Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 8 - Tiết 29 + 30: Văn bản:

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (trích)


(O.Henri)​

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:
Giúp HS nắm được:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mỹ.

- Lòng cảm thông, sự chia sẻ giữa những người nghệ sĩ nghèo.

- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống con người.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng kiến tức về sự kết hợp các phương tức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc - hiểu tác phẩm.

- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.

- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.

3. Thái độ: Có ý thức trau dồi cách xây dựng nhân vật,nghệ thuật kể chuyện.

4. năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, thươngt thức văn học

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Giáo án theo CKTKN, tư liệu tham khảo.

2. Học sinh: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. ổn định tổ chức
:1’
Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
Điều chỉnh
8A1
18/10/2018
20/10/2018
8A2
16/10/2018
17/10/2018
8A3
16/10/2018
18/10/2018
2/ Kiểm tra kiến thức cũ: 5’

- HS 1: Phân tích ưu và nhược điểm của hai nhân vật: Đôn – ki –hô –tê và giám mã Xan-chô Pan -xa trong đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”?

* Đôn – ki –hô –tê Dòng cảm, cao thượng nhg đầu úc hoang tưởng, mê muội, điên rồ

* Xan-chô: Đầu úc tỉnh táo, thực tế, ko ngộ nhận, biết can ngăn nhưng nhút nhát, thực dụng đến tầm thường.

- HS 2: Em Rút ra được bài học gì qua hai nhân vật ấy?

Không nên hoang tưởng, điên rồ, nhút nhỏt và thục dụng quá. Cần sống cao thượng, dòng cảm, tỉnh táo và thực tế.

3.Bài mới :

* Hoạt động 1: Khởi động .Thời gian: 2 phút

? Trong chương trình văn 8, từ đầu năm học chúng ta đã được tìm hiểu các tác phẩm văn học của các quốc gia nào (Dấn dắt vào bài)

Giới thiệu bài GV: Văn học mỹ là một nền văn học trẻ nhưng đã xuât hiện những nhà văn kiệt xuất như: Hê- minh-guây, Giắc Lơn- đơn. Trong đó, O Hen- ri nổi lên như một nhà văn kiệt xuất. Các sáng tác của ông phong phú đa dạng về đề tài nhưng chủ yếu đề cập đến cs nghèo khổ của người dân Mỹ. Chiếc là cuối cùng là một truyện ngắn như thế

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.

- Thời gian: 38p

HĐ của GV
HĐHS
Nội dung
Đọc phần chú thích (SGK - 89)
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả O Hen- ri và những tác phẩm của ông?
GV: OHen-ri ( 1862- 1910) là nhà văn Mĩ nổi tiếng thế giới. Cha ông là thầy thuốc,mẹ ông qua đời khi ông mới lên 3. Mười lăm tuổi đã phải thôi học và đi làm nhiều nghề để kiếm sống. Ông chuyên viết truyện ngắn. Các truyện ngắn của ông rất phong phú và đa dạng về đề tài nhưng phần lớn hướng vào cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mĩ. Năm 1904:50 truyện ngắn; năm 1905: 65 truyện ngắn. Từ năm 1904 - 1910 sáng tác khoảng 300 truyện ngắn. Truyện ngắn của ông thường nhẹ nhàng, toát lên tinh thàn nhân đạo cao cả, thương yêu con người nghèo khổ, nhiều khi rất cảm động. Một số tp có ý nghĩa phê phán xã hội. Về nghệ thuật ông thường sử dụng kiểu đảo lộn tình tiết hai lần một cách đột ngột, bất ngờ.
? Nêu vị trí đoạn trích?
GV
hướng dẫn đọc:
+ Đọc với giọng rưng rưng, nghẹn ngào, cảm động.
+ Phân biệt lời kể, tả của t.giả và lời nói của nhân vật.
GV đọc mẫu đoạn đầu, gọi HS đọc nối tiếp.
Nhận xét cách đọc của HS.
? Bố cục văn bản?
+P1: Từ đầu đến kiểu Hà Lan: Giôn xi chờ cái chết.
+P2: Tiếp đến Vịnh Na-pơ: Giôn xi vượt qua cái chết.
+P3: Đoạn còn lại Bí mật của chiếc lá cuối cùng.
H. Phương thức biểu đạt?
H. Hãy tóm tắt văn bản?

+ Giôn - Xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ rụng, khi đó cô sẽ chết. Nhưng sáng ra qua 1 đêm mưa gió phũ phàng chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng. Điều đó khiên Giôn - xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết. Một người bạn gái đã cho Giôn- xi biết chiếc lá cuối cùng chính là bức tranh của hoạ sĩ già Bơ Men đã bí mật vẽ trong đêm mưa gió để cứu Giôn-xi. Trong khi chính cụ lại bị chết vì sưng phổi.
H. Em hãy xác định nhân vật chính của văn bản này? Giôn Xi.
- Chuyển
?
Nội dung đoạn văn đầu kể về việc gì?
HS: Trả lời.
H: Nhân vật Giôn- xi được tác giả giới thiệu như thế nào?
- Hoạ sĩ nghèo
- Thuê phòng trọ ở thành phố
- Bị bệnh viêm phổi
- Nhỏ bé, thiếu máu, nằm bất động.
H: Em có nhận xét gì về Giôn- xi qua những lời giới thiệu này?
> Gầy yếu, bệnh nặng và nguy kịch.
GV: Bệnh viêm phổi là 1 căn bệnh nguy hiểm, đã có rất nhiều người bị quật ngã bởi bệnh thường xảy ra vào mùa đông- khi tiết trời vô cùng lạnh giá. Bệnh của Giôn- xi đang ngày càng nguy kịch, nhất là với sức vóc nhỏ bé, mảnh mai như cô. Cộng với cái nghèo, thuốc thang không đầy đủ thì cô khó có thể chống lại căn bệnh quái ác này. Hơn nữa, cô lại sống ở 1 khu phố tồi tàn, ở trên tầng trên của căn hộ cho thuê...
? Tìm chi tiết mtả dáng vẻ, giọng nói của Giôn-xi?
?
Hình dung của em về nhân vật Giôn-xi từ chi tiết miêu tả dáng vẻ, giọng nói?
?
Việc Giôn-xi mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành và ra lệnh kéo nó lên là vì lí do gì?
HS: Cô nhìn xem chiếc lá thường xuân cuối cùng bên cửa sổ đã rụng chưa.
H: Em hình dung như thế nào về tâm trạng của Giôn- xi lúc này?
H: Tình trạng ấy ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tình của cô?

GV:
Mặc dù tuổi còn trẻ, nhưng do cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn thuốc thang, lại mắc căn bệnh nặng cho nên Giôn- xi đâm ra chán nản. Cô thẫn thờ mở to cặp mắt nhìn ra ngoài cửa sổ để đếm những chiếc lá thường xuân theo chiều ngược lại vơí quan niệm: Chiếc lá cuối cùng rụng xuống là cô sẽ chết, cô cũng sẽ từ bỏ cuộc sống này giống như chiếc lá kia.
H: Qua đó em thấy Giôn- xi là người như thế nào?
GV:
Số phận của 1 con người mà lại gắn vào những chiếc lá. Mà lại là lá của cây thường xuân- loại cây rụng lá vào mùa đông. Cô không mong muốn gì hơn là được nhìn thấy giây phút chiếc lá cuối cùng lìa cành-> Tâm trạng đó cho thấy cô thật yếu đuối, thiếu nghị lực, đầu hàng số phận.
Hình ảnh cây thường xuân lúc này: đã già, rễ mục nát, thân..., 3 ngày trước cây còn đến hơn 30 chiếc lá. Vậy mà bây giờ chỉ còn có 1 chiếc. Mưa gió thì đang vùi dập như vậy, chắc chắn rằng, chỉ đêm nay thôi, chiếc lá cuối cùng sẽ rụng xuống.
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn văn tả cây thường xuân? Tác dụng của nó?
-> Nghệ thuật: miêu tả => Gợi sự già nua, tàn lụi, mong manh.
? Xiu đã dùng lời lẽ yêu thương để an ủi Giôn-xi. Giôn-xi đáp lại bằng thái độ và suy nghĩ gì?
HS:
Ko trả lời và đang chuẩn bị cho một chuyến đi xa bí ẩn của mình
Điều đó cho ta hiểu thêm gì về tâm hồn con người của Giôn?
Bình
: Con người tuyệt vọng và bi quan thì không có gì cứu được họ. Điều đó đã được bác sĩ nói với Xiu.
GV yêu cầu học sinh theo dõi phần tiếp theo của văn bản.
? Sau đêm mưa gió dữ dội, khi chiếc mành mành được kéo lên lúc trời vừa hửng sáng Giôn-xi đã phát hiện ra điều gì?

- Qua đêm mưa gió chiếc lá vẫn còn.
? Theo em, Giôn-xi đã cảm nhận được điều gì từ chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó?
HS: Chiếc lá mong manh nhưng chứa đựng một sức sống bền bỉ và mãnh liệt.
? Từ đó có những thay đổi gì đối với Giôn-xi?
HS:
Tìm kiếm , trả lời
? Những thay đổi ấy cho thấy nhu cầu gì đã trở lại với Giôn-xi?
- Đòi ăn, soi gương, uống sữa, ngồi dậy, đặc biệt là muốn vẽ vịnh Na plơ.
H: Điều gì đã khiến cho Giôn- xi khỏi bệnh nhanh như vậy?
GV:
Tác dụng của thuốc men, của sự chăm sóc và động viên mà Xiu dành cho...Nhưng cái chính là từ tâm trạng hồi sinh, caí ý định muốn sống cứ mạnh dần, ấm đần trong cơ thể và tâm hồn thanh cao. Nhưng điều lớn lao nhất làm cho tâm trạn cô thay đổi chính là sự gan góc, kiên cường của chiếc lá. Nó đã già nua, mong manh như vậy mà còn chẳng rụng, huống hồ ta còn trẻ...-> Giôn- xi đã vươn lên, chiến thắng bệnh tậtvà chiến thắng cả bản thân mình.
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi xây dựng nhân vật Giôn- xi?
- Đảo ngược tình huống
GV: Giôn- xi đã tự giải lời nguyền, chiếc lá đã giúp cô tự phê phán nghiêm khắc.
? Theo em, vì sao con người có thể vựơt qua cái chết chỉ vì một chiếc lá mỏng manh vẫn còn sống ở trên cây?
Bình chốt
: Tình yêu cuộc sống, tình bạn, tình yêu NT đã trở lại với Giôn-xi…Chiếc lá dù mỏng manh, nhỏ nhoi ấy chứa đựng một sức sông bền bỉ, mãnh liệt,là một sự sống, thúc đẩy, kích thích tình yêu sự sống cho con người tuyệt vọng.
? Từ nhân vật Giôn-xi, em rút ra cho mình bài học gì về các suy nghĩ, quan niệm về sự sống?
- Cần biết trân trọng cuộc sống, sự sống của chính mình...

- đọc chú thích
-trình bày
















- trình bày





- trình bày



- xác định
- Tóm tắt









- xác định

- xác định


- Tìm chi tiết




- Nhận xét











- phát hiện

- Nhận xét

- Phát hiện



- đánh giá

- đánh giá
- nhận xét

- phát hiện
Phân tích
- phát hiện
- Nhận xét
- phát hiện
- phát hiện
- phát hiện
- phát hiện
- Hoạt động cặp đôi
(T.gian 2p)
- phát hiện
- Hoạt động cặp đôi
(T.gian 2p)
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:

- O Hen-ri (1862-1910).
- Là nhà văn Mĩ chuyên viết về truyện ngắn. Tinh thần nhân đạo cao cả được thể hiện một cách cảm động là điểm nổi bật trong tác phẩm của ông.





2. Tác phẩm:

- Vị trí: §o¹oạ trÝch là phần cuối truyện ngắn cùng tên của O Hen-ri.
- Bố cục: 3 phần.




- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.






II. Đọc, hiểu văn bản:
1. Nhận xét về Giôn - xi
a. Giôn-xi chờ đón cái chết




- yếu đuối, cạn kiệt cả sức sống.












- Chán nản, không còn tin vào sự sống của mình.





=> Yếu đuối, thiếu nghị lực, không muốn sống.



b. Giôn-xi vượt qua cái chết.


-
Thấy mình tệ, tự phê bình mình.



- Muốn được sống và hoạt động.

=> Chiếc lá là động lực thúc đẩy niềm tin, tình yêu sự sống cho Giôn-xi.


? Quan hệ của Xiu và Giôn –xi?
-> Là bạn thân cùng cảnh ngộ.
GV: Không những họ là những người trẻ tuổi cùng cảnh ngộ: Hoạ sĩ nghèo, từ xa tới lập nghiệp mà ở phần đầu VB, tác giả còn giới thiệu họ là chị em kết nghĩa.
?. Tại sao Xiu cùng cụ Bơ-men sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân, rồi nhìn nhau chẳng nói gì?
(Lo sợ chiếc lá rụng - Giôn-xi khó qua khỏi họ không muốn Giôn-xi nản lòng)
? Tình yêu thương của Xiu với Giôn-xi được thể hiện qua những chi tiết nào?
HS: Trả lời
? Vì sao Xiu lại lo sợ khi thấy những chiếc lá thường xuân đã rụng gần hết như vậy?
- Lo sợ khi thấy chiếc lá thường xuân đã rụng gần hết.-> Sợ Giôn-xi chết.
? Ngoài ra tình thương yêu ấy còn được thể hiện ở những chi tiết nào?
lời nói?
việc làm?

- Động viên, an ủi, chăm sóc Giôn-xi tận tình.
?. Sáng hôm sau Xiu có biết chiếc lá cuối cùng là lá giả lá vẽ không? Vì sao? Biết vì sao? Không biết vì sao? ý nghĩa? (Lúc đầu Xiu không biết đó là chiếc lá vẽ.)
Giáo viên: Câu chuyện thêm bất ngờ hấp dẫn.
?. Vậy Xiu biết rõ sự thật vào lúc nào? Vì sao em biết?
- Xiu biết rõ là chiếc lá vẽ chỉ có điều cô chưa biết chắc chắn cô đã biết cụ Bơ-men là tác giả.
?Tại sao tác giả lại để cho Xiu kể lại câu chuyện về cái chết và nguyên nhân dẫn đến cái chết của cụ Bơ-men?
H: Qua những cử chỉ, việc làm, thái độ của Xiu, em thấy Xiu là người như thế nào?

GV:
Tình bạn bè, tấm lòng nhân ái bao dung của Xiu thật chân thành và trong sáng. Nó xuất phát từ sự đồng cam cộng khổ giữa cuộc sống thiếu thốn về vật chất. Nhưng cái chính là xuất phát từ lòng bao dung, nhân hậu của Xiu .Cuối cùng, t/cảm trong sáng, chân thành của Xiu đã được đền đáp. Giôn- xi đã chiến thắng bệnh tật. Sự chiến thắng của Giôn- xi cũng chính là niềm vinh quang của Xiu.
Bình chốt: Tình cảm nhân đạo, đầy tình nghĩa ấy đã làm cho lòng người ấm lại và đây cũng chính là tấm lòng của tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật này.
Chuyển ý sang mục 3.
Chuyển: Vậy để có được sự vinh quang đó, không chỉ có Giôn- xi, Xiu cùng nỗ lực mà còn có sự giúp đỡ của người thứ 3. Đó là ai?
H: Theo dõi phần chữ nhỏ, em thấy cụ Bơ- men được tác giả giới thiệu như thế nào?

-> Là 1 hoạ sĩ nghèo.
Thuê phòng sống ở tầng dưới.
Bốn chục năm nay mơ ước vẽ được 1 kiệt tác nhưng chưa thực hiện được.
Sống bằng nghề làm mẫu cho các hoạ sĩ khác.
GV: Là 1 hoạ sĩ nghèo, hoàn cảnh cũng tương tự như Giôn- xi và Xiu nhưng cụ Bơ- men là người rất giàu nghị lực, luôn ấp ủ ước mơ lớn nhất của đời nghệ sĩ là có được 1 kiệt tác, đánh dấu cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình. Nhưng mãi đến tận bây giờ, hơn 40 năm làm nghệ thuật mà cụ vẫn chưa vẽ được.
H: Theo dõi câu chuyện, em thấy cụ Bơ-men dành cho Giôn- xi tình cảm gì?
-> Cũng sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân-> Lo Giôn- xi sẽ chết.
GV: Trong phần đầu của câu chuyện (đã được lược bỏ) tác giả đã giới thiệu cụ Bơ- men có vẻ bề ngoài khá dữ tợn: Một cụ già ngoài 60, vóc người thô, để râu rậm, có vẻ khó gần với mọi người. Nhưng đối với Xiu và Giôn- xi, hai hoạ sĩ trẻ sống ở tầng trên thì cụ rất quan tâm và yêu mến. Có lần cụ đã nói vui mình là “Con chó xồm canh gác cho 2 nữ hoạ sĩ trẻ”. Và cũng đã có lần, khi nghe Xiu kể lại chuyện Giôn- xi gắn số phận của mình vào những chiếc lá thường xuân, cụ rất bực mình: “Tại sao trên đời này lại có những con người ngớ ngẩn muốn chết vì cái dây leo chết tiệt nào đó đã rụng hết lá”.
H: Khi biết được suy nghĩ của Giôn- xi, cụ Bơ- men đã làm gì để cứu cô?
H: Để có được bức tranh, cụ đã phải đánh đổi điều gì?
H: Hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong bức tranh của cụ Bơ- men được miêu tả như thế nào?
H: Cụ Bơ- men đã vẽ chiếc lá trong hoàn cảnh nào? (Có bình thường không?)

GV:
Trong đêm tối trời, mưa và tuyết rơi dữ dội, ngọn đèn dầu leo lét mà cụ Bơ- men mang theo chỉ giúp cụ soi vào bức tranh của mình chứ không giúp cụ quan sát chiếc lá trên cây được. Và có lẽ chiếc lá thật cũng đã rụng từ lâu, cụ không thể nhìn mẫu được.
H: Nhân vật Xiu đã nhận xét bức tranh này là một kiệt tác. Em có đồng ý không?Vì sao?
-> Đồng ý vì:
+ Chiếc lá giống như thật.
+ Vẽ bằng cả tấm lòng trong hoàn cảnh đặc biệt.
+ Cứu sống được Giôn- xi.
+ Đổi cả sinh mạng của người sáng tạo.
GV: Trong lí luận hội hoạ, kiệt tác được thể hiện ở từng đường nét, ở những sắc màu, ở bố cục, ở chất liệu...và nó phải có hồn, phải chứa đựng sự sống và toát ra sự sống. Nó phải tác động tích cực tới cuộc sống, tác động đến tâm hồn và tình cảm của người xem và rồi thức tỉnh họ.
Bức tranh “Chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ-men đã mang đầy đủ các yếu tố của 1 kiệt tác hội hoạ.
H: Theo em, bức tranh “Chiếc lá cuối cùng” mang ý nghĩa gì? (Nghệ thuật chân chính phải là nghệ thuật hướng tới ai)?
GV:
Bức tranh của hoạ sĩ Bơ-men không phải là “Thần dược” giúp con người cải tử hoàn sinh, mà nó là tác phẩm của tình người. Chính An-đec-xen – nhà viết truyện cổ tích nổi tiếng thế giới cũng đã nói: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng câu chuyện do cuộc sống viết nên”-> Nghệ thuật chân chính phải là nghệ thuật được tạo ra từ tình yêu thương con người, nghệ thuật chân chính phải là nghệ thuật vì con người.
H: Ở cuối truyện, tại sao nhà văn kết thúc bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn- xi phản ứng gì thêm?
-> Không để cho Giôn- xi trả lời-> Truyện có dư âm đặc biệt, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ, cảm xúc.
?. Tại sao tác giả không trực tiếp tả cảnh cụ Bơ-men vẽ tranh trong đêm, cảnh cụ vào viện và qua đời ở đó? -> Hiểu gì về cụ Bơ men.
? Cái chết ấy, đã thể hiện ở cụ một phẩm chất gì?
HS: Trình bày
GD: Em học được điều gì ở cụ Bơ-men và Xiu?
HS: Tấm lòng thương người dù đó ko phải là người thân của mình…
LH:Tục ngữ - Ca dao VN:
-Thương người như thể thương thân.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Bình: Sự cao thượng, quên mình vì người khác của cụ Bơ-men đã cứu sống được một con người. Đó chính là tấm lòng nhân đạo mà OHen-ri muốn thể hiện.
?Tại sao người bạn của Giôn-xi lại gọi chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?
+ sinh động, giống như thật.
+ Được vẽ với tất cả tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ và tình yêu thương con người và đức hi sinh thầm lặng.
+ Tạo ra sức mạnh, khơi dậy sức sống trong tâm hồn của Giôn-xi.
Bình: Bức tranh của hoạ sĩ Bơ-men không phải là thần dược. Cụ vẽ đã trở thành kiệt tác trong cuộc đời 40 năm làm hoạ sĩ của cụ. Đó là tác phẩm bắt nguồn từ cuộc sống khổ đau của con người và hướng tới mục đích cao quí. nó là tác phẩm NT được tạo nên bởi tình yêu thương con người.Hơn nữa bức tranh đúng là một kiệt tác vì nó đã cứu sống một con người;là bức tranh của tình yêu thg và đức hi sinh cao cả.
GV bình: Thời tiết lạnh giá - tình người ấm áp.
GV: quy luật nghiệt ngã của thiên nhiên
- Kết thúc bất ngờ
- Có giá trị nhân sinh nghệ thuật cao
Hướng tới phục vụ cuộc sống con người.
? Từ đây, em hiểu gì thêm về ý nghĩa của truyện “Chiếc lá cuối cùng”?
HS: NT chân chính được xuất phát từ tình yêu thương con người, là nghệ thuật vì con người.
TH: Cây bút thần ( lớp 6).
H: Theo dõi mạch truyện, em thấy tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
GV:
+ Truyện tạo được tình huống hấp dẫn. Chính Xiu cũng không được cụ Bơ-men cho biết ý định của mình. Chính cô cũng ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn.
+ Kết cấu: đảo ngược tình huống truyện 2 lần:
- Lần 1: Giôn-xi đi từ chỗ chết đến sự sống.
- Lần 2: Cụ Bơ-men đi từ khoẻ mạnh bình thường đến cái chết.
=> hai quá trình đảo ngược này lồng trong 1 câu chuyện
=> Kết thúc bất ngờ.
H: Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này?
GV:
Hai tình huống đảo ngược trái chiều nhau: Một cụ gìa đi từ sự sống đến cái chết để dẫn dắt một cô gái đi từ chỗ chết trở về với sự sống đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên, logic như sự tuần hoàn tự nhiên, logic của cuộc đời. Cả 2 tình huống đều liên quan đến bệnh phổi và chiếc lá cuối cùng. Tất cả những điều đó đã đem lại cho thiên truyện 1 dư vị khó quên.
GV đưa ra phần ghi nhớ.
Gọi HS đọc.

Phát hiện





- phát hiện




- phát hiện


- phát hiện



- trình bày




- Thảo luận cặp đôi (Thời gian 4 p)

- phát hiện



- Thảo luận (1 phút)

- Đánh giá

-Lắng nghe











- xác định


- phát hiện






Lắng nghe






- đánh giá



Lắng nghe












- phát hiện

Phát hiện

- phát hiện

- phát hiện

Lắng nghe​




- thảo luận cặp đôi (2p)

Đánh giá​





- nhận xết
- phân tích
- trình bày
- Đánh giá
- liên hệ
- Thảo luận cặp đôi
(2p)
Lắng nghe
- phân tích
- xác định

Phân tích
. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
II. Đọc, hiểu văn bản:
1. Nh©n vËt Gi«n- xi
a. Giôn-xi chờ đón cái chết
2. Nhân vật Xiu.






























=> Là người nhân hậu, tình cảm chân thành, trong sáng.

3/ Nhân vật cụ Bơ-men.














































- Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác vì được vẽ bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng.







=> Là hình ảnh đẹp của tình yêu thương và là kết quả của sự lao động nghệ thuật chân chính.






- Cao thượng, quên mình vì người khác.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật

- NT:
+ Tạo được tình tiết hấp dẫn.
+ Kết cấu: đảo ngược tình huống truyện 2 lần.
-> gây bất ngờ, thú vị.
2. Nội dung
*Ghi nhớ(sgk)
* Hoạt động 3: luyện tập: 5’
- H: Tại sao người bạn của Giôn-xi lại gọi chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?
+ sinh động, giống như thật.
+ Được vẽ với tất cả tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ và tình yêu thương con người và đức hi sinh thầm lặng.
+ Tạo ra sức mạnh, khơi dậy sức sống trong tâm hồn của Giôn-xi.
* Hoạt động 4 : Vận dụng
- Thời gian: 4p
? Qua lời kể của Xiu, em hãy viết 1 đoạn văn kể lại việc cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong cái đêm mưa tuyết dữ dội ấy (có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm)?
chỉ có mấy trang trích đoạn ở cuối truyện ngắn: “CLCC” của nhà văn Mĩ O. Hen-ri chúng ta đã thấy rõ: Truyện được xây dựng bằng nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ, khéo léo, khắc hoạ nhân vật rõ nét, kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần thật độc đáo và hấp dẫn. Nổi bật hơn cả là hình ảnh chiếc lá dũng cảm và chân dung những con người tuy nghèo khổ nhưng tình yêu thương thì bao la, vô tận. Truyện ngắn “CLCC” là bài ca cảm động, giàu chất nhân văn, ngợi.
* Hoạt động 5 : Tìm tòi, mở rộng. Thời gian: 4p
? Tìm thêm các tác phẩm trong chương trình của các nhà văn Mĩ
- HS có thể hoàn thiện ở nhà
Cảm nhận của em về nhân vật Giôn-xi?
HS nêu cảm nhận về nhân vật Giôn-xi (2 – 3 HS)
IV. Rút kinh nghiệm.

................................................................................................................................
 

Đính kèm

  • CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG.docx
    34.9 KB · Lượt xem: 0

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Bài này đem lại nhiều xúc cảm cho m thấy yêu những gì mình đang có và quý trọng cuộc sống này hơn
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top