Tuần 12- Tiết 43, TV:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của câu ghép.
- Cách nối các vế của câu ghép.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần.
- Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Nối được các vế của câu ghép theo yêu cầu.
3. Thái độ: Có ý thức viết và sử dụng đúng câu ghép.
4.Năng lực: giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp bằng Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Giáo án soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo
2. Học sinh: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra kiến thức cũ : Lồng ghép trong khởi động
3. Bài mới:
- Mục tiêu : Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
- Thời gian 5 phút
Giới thiệu bài :
H: Câu nào sau đây sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh? Qua ví dụ nhắc lại khái niệm thế nào là phép tu từ nói giảm nói tránh?
A. Bác trai đã khỏi ốm rồi chứ ?
B. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! (Phân tích đặt trong L.Hạc với đ.văn trước)
C. Nắng ấm, sân rộng và sạch.
- Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
+ Nói giảm nói tránh thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói, sự quan tâm, tôn trọng của người nói đối với người nghe góp phần tạo phong cách nói năng đúng mực của người có giáo dục, có văn hóa. Cha ông ta thường ăn dạy: “Lời nói chẳng mất…”…Cần vận dụng tốt trong nói và viết.
H: Xác định cấu tạo ngữ pháp của ba câu đã cho?
A. Bác trai// đã khỏi ốm rồi chứ ?
B. Lão// hãy yên lòng mà nhắm mắt!
C. Nắng// ấm, sân// rộng và sạch.
H: Câu A, B thuộc kiểu câu gì đã học?
GV: Ở lớp 6, lớp 7 các em đã học câu xét theo cấu tạo ngữ pháp với những kiểu câu:
- Câu trần thuật đơn.
- Câu đặc biệt.
- Câu rút gọn.
- Câu đơn mở rộng thành phần (Dùng cụm CV để mở rộng câu).
- Câu : “Nắng ấm, sân rộng và sạch.” có thuộc một trong những kiểu câu em vừa kể trên không ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay…
- Mục tiêu: Tìm câu ghép trong văn bản và nhận xét cách nối các vế câu. Đặt câu ghép với các từ nối cho trước. Chuyển đổi câu ghép theo yêu cầu.
- Phương pháp: Phân tích mẫu, thực hành, hoạt động nhóm. Kĩ thuật động não
- Thời gian: 15p’.
IV. Rút kinh nghiệm.
................................................................................................................................
................................................................................................................................
CÂU GHÉP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của câu ghép.
- Cách nối các vế của câu ghép.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần.
- Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Nối được các vế của câu ghép theo yêu cầu.
3. Thái độ: Có ý thức viết và sử dụng đúng câu ghép.
4.Năng lực: giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp bằng Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Giáo án soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo
2. Học sinh: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. ổn định tổ chức: 1’
Lớp | Sĩ số | Ngày giảng | Điều chỉnh |
8A1 | 8/11/2018 | ||
8A2 | 6/11/2018 | ||
8A3 | 12/11/2018 |
2. Kiểm tra kiến thức cũ : Lồng ghép trong khởi động
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu : Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
- Thời gian 5 phút
Giới thiệu bài :
H: Câu nào sau đây sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh? Qua ví dụ nhắc lại khái niệm thế nào là phép tu từ nói giảm nói tránh?
A. Bác trai đã khỏi ốm rồi chứ ?
B. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! (Phân tích đặt trong L.Hạc với đ.văn trước)
C. Nắng ấm, sân rộng và sạch.
- Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
+ Nói giảm nói tránh thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói, sự quan tâm, tôn trọng của người nói đối với người nghe góp phần tạo phong cách nói năng đúng mực của người có giáo dục, có văn hóa. Cha ông ta thường ăn dạy: “Lời nói chẳng mất…”…Cần vận dụng tốt trong nói và viết.
H: Xác định cấu tạo ngữ pháp của ba câu đã cho?
A. Bác trai// đã khỏi ốm rồi chứ ?
B. Lão// hãy yên lòng mà nhắm mắt!
C. Nắng// ấm, sân// rộng và sạch.
H: Câu A, B thuộc kiểu câu gì đã học?
GV: Ở lớp 6, lớp 7 các em đã học câu xét theo cấu tạo ngữ pháp với những kiểu câu:
- Câu trần thuật đơn.
- Câu đặc biệt.
- Câu rút gọn.
- Câu đơn mở rộng thành phần (Dùng cụm CV để mở rộng câu).
- Câu : “Nắng ấm, sân rộng và sạch.” có thuộc một trong những kiểu câu em vừa kể trên không ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay…
Hoạt động của gv (Giao nhiệm vụ) | HĐ của HS (Thực hiện n.vụ) | Nội dung |
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. Thời gian: 12p | ||
* GV chiếu ví dụ, gọi HS đọc VD ? Em hãy nêu nội dung của đoạn văn? - Tôi đi học. Thanh Tịnh. - Thời điểm cuối thu gợi nhớ kỉ niệm trên đường tới trường trong ngày đầu tiên đi học của nhân vật “tôi”. GV: đoạn văn trên có 7 câu, Các em chú ý vào 3 câu in đậm. Câu 2, 5, 7 ? Tìm các cụm chủ - vị trong những câu in đậm?(Thảo luận cặp đôi theo bàn – 3p) Câu 5: 1 cụm Buổi mai ...// "mẹ tôi /âu yếm dắt ... ’’ TN C V Một cụm C-V: CN: “Mẹ tôi”; VN: “âu yếm....dài và hẹp”. ? Với kiến thức đã học ở lớp 6, dựa vào cấu tạo em xác định câu 5 thuộc kiểu câu nào? - Câu đơn bình thường * Câu 2 * GV gợi ý đặt câu hỏi để tìm CN, VN nòng cốt trong câu. H: Ai quên thế nào được...quang đãng? CN: Tôi H: Tôi làm sao? Quên....đãng à VN Gv: Vậy nòng cốt chính của câu... Tôi / quên thế nào được những cảm giác .../ nảy nở...tôi C V như mấy cành hoa tươi /mỉm cười. H: Trong VN có được mở rộng thành phần bằng các cụm C-V nhỏ không? Tôi / quên thế nào được những cảm giác .../ nảy nở...tôi C V C1 V1 như mấy cành hoa tươi /mỉm cười.... C2 V2 H: Nhận xét mối quan hệ của cụm C-V1, C-V2 với cụm C-V nòng cốt - Cụm C-V1 làm bổ ngữ cho động từ quên - Cụm C-V2 làm bổ ngữ cho động từ nảy nở - Cả 2 cụm C-V nhỏ nằm ở VN bị bao chứa trong nòng cốt C- V chính. Câu này chỉ có một nồng cốt C-V. H: Dựa vào đặc điểm cấu tạo, em thấy câu 2 thuộc kiểu câu gì đã học ở kì II lớp 7? - Câu đơn mở rộng thành phần (dùng cụm c-v để mở rộng câu) * Câu 7: + Cảnh vật...tôi // đều thay đổi, C1 V1 Vì chính lòng tôi// đang có sự thay đổi lớn C2 V2 Hôm nay, tôi // đi học TN C3 V3 ? Nhận xét về số lượng các cụm C-V và mối quan hệ của các cụm C-V trong câu? - Ba cụm C-V, các cụm C-V không bao chứa nhau mà mỗi cụm tạo thành một vế trong câu. ? So sánh cấu tạo của câu 2 và câu 7 có điểm gì giống và khác nhau ? - Giống nhau Đều có từ 2 cụm c – v trở lên - Khác: + C2: Chỉ có một cụm C-V làm nòng cốt câu; 2 cụm C1-V1 và C2-V2 là các cụm nhỏ (làm bổ ngữ cho động từ quên và nảy nở) nằm trong VN và bị bao hàm trong cụm c-v nòng cốt è câu đơn mở rộng. + C7: có 3 cụm C-V: => Các cụm C-V không bao chứa nhau, mỗi cụm v-c tạo thành một vế trong câu => Câu ghép H: Qua phân tích ví dụ câu 7, em thấy câu ghép có đặc điểm ntn? GV chốt: * Câu ghép do 2 hoặc nhiều cụm c-v không bao chứa nhau tạo thành, mỗi cụm c – v làm thành một vế câu. HS làm bài tập ứng dụng: ? Tìm tìm các vế trong những câu ghép sau? .............. ?Từ bài tập vừa làm và qua các VD, em thấy, để nhận biết được câu ghép, ta phải làm thế nào? Xác định số lượng các cụm C-V trong câu. Xét mối quan hệ giữa các cụm C-V là bao chứa nhau hay không bao chứa nhau. Nếu các cụm c – v không bao chứa nhau, mỗi cụm c – v làm thành một vế câu thì đó là câu ghép. Chuyển: Vậy các vế của câu ghép được nối với nhau ntn? Có các phương tiện nào để nối các vế câu, chúng ta cùng chuyển sang phần II: GV yêu cầu HS : Quan sát các câu ghép cho sẵn ?Tìm những từ ngữ có tác dụng để nối các vế trong mỗi câu ghép đó? Cho biết các từ dùng để nối thuộc từ loại gì? - Thảo luận cặp đôi theo bàn: 2p Câu1: Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. => 1 quan hệ từ: H: Thay bằng QHT khác được không? – bởi, bởi vì, do Câu 2: Vì trời mưa to nên đường rất trơn => 1 cặp quan hệ từ: (có thể thay: nếu..thì, không những...mà còn) Câu 3: Nước sông càng dâng lên bao nhiêu, thì đồi núi càng dâng cao bấy nhiêu. Câu 4: Anh đi đường này, em đi đường nọ. à cặp chỉ từ hô ứng (này..kia, đâu...đó) H: các từ nối thuộc từ loại nào? - quan hệ từ, cặp phó từ, cặp đại từ hô ứng ( Phó từ chyên đi kèm động từ, tính từ bổ sung ý nghĩa; cặp đại từ hô ứng càng...càng là đại từ trỏ số lượng) GV: khi không dùng từ để nối thì các vế câu ghép được nối bằng cách nào. Vd H: Trước tiên hãy xác định cụm c-v và các vế trong câu 2 của ví dụ ...........HS làm H: chỉ ra cách nối các vế câu ghép trong hai ví dụ C1: Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi, vì chính lòng tôi/ đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi/ đi học. - Nối bằng quan hệ từ vì, và dấu câu: , : C2: Mặt trời dần xuống thấp; từng đần chim bay về tổ. ? Từ các VD trên, em thấy có mấy cách để nối các vế câu ghép? Đó là những cách nào? GV khái quát Gọi học sinh đọc ghi nhớ HS làm hoàn thiện ý c bài tập 1: Tìm câu ghép và xác định cách nối các vế trong câu ghép? - Có 3 cụm c-v tạo thành các vế câu - Nối bằng dấu phẩy và dấu hai chấm GV: Khái quát bài bằng sơ đồ tư duy chuyển: Để khắc sâu hơn ND bài học, ta chuyển sang phần III. | Đọc ví dụ Trình bày Thảo luận cặp đôi (3p) Trình bày Xác định Xác định Xác định Nhận xét Xác định Phân tích Nhận xét So sánh Khái quát Làm bài tập Thảo luận cặp đôi (2p) Trình bày Xác định Xác định Khái quát Làm bài tập Lắng nghe | I. Đặc điểm của câu ghép. 1. Ví dụ: * Nhận xét: - Câu 5: có 1 cụm C - V: => Câu đơn bình thường - Câu 2: Cụm C-V lớn bao chứa các cụm C-V nhỏ. => Câu đơn mở rộng thành phần. - Câu 7: Các cụm C-V không bao chứa nhau. => Câu ghép 2. Ghi nhớ: Sgk II. Cách nối các vế câu 1. Ví dụ: 2/ Ghi nhớ: SGK/ 112 |
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Tìm câu ghép trong văn bản và nhận xét cách nối các vế câu. Đặt câu ghép với các từ nối cho trước. Chuyển đổi câu ghép theo yêu cầu.
- Phương pháp: Phân tích mẫu, thực hành, hoạt động nhóm. Kĩ thuật động não
- Thời gian: 15p’.
IV. Rút kinh nghiệm.
GV: bài tập 1 các ý còn lại về hoàn thiện Yêu cầu học sinh đặt câu với cặp quan hệ từ đã cho Nhận xét * Chuyển câu ghép thành câu ghép mới * Đặt câu với các cặp từ hô ứng | Làm độc lập Thảo luận cặp đôi (1p) Làm độc lập | III. Luyện tập Bài tập 1 a, U van Dần, u lậy Dần -> Nối bằng dấu phảy - Sáng nay người ta đánh trói …Dần có thương không? - Nếu Dần không buông …-> Dấu ! b, Cụ tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi… -> dấu phảy - Giá những …(dấu phảy có thể thay bằng từ thì) c, Tôi im lặng Nối bằng dấu hai chấm 2. Bài tập 2 a, Vì nhà ở xa nên tôi đi học bằng xe đạp b, Nếu Nam chăm học thì nó sẽ thi đỗ. c, Tuy nhà xa nhưng Bắc vẫn đi học đúng giờ. d. Không những Vân học giỏi mà bạn ấy còn khéo tay. 3. Bài tập 3 - Vì nhà ở xa tôi đi học bằng xe đạp. Tôi đi học bằng xe đạp vì nhà ở xa. - Nhà ở xa nhưng Bắc vẫn… Bắc đi học đúng giờ tuy nhà xa. - Vân học giỏi mà bạn ấy còn rất khéo tay. 4. Bài tập 4 VD: Nó càng khóc to anh càng ra sức dỗ dành |
* Hoạt động 4: vận dụng - Thời gian: 4pViết đoạn văn ngắn với đề tài:Thay đổi thói quen sử dụng bao ni lông trong đó có sử dụng câu ghép GV có thể đưa ra đoạn văn gợi ý: Muốn bảo vệ môi trường chúng ta nên hạn chế sử dụng bao ni lông. Có nhiều cách để giảm việc sử dụng bao ni lông. Mang làn đi chợ, gói hàng bằng giấy, lá, sử dụng lại bao ni lông…(có thể hoàn thiện ở nhà) | ||
* Hoạt động 5: tìm tòi, sáng tạo - Thời gian: 4pH: Tìm trong những văn bản đã học những câu thơ, câu văn em thích có sử dụng câu ghép, phân tích đặc điểm và các nối các vế trong câu? (GV: Một bài thơ độc đáo đã học trong chương trình lớp 7 được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú, trong đó chỉ có một câu thơ duy nhất không phải câu ghép còn 7 câu thơ còn lại đều sử dụng câu ghép rất tài tình, hóm hỉnh.) ( HS có thể hoàn thiện ở nhà) GV cung cấp mở rộng cho HS bài thơ: Bạn đến chơi nhà Đã bấy lâu nay bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá; Vườn rộng, rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ. Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa Đầu trò tiếp khách trầu không có Bác đến chơi đây, ta với ta ( Nguyễn Khuyến) |
................................................................................................................................
................................................................................................................................