CHÍNH VÌ SỐNG MỘT CÁCH ĐÚNG ĐẮN, CON NGƯỜI MỚI GẶP PHẢI GIAN NAN
Tác giả: INAMORI KAZUO
Phương châm sống của tôi như vậy nên cũng luôn phải đương đầu với những thành viên của công đoàn. Tôi cho rằng để bảo vệ quyền lợi của người lao động thì đầu tiên là bản thân mình phải cố gắng làm việc hết sức để khiến cho công ty tốt đẹp hơn. Do đó, tôi thường phàn nàn với những cán bộ chủ chốt trong công đoàn, nơi hay tổ chức các cuộc đình công rằng: “Điều này thật là kỳ cục”.
Tại nơi tôi làm việc có một người chuyên nhấn mạnh quyền lợi của bản thân; mỗi lần mở miệng ra đều là những lời bất bình, bất mãn; không chịu chú tâm vào công việc và dù có nhắc nhở thế nào cũng không chịu tiếp thu. Một ngày hết sức chịu đựng, tôi đã nói thẳng với người đó: “Tôi nói đến vậy mà anh vẫn không thấu hiểu thì tôi nghĩ rằng anh không cần thiết phải làm việc ở đây nữa. Tôi mong anh hãy nghỉ việc đi.”
Phát ngôn này đã khiến tôi bị công đoàn lên án. Người nhân viên bị tôi nói vậy đã phản ánh với công đoàn rằng: “Gã nhân viên trẻ tuổi đó làm gì có quyền mà đuổi tôi”. Thế là công đoàn bừng bừng nổi giận, giờ nghỉ trưa họ đưa tôi ra sân của công ty, bắt tôi đứng lên chiếc hộp dùng để xếp đồ và bắt đầu phán xét.
“Anh chàng này chính là tay sai của công ty. Anh ta coi chúng ta chỉ như dụng cụ, và dùng làm mọi cách để lấy lòng công ty. Chính vì những người như thế này nên người lao động ở thế yếu như chúng ta mới bị bóc lột và nghèo khó. Chính những người như thế này mới nên nghỉ việc.”
Trái ngược với điều đó, tôi không phải tay sai của công ty cũng chẳng phải kẻ thù của công đoàn. Dù tôi có phản đối rằng tôi đơn giản chỉ làm một cách triệt để những điều mà mình cho là đúng nhưng thật khó để khiến họ hiểu. Họ cứ đổ cho tôi những điều không đúng khiến sự kiên nhẫn của tôi cũng chạm tới giới hạn, tôi phát bực mà nói rằng: “Tôi hiểu rồi. Nếu không phải những người chẳng cố gắng làm việc, lúc nào cũng hời hợt, mà những người làm việc hết sức mình để tốt cho công ty mới cần phải nghỉ việc thì tôi sẽ nghỉ ngay bây giờ.”
Cán bộ cấp cao của công ty có đứng vào hòa giải và quyết định tôi vẫn ở lại công ty làm việc. Nhưng sự việc không kết thúc đơn giản ở đó.
Vào đêm hôm đó, trên đường trở về từ nhà tắm công cộng, một số thành viên trong công đoàn đã nấp đợi tôi với ý định tấn công trên đường tôi trở về ký túc của công ty. Tôi ôm đồ của mình chạy về ký túc trốn, họ đuổi theo tôi vào tới tận bên trong ký túc, chúng tôi xô xát và cuối cùng tôi ngã vào cửa ra vào khiến tôi bị rách ở phần lông mày. Chắc hẳn máu đã chảy ra từ miệng vết thương khiến bộ mặt tôi rất khủng khiếp. Nhưng họ cứ bỏ mặc tôi ở đó.
Ngày hôm sau, họ truyền tai nhau rằng “Bị đánh một trận đau điếng như thế thì làm sao lnamori dám đi làm nữa.” Nhưng họ đã vô cùng ngạc nhiên và có phần giật mình khi thấy tôi băng bó đầu đi làm. Cho đến ngày nay, tôi vẫn nhớ khung cảnh đó rất rõ ràng.
Khi tôi quán triệt hành động theo những điều đúng dần, rõ ràng có nhiều người phê phán “đồ giả tạo, đội lốt chính nghĩa”, có nhiều người ngáng chân ngang dường hơn là ủng hộ “đó là điều đúng đắn, đó là điều tốt”. Cho dù vậy, tôi vẫn cho rằng cần phải có quyết tâm để thực hiện triệt để những điều mà mình cho là đúng đắn.
Thậm chí tôi còn cho rằng những người sống một cách đúng đắn, chính nghĩa mới là những người sẽ gặp phải gian nan, hoạn nạn. Saigo Takamori đã từng nói: “Người tu hành vốn phải gặp tai ương. Dù gặp điều hoạn nạn nào cũng không được nghĩ về sinh tử, thành bại.”
Ý nghĩa của câu nói này là những người tu hành thì vốn dĩ thế nào cũng gặp tai ương. Chính vì thế, dù ở trong tình trạng khó khăn như thế nào cũng không được suy nghĩ tới việc nó sẽ thành công hay thất bại, chuyện mình sẽ sống hay sẽ chết.”
Bản thân Saigo cũng vậy, để có thể hành động triệt để theo con đường đạo lý bằng cả sự chân thành, ngay từ khi còn trẻ ông đã phải nếm trải biết bao cay đắng. Ông đã biến những cay đắng, xót xa đó trở thành nguồn lực cho bản thân, nuôi dưỡng một tinh thần vững chắc, không lung lay như một ngọn núi sừng sững
Ông cũng chia sẻ rằng chính vì đã gặp rất nhiều cay đắng trong cuộc đời nên ông mới có được một trái tim sắt đá như vậy.
Chính vì cố gắng hết sức mình vững bước trên con đường đạo lý nên mới gặp khó khăn, gian khổ. Đó chính là thử thách mà ông trời ban tặng cho con người, đó chính là cơ hội để gọt giũa, làm đẹp cái tâm. Chính điều đó sẽ làm tâm hồn của chúng ta trở nên thanh khiết, và cuộc đời ngày càng trở nên phong phú giàu đẹp.
---
Trích: Tâm - sức mạnh khiến cuộc đời như mình mong muốn;
Người dịch: Thanh Huyền;
Nxb Công Thương, Cty sách Thái Hà
Tác giả: INAMORI KAZUO
Phương châm sống của tôi như vậy nên cũng luôn phải đương đầu với những thành viên của công đoàn. Tôi cho rằng để bảo vệ quyền lợi của người lao động thì đầu tiên là bản thân mình phải cố gắng làm việc hết sức để khiến cho công ty tốt đẹp hơn. Do đó, tôi thường phàn nàn với những cán bộ chủ chốt trong công đoàn, nơi hay tổ chức các cuộc đình công rằng: “Điều này thật là kỳ cục”.
Tại nơi tôi làm việc có một người chuyên nhấn mạnh quyền lợi của bản thân; mỗi lần mở miệng ra đều là những lời bất bình, bất mãn; không chịu chú tâm vào công việc và dù có nhắc nhở thế nào cũng không chịu tiếp thu. Một ngày hết sức chịu đựng, tôi đã nói thẳng với người đó: “Tôi nói đến vậy mà anh vẫn không thấu hiểu thì tôi nghĩ rằng anh không cần thiết phải làm việc ở đây nữa. Tôi mong anh hãy nghỉ việc đi.”
Phát ngôn này đã khiến tôi bị công đoàn lên án. Người nhân viên bị tôi nói vậy đã phản ánh với công đoàn rằng: “Gã nhân viên trẻ tuổi đó làm gì có quyền mà đuổi tôi”. Thế là công đoàn bừng bừng nổi giận, giờ nghỉ trưa họ đưa tôi ra sân của công ty, bắt tôi đứng lên chiếc hộp dùng để xếp đồ và bắt đầu phán xét.
“Anh chàng này chính là tay sai của công ty. Anh ta coi chúng ta chỉ như dụng cụ, và dùng làm mọi cách để lấy lòng công ty. Chính vì những người như thế này nên người lao động ở thế yếu như chúng ta mới bị bóc lột và nghèo khó. Chính những người như thế này mới nên nghỉ việc.”
Trái ngược với điều đó, tôi không phải tay sai của công ty cũng chẳng phải kẻ thù của công đoàn. Dù tôi có phản đối rằng tôi đơn giản chỉ làm một cách triệt để những điều mà mình cho là đúng nhưng thật khó để khiến họ hiểu. Họ cứ đổ cho tôi những điều không đúng khiến sự kiên nhẫn của tôi cũng chạm tới giới hạn, tôi phát bực mà nói rằng: “Tôi hiểu rồi. Nếu không phải những người chẳng cố gắng làm việc, lúc nào cũng hời hợt, mà những người làm việc hết sức mình để tốt cho công ty mới cần phải nghỉ việc thì tôi sẽ nghỉ ngay bây giờ.”
Cán bộ cấp cao của công ty có đứng vào hòa giải và quyết định tôi vẫn ở lại công ty làm việc. Nhưng sự việc không kết thúc đơn giản ở đó.
Vào đêm hôm đó, trên đường trở về từ nhà tắm công cộng, một số thành viên trong công đoàn đã nấp đợi tôi với ý định tấn công trên đường tôi trở về ký túc của công ty. Tôi ôm đồ của mình chạy về ký túc trốn, họ đuổi theo tôi vào tới tận bên trong ký túc, chúng tôi xô xát và cuối cùng tôi ngã vào cửa ra vào khiến tôi bị rách ở phần lông mày. Chắc hẳn máu đã chảy ra từ miệng vết thương khiến bộ mặt tôi rất khủng khiếp. Nhưng họ cứ bỏ mặc tôi ở đó.
Ngày hôm sau, họ truyền tai nhau rằng “Bị đánh một trận đau điếng như thế thì làm sao lnamori dám đi làm nữa.” Nhưng họ đã vô cùng ngạc nhiên và có phần giật mình khi thấy tôi băng bó đầu đi làm. Cho đến ngày nay, tôi vẫn nhớ khung cảnh đó rất rõ ràng.
Khi tôi quán triệt hành động theo những điều đúng dần, rõ ràng có nhiều người phê phán “đồ giả tạo, đội lốt chính nghĩa”, có nhiều người ngáng chân ngang dường hơn là ủng hộ “đó là điều đúng đắn, đó là điều tốt”. Cho dù vậy, tôi vẫn cho rằng cần phải có quyết tâm để thực hiện triệt để những điều mà mình cho là đúng đắn.
Thậm chí tôi còn cho rằng những người sống một cách đúng đắn, chính nghĩa mới là những người sẽ gặp phải gian nan, hoạn nạn. Saigo Takamori đã từng nói: “Người tu hành vốn phải gặp tai ương. Dù gặp điều hoạn nạn nào cũng không được nghĩ về sinh tử, thành bại.”
Ý nghĩa của câu nói này là những người tu hành thì vốn dĩ thế nào cũng gặp tai ương. Chính vì thế, dù ở trong tình trạng khó khăn như thế nào cũng không được suy nghĩ tới việc nó sẽ thành công hay thất bại, chuyện mình sẽ sống hay sẽ chết.”
Bản thân Saigo cũng vậy, để có thể hành động triệt để theo con đường đạo lý bằng cả sự chân thành, ngay từ khi còn trẻ ông đã phải nếm trải biết bao cay đắng. Ông đã biến những cay đắng, xót xa đó trở thành nguồn lực cho bản thân, nuôi dưỡng một tinh thần vững chắc, không lung lay như một ngọn núi sừng sững
Ông cũng chia sẻ rằng chính vì đã gặp rất nhiều cay đắng trong cuộc đời nên ông mới có được một trái tim sắt đá như vậy.
Chính vì cố gắng hết sức mình vững bước trên con đường đạo lý nên mới gặp khó khăn, gian khổ. Đó chính là thử thách mà ông trời ban tặng cho con người, đó chính là cơ hội để gọt giũa, làm đẹp cái tâm. Chính điều đó sẽ làm tâm hồn của chúng ta trở nên thanh khiết, và cuộc đời ngày càng trở nên phong phú giàu đẹp.
---
Trích: Tâm - sức mạnh khiến cuộc đời như mình mong muốn;
Người dịch: Thanh Huyền;
Nxb Công Thương, Cty sách Thái Hà