- Điểm
- 324
Hiện nay, việc dạy học trực tuyến đã được thực hiện rộng khắp trên cả nước khi dịch Covid 19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Sau một thời gian triển khai các giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh cũng đã dần dần thích nghi với cách học trực tuyến này.
Đây là những thay đổi chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nên vấn đề về chế độ cho các giáo viên dạy học trực tuyến sẽ được được tính như thế nào đang rất được quan tâm ở hầu hết các tỉnh thành.
Ngày 13/10/2021 SGDĐT TP HCM đã có Công văn số 2479/SGDĐT-TCCB về việc hướng dẫn chế độ làm việc đối với giáo viên trong thời gian phòng chống dịch Covid19 năm học 2021-2022.
Sở GD-ĐT TP.HCM xác định trong học kỳ 1 năm học 2021-2022, học sinh TP.HCM sẽ học trực tuyến. Vì vậy, giáo viên sẽ thực hiện các công việc dạy học, giáo dục học sinh, kiểm tra đánh giá học sinh thông qua các công cụ trực tuyến như internet, truyền hình, điện thoại thông minh...
Từ thực tế đó, Sở yêu cầu các cơ sở giáo dục xác định chế độ làm việc của giáo viên cần căn cứ vào tình hình thực tế việc tổ chức dạy học, giáo dục của nhà trường và các hoạt động cụ thể của giáo viên.
Sở đề nghị hiệu trưởng nhà trường cần trao đổi với tổ, nhóm chuyên môn để xác định số tiết thực dạy và tính toán, quy đổi thời gian thực hiện các công việc chuyên môn khác ra tiết dạy cho từng giáo viên.
Như vậy, tổng số tiết dạy của giáo viên bao gồm số tiết thực dạy và cả những tiết quy đổi. Trong đó, số tiết thực dạy là số tiết giáo viên thực hiện trên thời khóa biểu trực tuyến (livestream) cộng với số tiết dạy trên hệ thống quản lý học tập (LMS) của nhà trường.
Lưu ý, số tiết thực dạy là số tiết giáo viên thực hiện trên thời khóa biểu trực tuyến (livestream) cộng với số tiết dạy học trên hệ thống quản lý học tập (LMS) của nhà trường.
Ngoài ra, nếu giáo viên được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình được dùng chung cho nhiều nhóm/lớp, nhiều cấp học thì hiệu trưởng căn cứ vào điều kiện cụ thể và tính chất công việc để tính toán, quy đổi thành số tiết dạy phù hợp cho giáo viên đó.
Việc quy đổi số tiết dạy của giáo viên phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Trưởng phòng GD&ĐT (đối với cấp mầm non, tiểu học và THCS) hoặc Giám đốc Sở GD&ĐT (đối với cấp THPT) theo quy định.
An Thuyen tổng hợp từ nhiều nguồn
Đây là những thay đổi chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nên vấn đề về chế độ cho các giáo viên dạy học trực tuyến sẽ được được tính như thế nào đang rất được quan tâm ở hầu hết các tỉnh thành.
Ngày 13/10/2021 SGDĐT TP HCM đã có Công văn số 2479/SGDĐT-TCCB về việc hướng dẫn chế độ làm việc đối với giáo viên trong thời gian phòng chống dịch Covid19 năm học 2021-2022.
Sở GD-ĐT TP.HCM xác định trong học kỳ 1 năm học 2021-2022, học sinh TP.HCM sẽ học trực tuyến. Vì vậy, giáo viên sẽ thực hiện các công việc dạy học, giáo dục học sinh, kiểm tra đánh giá học sinh thông qua các công cụ trực tuyến như internet, truyền hình, điện thoại thông minh...
Từ thực tế đó, Sở yêu cầu các cơ sở giáo dục xác định chế độ làm việc của giáo viên cần căn cứ vào tình hình thực tế việc tổ chức dạy học, giáo dục của nhà trường và các hoạt động cụ thể của giáo viên.
Sở đề nghị hiệu trưởng nhà trường cần trao đổi với tổ, nhóm chuyên môn để xác định số tiết thực dạy và tính toán, quy đổi thời gian thực hiện các công việc chuyên môn khác ra tiết dạy cho từng giáo viên.
Như vậy, tổng số tiết dạy của giáo viên bao gồm số tiết thực dạy và cả những tiết quy đổi. Trong đó, số tiết thực dạy là số tiết giáo viên thực hiện trên thời khóa biểu trực tuyến (livestream) cộng với số tiết dạy trên hệ thống quản lý học tập (LMS) của nhà trường.
Lưu ý, số tiết thực dạy là số tiết giáo viên thực hiện trên thời khóa biểu trực tuyến (livestream) cộng với số tiết dạy học trên hệ thống quản lý học tập (LMS) của nhà trường.
Ngoài ra, nếu giáo viên được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình được dùng chung cho nhiều nhóm/lớp, nhiều cấp học thì hiệu trưởng căn cứ vào điều kiện cụ thể và tính chất công việc để tính toán, quy đổi thành số tiết dạy phù hợp cho giáo viên đó.
Việc quy đổi số tiết dạy của giáo viên phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Trưởng phòng GD&ĐT (đối với cấp mầm non, tiểu học và THCS) hoặc Giám đốc Sở GD&ĐT (đối với cấp THPT) theo quy định.
An Thuyen tổng hợp từ nhiều nguồn