Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 12, tiết 46 –Tiếng Việt:

CÂU GHÉP( TIẾP THEO)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:
Nắm được mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép; cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.

2. Kĩ năng: Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.

- Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép fù hợp với y/cầu giao tiếp.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng linh hoạt và hiệu quả kiểu câu ghép.

4. Năng lực: giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp bằng Tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ.

1. GV: Giáo án, một số số liệu có liên quan .

2. HS: Trả lời câu hỏi trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Ổn định tổ chức
. 1’

Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
Điều chỉnh
8A1​
43
17/11/2018​
8A2​
42
14/11/2018​
8A3​
42
15/11/2018​


2. Kiểm tra kiến thức cũ: 5’

3 .Bài mới :

* Hoạt động 1: Khởi động:Thời gian: 1 phút

Giới thiệu bài : Chúng ta đã biết thế nào là câu ghép và cách nối giữa các vế câu trong câu ghép. Hôm nay, ta sẽ tiếp tục tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Thời gian:15 phút

HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung


* GV ghi lên bảng phụ:



a. Vì Lan chăm chỉ học tập// nên năm nào bạn ấy cũng đạt học sinh giỏi.
b. Nếu trời không mưa// thì cả lớp sẽ đi chơi.
c. Đến hoàng cung, con bảo cha đứng đợi ở ngoài,// còn mình thì nhè lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên.
d. Tuy trời mưa to nhưng// Mai vẫn đến lớp đúng giờ.
e. Cái đầu lão ngoẹo về một bên //và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
g. Tôi không qua sông thả diều như thằng Quý// và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa.
h. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, //rồi ai nấy đều buông gậy ra.
i. Cảnh vật chung quanh tôi// đều thay đổi, vì chính lòng tôi //đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi //đi học.
k: Tôi nói// hay anh nói
? Những ví dụ trên được trích từ văn bản nào? Nêu nội dung.
?Xác định các vế trong mỗi ví dụ trên.
? Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép trên là quan hệ gì.
? Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới, hãy nêu thêm các quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế trong câu ghép? Cho ví dụ minh họa.

GV
đưa ví dụ:- Anh đi, nó cũng đi.
? Hãy xác định quan hệ ý nghĩa giữa 2 vế câu và rút ra kết luận?
Hướng kết luận:
Có nhiều trường hợp phải căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp để xác định chính xác quan hệ giữa các vế câu.
- GV chốt ý và cho HS đọc ghi nhớ.
? Đặt thêm câu với từng loại quan hệ trên.
?Từ những ví dụ trên, em rút ra được điều gì trong mối quan hệ của từng vế?
Đọc ví dụ


Thảo luận nhóm cặp đôi (6p)

Trình bày




















Xác định
đặt câu
lưu ý
I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
1. Ví dụ:
(Sgk tr.123)
* Nhận xét:
a. Nguyên nhân-hệ quả

b. ĐK-giả thiết

c. Tương phản

d.Nhượng bộ-tăng tiến.

e. Đồng thời

g. Bổ sung

h. Nối tiếp

i. Giải thích.

k. Lựa chọn

2.Ghi nhớ:(Sgk tr.123)
* Lưu ý:
- Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định.
- Để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
-> phải dựa vào văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp.
Hoạt động 3: HD Luyện tập. Thời gian: 15 p

Bài 1: Quan hệ giữa các vế câu:
a. Vế (1) với vế (2) quan hệ nguyên nhân – kết quả.
- Vế (2) với vế (3) quan hệ giải thích.
b. Hai vế câu có quan hệ điều kiện – kết quả.
c. Các vế câu có quan hệ tăng tiến.
d. Các vế câu có quan hệ tương phản.
e. Đoạn trích này có hai câu ghép. Câu 1 từ “rồi” nối hai vế câu, từ này chỉ quan hệ thời gian nối tiếp. Câu 2 không dùng quan hệ từ nối giữa hai vế câu, quan hệ giữa hai vế là quan hệ nhân quả.
Bài 2:
- Đoạn trích 1: Bốn câu cuối là câu ghép. Quan hệ giữa các vế câu ở cả 4 câu ghép đều là quan hệ điều kiện – kết quả. Vế đầu chỉ điều kiện, vế sau chỉ kết quả.
- Đoạn trích 2: Câu 2, 3 là câu ghép. Quan hệ giữa các vế câu ghép là quan hệ nguyên nhân kết quả.
Bài 4: Đây là bài tập tổng hợp.
a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ 2 là quan hệ điều kiện – kết quả. Để thể hiện rõ mối quan hệ này, không nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn.
b. Trong các câu ghép còn lại, nếu tách mỗi vế câu thành một câu đơn thì hàng loạt các câu ngắn đứng cạnh nhau như vậy có thể giúp ta hình dung là nhân vật nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào. Trong khi đó, cách viết của Ngô Tất Tố gợi ra cách nói kể nể, van vỉ, thiết tha của chị Dậu.
GV chốt ý: Việc dùng câu đơn hay câu ghép đều thể hiện ý đồ và mục đích của người viết. Cần linh hoạt khi sử dụng để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất
Thảo luận cặp đôi (3p)







Làm cá nhân




Thảo luận cặp đôi (2p)
II. Luyện tập
Bài 1:
Nhận diện quan hệ từ và kiểu quan hệ do quan hệ từ diễn đạt.





Bài 2:
Xác định quan hệ ý nghĩa và tác dụng của câu ghép.


Bài 4: ý nghĩa của việc dùng câu ghép.
* Hoạt động 4: vận dụng
- Thời gian: 4p
? đặt câu ghép mà các vế có quan hệ sau:
Quan hệ lựa chọn
Quan hệ tương phản
Quan hệ đồn thời
Quan hệ giải thích

- HS đặt câu, GV nhận xét, cung cấp thêm các câu ghép…
* Hoạt động 5: tìm tòi, sáng tạo
- Thời gian: 4p
? Viết một đoạn văn ngắn 6-8 câu chủ đề tự chọn có sử dụng câu ghép?
HS Hoàn thiện bài tập khi về nhà
Học, làm bài tập về nhà. Chuẩn bị bài “Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm”
IV. RKN:........................................................................................................................​
 

Đính kèm

  • Câu ghép(TT).docx
    20.3 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top