Câu phủ định, chương trình địa phương: Ông ngoại, ngữ văn 8

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 25, Tiết 96: Câu Phủ Định

Chương trình địa phương - VB:
ÔNG NGOẠI

(Võ Sa Hà)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua bài học này, học sinh có được:

1. Kiến thức:

- Giúp hs hiểu thêm về văn học địa phương, hiểu tình cảm giữa ông và cháu. Khẳng định tình cảm gia đình sắt son bền vững.

- Đặc điểm hình thức và chức năng câu phủ định

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu văn bản thơ trữ tình.

- Biết cách sử dụng câu phủ định.

3. Thái độ: - HS có thêm tình cảm với gia đình.

4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, thẩm mĩ.

B. CHUẨN BỊ.

1. GV: Giáo án theo chuẩn KTKN, tư liệu về tác giả, văn học địa phương

2. HS: Trả lời các câu hỏi SGK.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Ổn định tổ chức: 1’


Lớp​
Sĩ số​
Ngày giảng​
Điều chỉnh​
8A1​
8A2​
8A3​


2/ Kiểm tra kiến thức cũ

?
Nêu nội dung và nghệ thuật nghị luận trong bài Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

3. Bài mới:

*. Hoạt động 1: khởi động:. Thời gian: 2p

? Đọc một số câu thơ nói về tình cảm gia đình mà em biết

Giới thiệu bài:
Tình cảm gia đình với nhiều góc độ và cung bậc khác nhau là đề tài của nhiều bài thơ. Trong đó, bài thơ "Ông ngoại" của Võ Sa Hà đã đề cập đến một khía cạnh khác mới mẻ, độc đáo...

*. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. Thời gian: 35p’.

A. Ông ngoại

Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt

?
Nêu hiểu biết của em về tác giả Võ Sa Hà?





? “Ông ngoại” được rút từ tập thơ nào?
* GV: nêu yêu cầu đọc: chậm rãi với giọng xúc động, thiết tha
? Tác phẩm được viết theo thể thơ gì?


? Trong 3 câu thơ đầu tiên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
+ Nhân hóa: con mắt.. nhìn vào lưng ông-> Diễn tả vòng quay t.gian nối tiếp, tuần hoàn khép kín
* Chú ý khổ 2
? Em hiểu ntn về 2 câu thơ: Ông ngồi cúi mặt….lạnh lửa. Ông ngồi cúi mặt như đang nhìn vào ký ức, lục tìm những hình ảnh của những người thân đã khuất với nỗi buồn nặng trĩu
? Vì sao ông ngồi cúi mặt với tư thế cô đơn như vậy? - Bà mất
- Con cháu rồi cũng tuột khỏi làng
? cách diễn đạt trong câu thơ: Con cháu tuột khỏi… đẩu đâu, có gì đặc biệt?->
- TG sử dụng các động từ: tuột, rơi vãi tạo sự diễn đạt độc đáo.
- Khổ 3
? Thủ pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong khổ thơ số 3
- Tương phản mạnh mẽ: Sức khỏe căng đầy hôm qua và sự yếu đuối của ngày hôm nay
? Qua sự tương phản ấy tác giả muốn diễn tả điều gì? - Khắc họa thành công sự bất lực của ông khi bà ra đi
? em cảm nhận được gì về tấm lòng của ông dành cho bà đằng sau sự bất lực và cô đơn hiện tại?->
? Hình tượng ông ông ngoại tiếp tục được hiện lên ra sao qua tư thế : im lìm còng vóc núi
- Hình ảnh: im lìm còng vóc núi- núi hóa thân vào ông hay ông đã ngồi hóa núi âm thầm bao tháng ngày qua
? Em hình dung ntn về đời sống tình cảm của đồng bào miền núi qua câu thơ: Bài ca thời đi hội
? Vì sao : Bài ca thời đi hội chỉ còn ông giữ thôi?
- Bà đã đi rồi, chỉ còn mình ông
? Để làm vơi bớt, khỏa lấp nỗi cô đơn thực tại, ông đã làm gì?
- xoa dịu nỗi đau và sự cô đơn bằng rượu
? Ngoài ra ông còn khỏa lấp nỗi đau bằng cách nào
- Tiếng hát
? Tiếng hát của ông có gì lạ?
- Rung cột nhà ông hát/ ầm ù lời đá rơi
? ở khổ thơ tiếp theo tác giả sử dụng rất nhiều hình ảnh độc đáo, sáng tạo. Em hãy chỉ ra những hình ảnh độc đáo ấy
- Đá nhão - Trăng sắc hơn lưỡi hái
- Hố bụng vẫn còn vơi
-> Ông trở về tư thế cô đơn trong nỗi đau và sự tĩnh lẵng đến tột cùng
Khổ cuối
?
Tiếng hát: ầm ù lời đá rơi của ông ở khổ thơ trên giờ được thay bằng âm thanh gì?
- Tiếng buồn vô thanh trong lòng người: Thầm thào lời đêm giá
? Hình ảnh: Tàn tro tung trắng xóa/ Hắt sáng bóng ông tôi có ý nghĩa ntn?
- Một kết thúc mở cho người đọc suy ngẫm
? 3 câu cuối cùng là sự lặp lại nguyên vẹn 3 câu đầu tiên. Cho biết đó là dụng ý gì của tác giả?
Kết cấu đầu cuối tương ứng
? Lời đề tựa: Kính dâng hương hồn ông của tác giả thể hiện điều gì?
- Lòng thành kính thiêng liêng, xúc động chân thành của nhà thơ
? Em hãy chỉ ra tình cảm xuyên suốt mà tác giả dành cho ông ngoại của mình qua bài thơ->
? hãy chỉ ra những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
Nhiều hình ảnh, hình tượng thơ mang đậm sắc thái miền núi, độc đáo, sáng tạo trong việc dùng từ ngữ, cách nói của người dân tộc thiểu số
? Nội dung tư tưởng của bài thơ là gì ?

HĐ chung





HĐ chung
Đọc

HĐ chung


HĐ chung




HĐ chung



HĐ chung


HĐ chung




HĐ chung



HĐ chung


HĐ chung



HĐ chung





HĐ chung


HĐ chung


HĐ chung

HĐ chung
HĐ chung
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả

- Võ Sa Hà là nhà thơ TN luôn xuất hiện với những bài thơ gần gũi mềm mại.
- Luôn viết về gia đình đầy xúc động.
2. Tác phẩm:
-Là bài thơ rút từ tập “sóng nhạc hồn tôi”- 1998
- Thể thơ: Tự do
II. Đọc, hiểu văn bản
1. Ông ngoại với nỗi buồn nhớ cô đơn










- Những người thân trong gia đình đã dần rời xa ông








- Ông lặng lẽ gặm nhấm nỗi đau, sự cô đơn trong niềm thương nhớ và thủy chung với bà




2. Nỗi lòng nhà thơ



- Nhà thơ một lòng biết ơn, yêu thương, kính trọng và cảm thông sâu sắc đối với ông ngoại mình

III.Tổng kết
1. nghệ thuật


2. Nội dung

* Ghi nhớ/ 51
*. Hoạt động 3: Luyện tập. Thời gian: 3 phút

? Đọc diễn cảm lại văn bản.
IV. Luyện tập.
*. Hoạt động 4: Vận dụng(về nhà)

? Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ, hình ảnh thơ mà em thích trong bài.
- HS tự bộc lộ, Gv nhận xét, định hướng
*. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, hoạt động nối tiếp (về nhà)

? Học xong bài thơ em hãy viết cảm xúc của em về ông hoặc bà mình (Thực hiện ở nhà)
- GV khái quát: Bài thơ khắc họa tư thế cô đơn, trống trải trong vẻ đẹp kiêu hãnh của con người miền núi qua hình tượng ông ngoại. Cùng đó là tình yêu thương kính trọng và cảm thông sâu sắc của tác giả- giá trị nhân văn sâu sắc của bài thơ
- Học thuộc ghi nhớ. Soạn: Nước Đại Việt ta
B. Câu phủ định 15’

Ví dụ 1:
a. Nam đi Huế.
b. Nam không đi Huế.
c. Nam chưa đi Huế.
d. Nam chẳng đi Huế.
? Về mặt hình thức, các câu b, c, d có gì khác câu a?
? Xét về chức năng, các câu b, c, d có gì khác so với câu a?
Ví dụ 2:
? Trong đoạn trích này, những câu nào có từ ngữ phủ định?
? Từ ngữ phủ định đó dùng để làm gì? Những câu được tìm hiểu ở 2 ví dụ trên là câu phủ định.
? Vậy, thế nào là câu phủ định?
Ví dụ: Tôi không thể không đến trường.
? Có phải là câu phủ định kg? Vì sao?
- Ko phải câu phủ định mà là câu khẳng định mặc dù có từ phủ định “không”.
? Từ đó, ta rút ra điều gì cần lưu ý khi tìm hiểu câu phủ định ?
- Có những câu sử dụng từ phủ định nhưng lại mang ý khẳng định.
HS đọc VD




Trả lời







Đọc phần ghi nhớ​
I. Đặc điểm hình thức và chức năng câu phủ định: 7’
1.Ví dụ 1:

* Nhận xét :
- Có chứa các từ mang nghĩa phủ định: không, chưa, chẳng.
- Có c.năng phủ định.
+ Phủ định việc Nam đi Huế -> phủ định một sự việc.
+ Câu a: khẳng định việc Nam đi Huế.
- Kg phải, nó chần chẫn như cái đòn cân.
- Đâu có, nó bè bè ... quạt thóc.
- Không phải: bác bỏ nhận định của ông thầy bói sờ vòi.
- Đâu có: trực tiếp bác bỏ nhận định của ông sờ ngà, gián tiếp bác bỏ nhận định của ông thầy bói sờ vòi -> bác bỏ nhận định.
- Là câu chứa các từ ngữ phủ định, nhằm:
+ T.báo, xác nhận kg có sự vật, sự việc, t.chất, quan hệ nào đó.
+ Phản bác một ý kiến, một nhận định.
2. Ghi nhớ: HS đọc.
Hoạt động 3: Luyện tập. Thời gian: 8 phút

Bài 1 : Xác định câu phủ định bác bỏ
- Cụ cứ tưởng…gì đâu!
® Ông giáo phản bác lại suy nghĩ của lão Hạc.
- Không, chúng con…đâu
® Cái Tí muốn làm thay đổi (phản bác) điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ: mấy đứa con đang đói quá.
Bài 2 :
- Cả ba câu đều là câu phủ định vì đều có những từ phủ định (điểm đặc biệt là có 1 từ phủ định kết hợp với 1từ phủ định ® ý nghĩa của câu phủ định là khẳng định).
H: Đặt câu không có từ phủ định mà có ý nghĩa tương đương
Bài 3:
- Nếu thay thì câu văn này phải viết lại: “Choắt chưa dậy được…”.
‎+ý nghĩa câu thay đổi “chưa”: sau đó có thể dậy được.
+ “không”: không thể dậy được -> Có thể chết.
=> Câu văn của Tô Hoài thích hợp với mạch của câu chuyện hơn.
Bài 4
- Các câu đó không phải là câu phủ định (vì không có từ ngữ phủ định) nhưng cũng dùng để biểu thị ‎ý phủ định.
a, Ngôi nhà này đẹp thật!
b, Bài thơ này hay thật!
c, Ông giáo sung sướng hơn lão Hạc.
HĐ chung






HĐ chung






Thảo luận cặp đôi (3P), trình bày


HĐ chung
II. Luyện tập.
Bài 1
: Xác định câu phủ định bác bỏ



Bài 2 : Đặt câu






Bài 3:
thay từ phủ định





Bài 4: Đặt câu
Hoạt động 4: Vận dụng. Thời gian: 4phút

? Viết 1 đoạn văn giới thiệu trường em (5 câu). Trong đó có sử dụng câu phủ định.
- HS viết đoạn văn theo yêu cầu, trình bày
- GV: Nhận xét, Đánh giá
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng. Thời gian: 3 phút

? Tìm trong các văn bản đã học những câu có sử dụng câu phủ định theo các chức năng trên ?
- HS về hoàn thiện ở nhà, Gv kiểm tra trong giờ học sau
- GV khái quát lại đặc điểm hình thức, Chức năng của câu phủ định
- Học bài - Học thuộc ghi nhớ, làm BT4, 5.
- Chuẩn bị tiết sau: Sưu tầm các bài văn giới thiệu (thuyết minh) về địa phương.
Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….
 

Đính kèm

  • Câu Phủ Định.docx
    31.9 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Top