Chiếu dời đô, ngữ văn 8

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
Tuần 26, Tiết 97:

CHIẾU DỜI ĐÔ

- Lý Công Uẩn-

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:
Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu. Thấy được Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua “Chiếu dời đô”. Thấy được ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô và sức thuyết phục to lớn của “Chiếu dời đô” là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm.

2. Kĩ năng:

- đọc-hiểu văn bản viết theo thể chiếu

- Nhận ra được những đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại. Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận.

3. Thái độ: Tự hào về truyền thống dân tộc. Quyết tâm giữ gìn, xây dựng đất nước hùng mạnh

4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ.

B. CHUẨN BỊ.

1. GV: Giáo án, chuẩn kiến thức, tư liệu về Lí Công Uẩn trong cuốn “Niên biểu lịch sử Việt Nam”.

2. HS: Trả lời các câu hỏi SGK.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. ổn định tổ chức
: 1

Lớp​
Sĩ số​
Ngày giảng​
Điều chỉnh​
8A1​
8A2​
8A3​


2. Kiểm tra kiến thức cũ: 5’

?
Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Đi đường”; “Ngắm trăng”. Qua hai bài thơ giúp em hiểu gì về Bác?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động. Thời gian: 4phút

Học bộ môn Lịch sử lớp 7, các em đã nắm được lịch sử nước ta thế kỉ XI – XII.

H: Nhà Lý được thành lập trong hoàn cảnh nào?

- Sau khi nhà Tiền Lê sụp đổ, Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập năm 1009.

H: Sau khi lên làm vua Lý Công Uẩn đã có những thay đổi gì tác động to lớn đến lịch sử nước nhà?

đến năm 1010 thì dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La (Thăng Long). để thực hiện công việc đó, trước tiên ông đã ban bố mệnh lệnh cho người dân cả nước bằng văn bản: “Chiếu dời đô”.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. Thời gian: 37 phút

HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Lí Công Uẩn
Gv: Lý Công Uẩn (974 – 1028), là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lý trong lịch sử Việt Nam, Lý Công Uẩn lên ngôi ngày 2/11 năm Kỷ Dậu, tức ngày 21/11/1009 tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình). Ông là người sáng lập vương triều Nhà Lý, lấy hiệu là Lý Thái Tổ, đặt niên hiệu là Thuận Thiên trị vì 20 năm, từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028.
* GV: nêu yêu cầu đọc: giọng điệu chung trang trọng, mạch lạc, rõ ràng, cần chú ý nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết, chân thành: Trẫm rất đau xót..dời đổi; Trẫm muốn... thế nào
* GV đọc văn bản, gọi HS đọc
? Văn bản được viết theo thể văn nào?
- Thể chiếu
? Thế nào là thể chiếu (sgk/50)
? Văn bản được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
? Bài chiếu này thuộc kiểu văn bản nào mà em đã học? Vì sao em khẳng định như vậy?
- Kiểu văn bản nghị luận sử dụng phương thức lập luận, để thuyết phục người nghe về vấn đề sự cần thiết phải dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
? Vấn đề trên được cụ thể thành những luận điểm nào? Mỗi luận luận điểm tương ứng với đoạn nào trong văn bản?
- LĐ1:Từ đầu … dời đổi à Lí do cần phải dời đô
- LĐ2: Còn lại à Thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất

? Theo dõi phần 1 – LĐ1:

? Lí do cần phải dời đô được làm sáng rõ bằng những luận cứ nào?->

? Luận chứng nào đã được đưa ra để làm rõ luận cứ trên?
- Thời nhà Thương 5 lần dời đô, nhà Chu 3 lần
? Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của các vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì? - Nhằm mục đích mưu toan nghiệp lớn
? Sự viện dẫn các triều đại TQ dời đô của Lí Công Uẩn nhằm mục đích gì?
? Luận cứ thứ 2 được tỏc giả đưa ra là gì?->
? Để làm rõ luận cứ trên, tác giả đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?
- Không noi theo dấu cũ cứ đóng yên đô thành không hợp mệnh trời, không biết học theo cái đúng của người xưa.
Hậu qủa: triều đại ngắn ngủi, nhân dân khổ sở, vạn vật không thích nghi, không thể phát triển trong vùng đất chật chội.
? Em nhận xét gì về lời văn thể hiện trong luận điểm
- Cùng với lí lẽ sát thực, rõ ràng tác giả đan xen những câu văn biểu cảm (tình cảm chân thành tâm tình của tác giả)
? Em hiểu gì về lời khẳng định “Không thể không dời đổi”?
- Là kiểu câu phủ định với mục đích khẳng định nó ngầm một ‎ý quyết đoán: Phải dời đổi
?
Như vậy khi giải thích lí do vì sao phải dời đô Lý Công Uẩn đã bộc lộ tư tưởng và khát vọng nào của mình cũng như cả dân tộc ta thời đó?
- Khẳng định sự cần thiết phải dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.
- Khát vọng xây dựng đất nước độc lập, thống nhất hùng cường lâu bền


?
Luận điểm 2 của bài chiếu được trình bày bằng những luận cứ nào?->
? Để khẳng định lợi thế của thành Đại La tác giả đã dùng những lý lẽ và dẫn chứng nào?
- Khẳng định thành Đại La là kinh đô vì có nhiều ưu thế
è Đảm bảo sự phát triển bền vững : Là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời
GV: Tóm lại, nhà vua LCU quả có mắt tinh đời, hơn đời, toàn diện và sâu sắc khi nhìn nhận đánh giá, lựa chọn kinh thành Đại La- Thăng Long – Hà Nội ngày nay làm kinh đô cho triều đại mới mà ông là người khởi nghiệp. Bởi nó nằm giữa châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, có sông Hồng bao quanh, có Hồ Tây, hồ Lục Thuỷ, có núi Ba vì, Tam Đảo che mặt tây, mặt bắc, thông thương rộng rãi với các tỉnh trên cả nước.
? Em có nhận xét gì về các câu văn trong đoạn?
GV: Đoạn văn gồm nhiều câu văn biền ngẫu (Hai con ngựa sóng cương cùng đi) các vế đối với nhau cân xứng, nhịp nhàng, có tác dụng hỗ trợ cho dẫn chứng và lí lẽ dễ đi vào lòng người, thuyết phục người đọc người nghe.
? Những lợi thế trên cho thấy Đại La là mảnh đất có vị trí ntn?->
? Em nhận xét gì về cách kết thúc bài “Chiếu dời đô”?
- Kết thúc chuyển từ đơn thoại sang đối thoại thể hiện sự đồng cảm sâu sắc chân thành, kết hợp lí trí và tình cảm giữa đức vua và bề tôi.
GV: Phần kết thúc văn bản gồm 2 câu. Câu 1 nêu ró khát vọng, mục đích của nhà vua. Câu 2 hỏi ý kiến quần thần. Dĩ nhiên LCU hoàn toàn có thể ra lệnh cho bầy tôi chấp hành; nhưng ông là nhà vua khởi nghiệp, thân dân, dân chủ và khôn khéo. Nên qua sự phân tích ở trên, đã thấy rõ việc dời đô, việc chọn thành Đại La là theo mệnh trời, hợp lòng người và hiển nhiên là 1 yêu cầu của lịch sử.
? Nhắc lại mục đích Lý Công Uẩn viết bài “Chiếu dời đô”để làm gì?
-Thuyết phục người nghe về việc có tính chất cực kì to lớn: dời đô.
? Để đạt được mục đích ấy tác giả chọn cho mình cách lập luận ntn?
- Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc, có sức thuyết phục.
Bước đầu nêu sử sách làm tiền đề, sau soi sáng tiền đề vào thực tế và cuối cùng đi tới kết luận. Trong đó đặc biệt có sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình làm tăng sức thuyết phục
HĐ chung

Lắng nghe






Lắng nghe




HĐ chung


HĐ chung



HĐ chung







HĐ chung


HĐ chung


HĐ chung


HĐ chung

HĐ chung

Lắng nghe




Thảo luận cặp đôi (1p)


HĐ chung



HĐ chung






HĐ chung

HĐ chung


Lắng nghe





I-Tìm hiểu chung
1. Tác giả

- Lí Công Uẩn (974-1028) vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lý

2. Tác phẩm:



-Thể loại: Chiếu

- Hoàn cảnh: Năm 1010, Lí Công Uẩn muốn dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.
- Kiểu văn bản: nghị luận
- Bố cục :2 phần



II- Đọc hiểu văn bản
1.Vì sao phải dời đô.

- Dời đô là điều thường xuyên xảy ra trong lịch sử các triều đại, nhằm mục đích mưu toan nghiệp lớn




- Nhà Đinh - Lê của ta đóng đô ở 1 chỗ là hạn chế

















2. Vì sao thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất
-Thành Đại La có nhiều lợi thế.





- Đại La là thắng địa của đất Việt.
III.Tổng kết
1. Nội dung


2. Nghệ thuật


* Ghi nhớ/ 51.
Hoạt động 3: Luyện tập. Thời gian: 3phút

? Quyết định dời đô về vùng đất nhiều lợi thế trên cho em hiểu gì về đức vua Lí Thái Tổ?
- Một con người có tầm nhìn chiến lược, có quyết định sáng suốt biết nhìn xa trông rộng, có ‎ý chí hoài bão lớn lao, có ý thức trách nhiệm với đất nước, dân tộc.
HĐ chungIV. Luyện tập.
Hoạt động 4: Vận dụng. Thời gian: 3phút

? Chứng minh: “Chiếu dời đô”có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục?
- Kết cấu chặt chẽ: thể hiện ở bố cục của bài văn.
- Lập luận: lí lẽ dẫn chứng xác thực… Các câu văn biền ngẫu kết hợp các câu văn biểu cảm.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng và hoạt động nối tiếp. Thời gian: 5 phút

? Thông qua việc dời đô của Lý Công Uẩn cho em hiểu gì về khát vọng của tác giả nói riêng và dân tộc ta nói chung? (Viết thành đoạn văn ngắn)
- Hs viết đoạn văn (Còn thời gian hoàn thành trên lớp không có thể hoàn thiện ở nhà), trình bày.
- GV: nhận xét, sửa đoạn văn cả về hình thức và nội dung
Đoạn văn tham khảo: Việc dời đô chứng tỏ triều đình nhà Lí đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực của dân tộc đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc. Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, xây dựng đất nước độc lập, tự cường.
Rút kinh nghiệm:....................................................................................................................

................................................................................................................................
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
694

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top