Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tiết 27 - Văn bản:
CHỊ EM THÚY KIỀU

( Trích: Truyện Kiều - Nguyễn Du)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


- Thấy được tài năng, tấm lòng của thi hào Nguyễn Du qua một đoạn trích trong truyện Kiều

- Bút pháp NT tượng trưng ước lệ của Ng.Du trong miêu tả nhân vật.

- Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du; Ngợi ca vẻ đẹp tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu VB trong thơ trung đại. Theo dõi diễn biến sự việc trong TP truyện.

- Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật.

- Phân tích được một số chi tiết NT tiêu biểu cho bút pháp NT cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản.

3. Thái độ: Trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội.

4. Năng lực cần đạt

- Năng lực chung: tư duy, vận dụng, ứng dụng…

- Năng lực chuyên biệt: đọc, cảm thụ, đánh giá, nhận xét...

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên
: SGK, SGV, KHDH; chuẩn bị tư liệu minh họa.

2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà; soạn và tập phân tích trước ở nhà.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức
(1’)

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Điều chỉnh
9A1​
28/9/2019​
9A2​
30/9/2019​
9A3​
27/9/209​
2. Kiểm tra kiến thức cũ (4’)

- Tóm tắt Truyện Kiều? Trình bày giá trị ND và NT của Truyện Kiều?

3. Bài mới:

Hoạt động 1
(1’) Khởi động

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Dẫn dắt: Khi đánh giá về một t.giả, người ta không tính bằng thời gian họ sống trên cõi đời mà tính bằng các g.trị thơ văn của họ để lại. Đến với kiệt tác “TK” của Ng.Du, ta nhận ra sức sống văn chương là bất tử. Dù hơn 200 năm đã trôi qua nhưng những vần thơ trong T.Kiều vẫn còn làm thổn thức người đọc. Ngoài cái tình sâu nặng t.g dành cho kiếp hồng nhan bạc mệnh, ta còn nhận ra tài năng x.d n.v xuất sắc của N.Du. Đến với đoạn trích: Chị em Thuý Kiều, phần nào ta thấy rõ điều đó.​
Nghe, ghi bài.​

Hoạt động 2 (39’) Hình thành kiến thức
H: Đoạn trích nằm ở phần nào của TP?
- Đoạn trích từ câu 15 ¦ 38.
H.dẫn HS đọc VB. Gọi HS đọc. N.xét.
H: VB được chia mấy phần? - 4 phần.
+ 4 câu đầu: Giới thiệu chị em T.Kiều.
+ 4 câu tiếp: Vẻ đẹp của Thúy Vân.

+ 12 câu tiếp: Vẻ đẹp của Thúy Kiều.

+ 4 câu cuối: N. xét chung về 2 chị em.

H: Xđ thể thơ, PTBĐ của văn bản?
- Thể thơ lục bát.
- PT: BC + tự sự + m.tả.
Trả lời

Đọc


Trả lời






Trả lời
I. Tìm hiểu chung
1
. Vị trí đoạn trích
- Đoạn trích từ câu 15 ¦ 38.
* Bố cục: 4 phần.
+ 4 câu đầu: Giới thiệu chị em Thúy Kiều.
+ 4 câu tiếp: Vẻ đẹp của Thúy Vân.
+ 12 câu tiếp: Vẻ đẹp T.Kiều.
+ 4 câu cuối: Nhận xét chung về 2 chị em.
4. Thể loại
- Thể thơ lục bát.
- PT: BC + tự sự + m.tả.
H: 4 câu thơ đầu có tác dụng gì? Tác giả sử dụng NT gì khi giới thiệu nhân vật?
- NT: Bút pháp ước lệ, gợi tả.
- ND: Giới thiệu khái quát đặc điểm 2 n.vật Thúy Kiều và Thúy Vân: “ hai ả tố nga”, “mai cốt cách, tuyết tinh thần”.
H: Câu thơ: Mai cốt cách tuyết tinh thần
nói lên nội dung gì?
- Cho HS đọc 4 câu thơ tiếp theo.
H: Khi miêu tả nhân vật Thúy Vân, tác giả sử dụng những từ ngữ nào?
- Khuôn mặt đầy đặn như mặt trăng, lông mày đậm sắc như nét ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, tiếng nói trong như ngọc.
H: Từ “trang trọng” trong câu thơ “Vân xem trang trọng khác vời” nói lên nội dung gì? Em hiểu ý nghĩa câu thơ ntn?
- Vẻ đẹp của Vân: phúc hậu, đoan trang.
H: Mượn vẻ đẹp của tự nhiên để nói về vẻ đẹp con người, như vậy t/g đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nhằm mục đích gì?
- Ẩn dụ, so sánh. Khuôn mặt đầy đặn như trăng tròn, lông mày sắc nét đậm như con ngài, nhưng cũng là sự trang trọng khác vời để rồi sau đó cụ thể hoá ở khuôn mặt, nét người, giọng nói, miệng cười, làn da, mái tóc... đều rạng rỡ. Vẻ đẹp của Vân được so sánh với những thứ đẹp nhất trên đời: Trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc -> Vẫn là bút pháp ước lệ với những h.tượng thiên nhiên quen thuộc; toàn những báu vật tinh khôi, trong trẻo của đất trời. Chỉ thoáng nhìn h.dáng, thoáng nghe Vân trò truyện, chúng ta cảm nhận được tất cả sự dịu dàng, đoan trang của 1 cô gái khuê các.
H: Theo em, với cách miêu tả như thế Nguyễn Du đã dự báo cuộc đời Thúy Vân sẽ diễn ra theo chiều hướng nào?
- Có lẽ N.Du rất có dụng ý khi dùng những tính từ chỉ độ: trong, đầy, viên mãn để miêu tả vẻ đẹp của T.Vân đầy đặn, nở nang - Một vẻ đẹp căng tròn của tuổi trẻ. Như vậy, thiên nhiên sẵn sàng “thua, nhường” nàng. Trong bức chân dung T.V, N.Du ko hề tả đôi mắt. Có lẽ, vì tâm hồn nàng cũng bình lặng như c.đời bằng phẳng, tròn đầy của nàng sau này. Bức chân dung vừa đẹp, có hồn vừa bộc lộ t.c, vừa dự báo số phận n.v. Chỉ có được ở con mắt nhìn người sâu sắc và NT bậc thầy của N.Du.
Yêu cầu H/s đọc "Kiều - não nhân"
H: Kiều khác Vân ntn?
- Kiều càng sắc sảo ... phần hơn
H: Những dòng thơ nào tập trung tả sắc đẹp của Kiều.
- Làn thu thủy ... ai.
H: Khi gợi tả nhan sắc của Kiều, N.Du vẫn sử dụng h.tượng NT mang tính ước lệ nhưng có những điểm nào khác so với khi tả T.Vân?
- Đặc tả về đôi mắt và chân mày.
H: Cảm nhận của em về n.vật Thúy Kiều?
- NT ước lệ, gợi, tạo ấn tượng vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân.
- Đặc tả:
+ “làn thu thủy”: Mắt trong, gợn sóng như nước mùa thu.
+ “nét xuân sơn”: Nét mày thanh tú như nét núi mùa xuân.
-> H.ả ước lệ. Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi tả một ấn tượng chung, vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế - Một vẻ đẹp tươi tắn, sống động.
- Vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự kết hợp của cả: Sắc - Tài - Tình. “nghiêng nước nghiêng thành”- cực tả giai nhân.
H: Từ đôi mắt đẹp T.Kiều, em liên tưởng đến vẻ đẹp nào khác của nàng? Vẻ đẹp của Kiều làm "nghiêng nước, nghiêng thành" và làm cho tự nhiên phải ntn? (đố kị, ghen ghét).
- Kiều đẹp toàn vẹn, cả về hình thể lẫn tâm hồn, không có cái đẹp nào sánh kịp.
H: Câu "Sắc đành ... hai" khẳng định điều gì?
+ Khẳng định tuyệt đối sắc đẹp của Kiều, đến mức: độc nhất vô nhị, ko ai sánh nổi.
Vẻ đẹp của Kiều báo hiệu điều gì?
Đọc những câu "Thông minh…não nhân".
H: Ng.Du đã ca ngợi tài hoa của nàng ntn?
- Thông minh ...não nhân
H: Trong 2 bức chân dung T.Vân và T.Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn? Vì sao? Tại sao tác giả tả Thúy Vân trước, tả Thúy Kiều sau?
- NT đòn bẩy.

H: Bốn câu cuối nêu nội dung gì?
- Vân và Kiều là 2 cô gái đẹp người, đẹp nết; đã đến tuổi cập kê nhưng vẫn hết sức nề nếp gia giáo. “Êm đềm trướng rủ màn che”.
Hai nàng như 2 bông hoa còn phong nhụy
( Tường... mặc ai).
Þ Càng tô thêm nét đẹp về nhân cách, phẩm chất của chị em Thúy Kiều.
Trả lời




Trả lời
Đọc


Trả lời



Trả lời


Trả lời












Trả lời










Trả lời



Trả lời




Trả lời




Lắng nghe





Thảo luận cặp đôi



Trả lời


Trả lời




Trả lời
II. Đọc - hiểu VB
1. Giới thiệu hai chị em Kiều và Vân
-
Là những người con gái đẹp.
Vẻ đẹp của hai chị em tuy có những nét khác nhau nhưng đều toàn vẹn.
2. Nhân vật Thúy Vân

- Vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang, cao sang, quý phái.

























-
Cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.







3. Nhân vật Thuý Kiều

- Có cả sắc lẫn tài.















+ Sắc có một, tài may ra có người thứ hai.
® Vẻ đẹp ấy báo hiệu lành ít, dữ nhiều. Chân dung Kiều cũng là chân dung mang tính cách số phận.
- Tài: + Thông minh trời phú.
+ Toàn diện: cầm, kì, thi, họa (vẽ tranh, làm thơ, ca hát, chơi đàn, sáng tác nhạc).
- Nhan đề "Bạc mệnh" bản nhạc ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.
4. Đức hạnh của hai chị em
-
Sống trong gia đình nề nếp, gia phong; nết na, đức hạnh.

H: Nghệ thuật nổi bật nhất trong đoạn trích này là gì?



H: Từ N.thuật trên làm nổi bật nội dung của đoạn trích là gì?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.



Trả lời
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:

- Sử dụng hình ảnh ước lệ, tượng trưng;
NT đòn bẩy.
- Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình.
- Sử dụng thành công các bút pháp tu từ: nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, liệt kê, m.tả ...
2. Nội dung
* Ghi nhớ
(Sgk)
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng, tìm tòi và mở rộng( Thực hiện ở nhà)

- Qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều, em nhận thấy cảm hứng nào là chủ đạo ở N.Du ?
+ Ca ngợi, khẳng định tài năng.
+ Trân trọng đề cao vẻ đẹp con người
+ Thể hiện ở nghệ thuật lí tưởng hóa nhân vật.
- Học thuộc lòng, đọc diễn cảm.
- Đọc đoạn văn bài đọc thêm.
- Nắm chắc bút pháp nghệ thuật và cảm hứng nhân văn của t/g.
- Liệt kê các từ Hán Việt sử dụng trong TP.

Thực hiện theo yêu cầu
RÚT KINH NGHIỆM:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 

Đính kèm

  • CHỊ EM THÚY KIỀU.docx
    31 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top