì? - Đúng rồi và tay phải đã làm gì? + Trích: Tay phải năn nỉ….làm được. - Giáo dục trẻ góp ý cho nhau thì tốt nhưng các con nên nói nhẹ nhàng thì mọi người sẽ đỡ buồn hơn. Giáo dục trẻ biết phối hợp cùng giúp đỡ nhau trong khi làm việc. - Các con đã làm gì để thể hiện mình giúp đỡ bạn hay phối hợp với mọi người - Cô kể lần 3 cùng trẻ 3.HĐ3: Kết thúc - Cho trẻ hát bài chuyển sang hoạt động khác. | - Trẻ múa - Trẻ lắng nghe - Câu chuyện tay phải tay trái ạ - Có ạ - Nói về tay phải và tay trái ạ - Tay phải nói tay trái không giúp được gì cả ạ - Trẻ lắng nghe - Không ạ - Không hài lòng ạ - Không ạ - Trẻ lắng nghe - Không có tay trái giúp thì tay phải không làm được việc gì ạ - Xin lỗi bạn tay trái ạ - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Giúp đỡ cô giáo và các bạn chúng con phối hợp với nhau trong khi chơi trò chơi ạ - Trẻ kể truyện cùng cô - Trẻ hát ra chơi. |
Trò chơi chuyển tiếp: Chơi nu na nu nống.
HĐ: PTTC
ĐI BẰNG MÉP NGOÀI BÀN CHÂN
Trò chơi: Chuyền bóng
Trò chơi: Chuyền bóng
1.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Trẻ biết nghiêng bàn chân để đi bằng mép ngoài của bàn chân, biết thực hiện vận động theo hiệu lệnh, chơi và chấp hành luật chơi.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vận động, rèn luyện tính bền bỉ dẻo dai khi thực hiện vận động.
- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia vận động, có ý thức kỷ luật tốt.
2. Chuẩn bị:
- Sân phẳng sạch sẽ, an toàn, trang phục cô và trẻ gọn gàng, băng keo xanh làm vạch, 1 sợi dây dài, và 3 rổ đựng bóng.
3.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1.HĐ1: Gây hứng thú + Khởi động - Hôm nay lớp 5TD sẽ tham gia hội diễn thể dục thể thao, xin mời các bạn xếp thành vòng tròn để chúng mình cùng khởi động. - Cô cho trẻ đi, chạy nhanh, chạy chậm, đi kiễng gót, đi theo hiệu lệnh. 2.HĐ2: Trọng động - BTPTC: Tay, bụng, chân, bật. * VĐCB: Đi bằng mép ngoài bàn chân - Cô làm mẫu l1 không phân tích động tác - Cô làm mẫu l2 kết hợp giải thích - Cô đứng trước vạch xuất phát khi có hiệu lệnh cô đi bằng mép ngoài bàn chân, chú ý lòng bàn chân ngửa. Khi TH song cô về chỗ của mình - Mời 1 trẻ khá lên thực hiện - Cho trẻ nhắc lại cách thực hiện - Cho cả lớp lần lượt thực hiện - Khi trẻ thực hiện cô bao quát động viên khuyến khích trẻ thực hiện - L2 cô cho 2 tổ thi đua nhau thực hiện - Cho trẻ nhắc lại tên vận động - Mời 1 trẻ khá lên thực hiện lại - Động viên khuyến khích trẻ. *Trò chơi vận động:“Chuyền bóng” - Cách chơi: Chúng mình đứng thành hình vòng tròn lần lượt chuyền bóng cho các bạn, chuyền bóng bằng 2 tay và bắt bóng bằng 2 tay không ôm bóng vào người và không để bóng rơi xuống đất. - Bạn nào để bóng rơi xuống đất bạn đó phải nhảy lò cò. - Cho trẻ chơi 3.HĐ3: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng thả lỏng 1-2 phút vận động bài tay thơm tay ngoan | - Trẻ đi, chạy.. theo hiệu lệnh - Trẻ tập - Trẻ quan sát - Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát - 1Trẻ thực hiện - Trẻ nhắc lại cách thực hiện vận động - Trẻ thực hiện - 2 tổ thi đua nhau thực hiện - Đi bằng mép ngoài bàn chân - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ đi nhẹ nhàng 1, 2 vòng múa bài tay thơm tay ngoan |
- Ôn củng cố hoạt động sáng, rèn kĩ năng so sánh, xếp tương ứng 1-1.
- Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng, kéo cưa lừa sẻ..
- Đọc ca dao đồng dao, chơi các trò chơi dân gian mèo đuổi chuột, chi chi chành chành….
- Vui văn nghệ cuối ngày
- Chơi tự do các góc, cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi.
- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.
*Nhận xét: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Nguồn TH
Sửa lần cuối: