Chia Sẻ Chủ đề 1 ngữ văn lớp 9: Nguyễn Du và Truyện Kiều

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Chủ đề Nguyễn Du và Truyện Kiều được soạn đầy đủ, chi tiết và mới nhất theo đúng thông tư của BGD. Đặc biệt là Chủ đề 1 này được xây dựng toàn bộ nội dung chung nhất bằng hệ thống hình ảnh minh họa giúp cho học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong khi làm bài. Mục đích của bài học giúp các em đọc hiểu văn bản, đưa ra những kiến thức qua văn bản nghị luận của tác giả.

6821


CHỦ ĐỀ

NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU




I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Phẩm chất

- Biết quan tâm đến người thân, trân trọng con người. Biết nhường nhịn, vị tha; biết yêu mến cảm thông, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, tình yêu thương đối với những người xung quanh cũng như với các nhân vật trong tác phẩm, tôn trọng sự khác biệt về hoàn cảnh, văn hóa, biết tha thứ, độ lượng với người khác. Biết tôn trọng những giá trị văn hoá tinh thần cao đẹp của dân tộc. Có trách nhiệm, nghiêm túc trong tìm hiểu, học tập.


2. Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, sáng tạo.

+ Năng lực chuyên biệt: đọc - hiểu văn bản, phân tích chi tiết, hình ảnh, nhận xét nghệ thuật, cảm thụ tác phẩm văn học

Qua bài học, HS biết:

Đọc hiểu:

- Biết được cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

- Nêu được nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.

- Nhận biết được những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản

- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi gắm đến người đọc

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết qua phương tiện ngôn ngữ

- Hiểu được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng chung thuỷ, hiếu thảo của kiều. Thấy được Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.

Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du : Diễn biến tâm trạng thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của đại thi hào Nguyễn Du.

- Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.

- Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả, hành động, sự việc cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.

+ Nhận biết được nội tâm nhân vật và miêu tả nhân vật trong tác phẩm tự sự.

+ Nhận biết được tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.

b. Viết

- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.

- Bước đầu viết được bài văn phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình qua việc tả cảnh thiên nhiên.

c. Nói và nghe

- Trình bày được ý kiến cá nhân về các vấn đề phát sinh trong quá trình học tập-

- Kể được một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân, thể hiện cảm xúc và suy nghĩ về kỉ niệm đó

- Nắm bắt được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại được nội dung đó

- Nghe tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Phương tiện dạy học:

- Máy tính, máy chiếu, bộ loa.

- Bài soạn

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2. Hình thức tổ chức dạy học:

- Dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp;

- HS thuyết trình, giới thiệu, trao đổi thảo luận...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC






Hoạt độngCách thức tổ chức
ĐỌC HIỂU
Đọc hiểu Truyện Kiều của Nguyễn Du
1. Hoạt động khởi động và tạo tâm thế1.1 Tổ chức khởi động
Cho học sinh nghe một đoạn lẩy Kiều, xâm Kiều (link youtube)
Clip vừa nghe giúp em liên tưởng đến tác phẩm nào, của ai?
(Mình sẽ suy nghĩ cách khởi động thú vị hơn và up trên trang cá nhân, thầy cô theo dõi nhé)

1.2 Giáo viên phát cho học sinh Phiếu học tập số 1 được thiết kế theo kĩ thuật KWL và yêu cầu học sinh hoàn thành các cột K và W trong khoảng thời gian 5 phút. Sau đó gọi một số học sinh trình bày
K
Điều tôi đã biết về Nguyễn Du và Truyện Kiều
W
Điều tôi muốn biết về Nguyễn Du và Truyện Kiều
L
Điều tôi đã học được về Nguyễn Du và Truyện Kiều

Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
* Dự kiến kết quả
Tác giả

2. Truyện Kiều
a.Nguồn gốc tác phẩm
+ Cốt truyện: Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
+ Truyện Kiều có tên là Đoạn Trường Tân Thanh.
+ Viết bằng chữ Nôm, thể thơ lục bát (6-8), gồm 3254 câu.

b. Tóm tắt tác phẩm:
Gồm 3 phần
- Gặp gì và đính ước
- Gia biến và lưu lạc
- Đoàn tụ.
c. Giá trị nội dung
- Giá trị hiện thực:
+ Phản ánh xã hội đương thời qua những bộ mặt tà bạo của tầng lớp thống trị:
( Bọn quan lại, tay chân, buôn thịt bán người Sở Khanh, Hoạn Thư…) tàn ác, bỉ ổi…
+ Phản ánh số phận những con người bị áp bức đau khổ đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.
- Giá trị nhân đạo:
+ Cảm thương sâu sắc trước những khổ đau của con người.
+Lên án, tố cáo những thế lực tà bạo.
+Trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất thể hiện ước mơ khát vọng chân chính.
d. Giá trị nghệ thuật
Truyện Kiều có thành tựu lớn về nhiều mặt:
- Có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện.
- Ngôn ngữ nghệ thuật đạt đến đỉnh cao rực rỡ (thơ Lục bát).
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ hình tượng nhân vật đặc sắc:
+ Tả cảnh thiên nhiên.
+ Tả cảnh ngụ tình.
+ Tả theo lối ước lệ tượng trưng.
* Tóm lại:
Là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên phương diện ngôn ngữ và thể loại. Nghệ thuật tự sự có sự phát triển vượt bậc.
- Được lưu truyền rộng rãi.
2.1. Tác giả
- Nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác truyện kiều bằng cách hoàn thiện sơ đồ ( Phiếu học tập số 2)
2.2. Truyện Kiều
- Giáo viên hướng dẫn hs tìm hiểu Truyện Kiều bằng phương pháp thảo luận nhóm




sttYêu cầu
1Nêu nguồn gốc của Truyện Kiều
2Tóm tắt nội dung phần: Gặp gỡ và đính ước
3Tóm tắt nội dung phần: Gia biến và lưu lạc
4Tóm tắt nội dung phần: Đoàn tụ
5Nêu giá trị hiện thực của Truyện Kiều
6Nêu nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều
7Nêu những thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của Truyện Kiều


a. Nguồn gốc
b. Tóm tắt tác phẩm
c. Giá trị nội dung
- Giá trị hiện thực
- Giá trị nhân đạo
d. Giá trị nghệ thuật

















2.3. Đoạn trích Chị em Thúy Kiều
- Vị trí
- bố cục
- từ khó
Đọc hiểu chi tiết văn bản
* Dự kiến kết quả
3.1. Vẻ đẹp chung của 2 chị em.


+ Giới thiệu khái quát tài sắc hai chị em Thuý Kiều
+ Giới thiệu thứ bậc: Chị là Thuý Kiều và em là Thuý Vân và đánh giá chung về hai chị em.
+ Sự kết hợp giữa từ thuần Việt với từ Hán Việt ( 2 ả tố nga) khiến cho lời giới thiệu tự nhiên, trang trọng. Hai cô có vẻ đẹp trong trắng, cao quí của nàng tiên trên cung quế theo truyền thuyết
+ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần
dáng vẻ ngoài p/c bên trong

+ Hai chị em đều duyên dáng, thanh cao, trong trắng. Cốt cách giống như cây mai( ẩn dụ) và tâm hồn trong trắng như tuyết ( ẩn dụ). Vẻ đẹp của 2 chị em được so sánh với cái tinh hoa nhất của thiên nhiên. Được tôn lên đến đỉnh cao của cái đẹp nhưng cái chung ấy vẫn có cái đẹp riêng của từng người
+ Hình ảnh ẩn dụ, ví ngầm. Bút pháp ước lệ (dùng hình tượng đẹp của thiên nhiên -> nói về con người) Dùng thành ngữ “mười phân vẹn mười”
=> Vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ đạt tới độ hoàn mĩ “mười phân vẹn mười”
3.2. Vẻ đẹp riêng của Thúy Vân, Thúy Kiều


















3.3. Nếp sống hàng ngày của hai chị em
- Phong lưu, quí phái, êm đềm, đoan chính, gia phong
-> nếp sống khuôn phép, gia giáo, đức hạnh.
3. Tìm hiểu đoạn trích Chị em Thúy Kiều
3.1. Tìm hiểu vẻ đẹp chung của 2 chị em.
- Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu vẻ đẹp chung của hai chị em bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:
+ Đọc 4 câu thơ đầu và cho biết 4 câu thơ này giới thiệu điều gì ?
+ Đọc 2 câu thơ đầu, em hiểu gì qua hai câu thơ này?

+ Em có nhận xét gì về cách giới thiệu và cách sử dụng từ ngữ trong câu thơ đó?



+ Tác giả tiếp tục giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều qua những hình ảnh thơ nào?
+ Em hiểu như thế nào về câu thơ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”?







+ Nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ?


? Qua cách giới thiệu đó, em thấy bức chân dung của chị em Thuý Kiều có gì đặc biệt ?
3.2. Tìm hiểu vẻ đẹp riêng của Thúy Vân, Thúy Kiều
- Để thực hiện nội dung này, gv phát Phiếu học tập số 3 cho học sinh thảo luận theo nhóm
Phiếu học tập số 3
Đặc điểmCách miêu tả Thúy Kiều, Thúy Vân
Thúy VânThúy Kiều
Số lượng câu thơ
Chi tiết miêu tả
Biện pháp nghệ thuật
Số phận

3.3. Tìm hiểu nếp sống hàng ngày của hai chị em
- 4 câu thơ cuối gợi lên cho em những suy nghĩ như thế nào về 2 chị em Thuý Vân, Thuý Kiều?

Tìm hiểu ý nghĩa khái quát của văn bản
* Dự kiến sản phẩm
- Nội dung: Ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã trân trọng, đề cao giá trị, phẩm giá của con người như nhan sắc, tài hoa, phẩm hạnh; qua đó, dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh. Sự ngưỡng mộ, ngợi ca người phụ nữ trong xã hội “trọng nam khinh nữ” chính là biểu hiện sâu sắc của cảm hứng nhân văn trong ngòi bút Nguyễn Du.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ.
+ Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình.
+ Thủ pháp đòn bẩy...
- Gv hướng dẫn học sinh tổng kết, đánh giá ý nghĩa của văn bản bằng Phiếu học tập số 4:
Hoàn thiện bảng sau

Những điều em nắm chắcNhững điều em còn băn khoăn
Nội dung

Nghệ thuật



- Giáo viên đọc nhanh phiếu để nắm bắt tình hình của học sinh, khắc sâu những kiến thức các em đã nắm được, cũng như định hướng thêm những nội dung hs chưa nắm chắc
Hướng dẫn cách đọc hiểu văn bản thơ trung đại
- Khi đọc hiểu một văn bản thơ (đoạn trích) ta cần phải nắm được vị trí, xuất xứ, bố cục. Chỉ ra được những biện pháp nghệ thuật, tác dụng của biện pháp nghệ thuật cũng như ngoại hình, tâm lí của nhân vật...
Giáo viên hướng dẫn học sinh những lưu ý khi đọc hiểu văn bản thơ (đoạn trích)
Khi đọc hiểu một văn bảnthơ (đoạn trích) ta cần phải lưu ý điều gì?
Liên hệ, mở rộng
* Dự kiến kết quả
6.1. Bằng vốn hiểu biết và nội dung học tập ở các tiết, hs giới thiệu về Nguyễn Du trên các phương diện: cuộc đời, sự nghiệp, giới thiệu kiệt tác Truyện Kiều với những giá trị nội dung và nghệ thuật
6.2
Sơ đồ ở phục lục

6.3. Học sinh chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau
6.1. Giả sử em được tham gia buổi tọa đàm: "Những nhà thơ sống mãi với thời gian" và được giao nhiệm vụ giới thiệu về Đại thi hào Nguyễn Du. Em sẽ giới thiệu như thế nào để mọi người thấy rằng Nguyễn Du chính là nhà thơ
"Những nhà thơ sống mãi với thời gian"
6.2. Hoàn thành sơ đồ thể hiện những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. (PHT số 5, 6)
6.3. Đọc đoạn giới thiệu Thúy Kiều và Thúy Vân trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân sau đây và so sánh về cách miêu tả chân dung của chị em Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em TK của ND
“…Con gái trưởng là Thúy Kiều, gái thứ là Thúy Vân, hai cô đều có nhan sắc diễm lệ, tính nết nhu mì, và giỏi thơ phú. Riêng phần Thúy Kiều lại có thái độ phong lưu, tính thích hào hoa và lại tinh về âm luật, sở trường nhất là món Hồ cầm.
Thúy Vân thì trời phú cho cái tính điềm đạm, nên thấy chị quá say mê Hồ cầm, thường can gián chị rằng: Món âm nhạc đâu phải là công việc của bọn khuê phòng, sợ khi tai tiếng ra ngoài thì cũng bất nhã. v. v…
Kể ra Vân nói cũng có lí đấy. Nhưng với tính tình của Kiều thì không cho là đúng, lại còn sáng tác ra khúc “Bạc mệnh oán” để phả vào đàn, mỗi khi dạo lên nghe rất não nuột, khiến người nghe bên cạnh ứa lệ rơi châu.
(Phạm Đan Quế - Truyện Kiều đối chiếu)
Thực hành đọc hiểu
- Biết vận dụng kiến thức và cách đọc đã có ở giờ đọc hiểu văn bản chính vào tự đọc các văn bản tương tự



- Cảnh thiên nhiên, không gian trước lầu Ngưng Bích hiện ra mênh mông, hoang vắng: theo chiều rộng (bốn bề bát ngát xa trông, cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia); chiều cao (dãy núi xa và mảnh trăng như ở cùng trong một vòm trời); không gian cảnh vật rợn ngợp, mênh mông, hoang vắng.
- Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy Kiều đang ở trong hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối với tâm trạng bẽ bàng, cô đơn, buồn tủi, hổ thẹn. Cụm từ “như chia tấm lòng” diễn tả nỗi niềm chua xót, nỗi lòng tan nát của Kiều.
=> Bút pháp chấm phá đặc sắc, khung cảnh làm nền cho Kiều thổ lộ tâm tình. Thiên nhiên rộng lớn mà con Nghệ thuật miêu tả: người nhỏ bé, đơn côi.
c2.
- Trong cảnh ngộ cô đơn, bẽ bàng, Thúy Kiều nhớ về người yêu và cha mẹ.
- Nhớ KT
+ Nhớ cảnh thề nguyền, hẹn ước
+ Hình dung cảnh Kim Trọng ngày đêm mong đợi, cũng đang hướng về mình
- Nỗi nhớ cha mẹ:
+ Tựa cửa hôm mai
+ Sân Lai cách mấy nắng mưa
+ Gốc tử vừa người ôm
+ Quạt nồng ấp lạnh
=> Trong cảnh ngộ bơ vơ nơi góc bể chân trời, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng quên đi cảnh ngộ bản thân để nghĩ đến Kim Trọng và cha mẹ. Điều đó cho thấy Kiều là người có tấm lòng thủy chung, người con hiếu thảo
- Khi khắc họa nỗi nhớ của Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du để Kiều nhớ Kim trọng trước, nhớ cha mẹ sau. Kiều nhớ đến Kim Trọng trước vì trong cơn gia biến, Thúy Kiều đã phải bán mình chuộc cha. Như vậy, Kiều đã đền đáp phần nào ơn sinh thành cho cha mẹ. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc nàng phải hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ với Kim Trọng. Nàng vẫn luôn đau đớn vì mình đã phản bội lại lời hẹn ước. Vì thế trong lòng Kiều, Kim Trọng là người mất mát nhiều nhất, nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Kiều khiến Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng. Như vậy, Nguyễn Du đã để Kiều nhớ Kim Trọng trước là hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lý của con người, thể hiện sự tinh tế và tài năng của tác giả.
- Nghệ thuật: sử dụng thành ngữ, điển tích, điển cố, câu hỏi tu từ, ngôn ngữ độc thoại nội tâm...

- 8 câu thơ cuối thể hiện tâm trạng buồn lo của Thúy Kiều thông qua bức tranh thiên nhiên:
+ Hình ảnh “cửa bể chiều hôm” và “thuyền ai thấp thoáng”
+“Ngọn nước mới sa”
- “Hoa trôi man mác”
- “Nội cỏ rầu rầu”
- “Gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh “ầm ầm tiếng sóng”
=> Mỗi hình ảnh, mỗi một ngôn từ miêu tả thiên nhiên đều mang ý nghĩa tượng trưng cho tâm trạng đau buồn và số phận đau khổ của Kiều.
- Ở tám câu thơ cuối đoạn trích, Nguyễn Du đã cho thấy một bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Mỗi hình ảnh, mỗi một ngôn từ miêu tả thiên nhiên đều mang ý nghĩa tượng trưng cho tâm trạng đau buồn và số phận đau khổ của Kiều. (Phân tích như câu trước).
- Cụm từ Buồn trông lặp lại bốn lần trong tám câu thơ như những đợt sóng lòng trùng điệp, càng khiến nỗi buồn dằng dặc, mênh mông, kết hợp với cái nhìn từ xa đến gần, thu hẹp dần vào nội cảm con người để đến cuối đoạn thì tâm trạng cô đơn, sầu nhớ, cảm giác đau đớn trào lên.

- Nội dung :
+ ĐT thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của TK.
+ Tấm lòng nhân đạo của nhà thơ Nguyễn Du

- Nghệ thuật :
+ NT miêu tả nội tâm nhân vật : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
+ Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ.
Văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích
Đọc văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích
b. Tìm hiểu chung văn bản
- Xác định vị trí của văn bản
- Chia bố cục văn bản, nêu nội dung chính của từng đoạn văn bản theo Phiếu học tập số 1
c. Tìm hiểu chi tiết
c1. Khung cảnh thiên ở lầu Ngưng Bích.
Trong đoạn 1, Nguyễn Du đã miêu tả thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích, em hãy hoàn thiện Phiếu học tập số 7để làm rõ khung cảnh thiên nhiên ấy
Cảnh thiên nhiên
Không gian quanh lầu Ngưng Bích:
..............................................................................................................................................................................
Tâm trạng, cảnh ngộ Thúy Kiều:
.............................................................................................................................................................
Nghệ thuật miêu tả:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................


c2. Tìm hiểu tâm trạng nhân vật Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu bằng các câu hỏi gợi mở:
- Nỗi nhớ thương của Kiều hướng tới những ai? Nỗi nhớ thương đó được thể hiện qua những hình ảnh, từ ngữ nào? Nhận xét về Thúy Kiều từ những nỗi niềm thương nhớ đó.










- Gv đặt ra tình huống có vấn đề để hs thảo luận, bàn bạc: Có ý kiến cho rằng, người mà Thúy Kiều nhớ đến đầu tiên là KT chứ không phải là cha mẹ chứng tỏ Kiều là một người con bất hiếu. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?






- Em có nhận xét gì về nghệ thuật ở đoạn 2?
c. Tâm trạng của Thuý Kiều trong hoàn cảnh thực tại:
- Bức tranh thiên nhiên trong 8 câu cuối của đoạn trích được miêu tả với những hình ảnh gì? Những hình ảnh đó đã góp phần thể hiện những trạng thái cảm xúc của Kiều như thế nào?







- Theo em, đặc sắc về nghệ thuật trong 8 câu thơ cuối là gì? Hãy sử dụng lý lẽ và dẫn chứng để khẳng định quan điểm của em.






d. Tìm hiểu ý nghĩa văn bản
- Gv hướng dẫn học sinh tổng kết, đánh giá ý nghĩa của văn bản bằng Phiếu học tập số 8:
Hoàn thiện bảng sau

Những điều em nắm chắcNhững điều em còn băn khoăn
Nội dung

Nghệ thuật


- Giáo viên đọc nhanh phiếu để nắm bắt tình hình của học sinh, khắc sâu những kiến thức các em đã nắm được, cũng như định hướng thêm những nội dung hs chưa nắm chắc
Tích hợp tập làm văn
* Dự kiến sản phẩm
Nhóm 1, 3:
+ Tả Thuý Vân: đoan trang, phúc hậu, hiền dịu.
+ Tả Thuý Kiều: tuyệt sắc, tuyệt tài, sắc sảo, có tình, thông minh
-> Vẻ đẹp: mỗi người một vẻ đẹp riêng qua biện pháp ước lệ tượng trưng.
Nhóm 2, 4:
+ tả về không gian ở lầu Ngưng Bích...










+ "Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân...dặm kia"
Và "Buồn trông ...ầm ầm tiếng …. quanh ghế ngồi"
+ Đối tượng miêu tả ở những câu thơ này là: Khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích.
> Miêu tả ngoài, quan sát trực tiếp
+ "Bên trời góc bể bơ vơ…có khi … vừa người ôm"
+ Tập trung miêu tả tâm trạng của nàng Kiều:nỗi nhớ về Kim Trọng, cha mẹ, nghĩ về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách quê người.
=> Miêu tả nội tâm không quan sát trực tiếp mà phải dựa vào hiểu biết, vốn kiến thức, kinh nghiệm sống và tâm lí người.
+ Quan hệ chặt chẽ với nhau, từ việc miêu tả ngoại hình, hoàn cảnh mà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật và ngược lại, từ việc miêu tả tâm trạng, người ta hiểu được hình thức bên ngoài.
8.1. Miêu tả trong văn bản tự sự
- Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Đọc bài tập 1, thảo luận theo Nhóm bàn- 3 phút
Nhóm 1,3 Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”
Nhóm 2,4: Tìm yếu tố miêu tả trong “Kiều ở lầu Ngưng Bích”?
* Thảo luận-ghi ý kiến vào bảng nhóm, cử đại diện trình bày.
* Giáo viên khái quát, tổng hợp lại.


8.2 Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
- Phân tích ví dụ
GV tổ chức HĐ linh hoạt thực hiện yêu cầu a;b
HS báo cáo kết quả trước lớp. GV chốt và cùng HS phân tích đúng sai => Chốt lại kiến thức, HS hoàn thành phần c vào vở
- HS đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
+ Tìm những câu thơ tả cảnh ?



+ Dấu hiệu nào cho em biết các câu thơ này tả cảnh?

+ Tìm những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều ?
+ Dấu hiệu nào cho em biết đoạn thơ trên miêu tả tâm trạng của nàng Kiều?







+ Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ ntn với việc thể hiện nội tâm nhân vật?



- Bài tập nhanh:
* G.viên chia lớp thành 2 khu vực mỗi khu vực thành 1 nhóm- phiếu học tập
( Nhóm bàn- 2 phút)
- Đọc đoạn văn sau & trả lời câu hỏi bên dưới;
“ Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi, nhưng tôi cảm thấy dường như còn chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi. ánh mặt trời tô điểm con đường tôi đi, mặt đất rắn mùa thu trải dưới chân tôi nhuộm thành màu đỏ, màu tím. Từng cụm bông lau khô vun vút bay lên như những tia lửa lập loè. Mặt trời rọi lửa lên những chiếc cúc mạ bạc trên tấm áo đầy mụn vá tôi đang mặc. Và tôi cứ chạy đi, trong lòng hoan hỉ nói với đất trời, gió mây: “ Hãy nhìn tôi đây ! Hãy nhìn xem tôi đáng kiêu hãnh chừng nào. Tôi sẽ học hành, tôi sẽ đến trường & dẫn cả các bạn khác đến...”
a, Tìm những câu văn m.tả bên ngoài với m.tả nội tâm bên trong của nhân vật?
b, Phân tích mối quan hệ giữa m.tả bên ngoài & mtả nội tâm bên trong?
* Học sinh tìm nhanh & trả lời-> g.viên kết luận: Điểm khác nhau giữa m.tả bề ngoài & m.tả nội tâm bên trong.
VIẾT: Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ kể về một sự kiện đáng nhớ với em (có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả)
Trước khi viết1. Giáo viên giao nhiệm vụ hướng dẫn tìm hiểu đề (1 tiết)
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ kể về một sự kiện đáng nhớ với em (có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả)
- Tìm hiểu yêu cầu của đề
+ Đề yêu cầu viết kiểu bài gì?
+ Nội dung và phạm vi bài viết như thế nào?
- Gợi ý ý tưởng cho hs: là một câu chuyện vui hay buồn, tự hào hay xấu hổ...
- Hướng dẫn hs xác định mục đích và người đọc bằng các câu hỏi:
+ Bài viết của em hướng tới ai?
+ Tại sao em muốn kể về câu chuyện này?
- Hướng dẫn hs tìm ý cho bài viết
+ Viết nháp theo trí nhớ bằng kĩ thuật 5W-H: Điều gì đã xảy ra? Ai đã ở đó?, Nó xảy ra khi nào? Nó xảy ra ở đâu? Nó xảy ra như thế nào?
+ Hướng dẫn học sinh tìm ý tưởng cho bài viết bằng hoạt động trải nghiệm trước khi viết . ( Có thể phỏng vấn những người có liên quan đến câu chuyện về những điều xảy ra và ghi chép lại)
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
Viết bài
* Dự kiến kết quả
Viết bài
- Giáo viên tổ chức cho HS viết bài trên lớp
- Trong quá trình làm, Gv hỗ trợ hs (nếu cần)
3. Chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết3. Chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết
Gv giao nhiệm vụ cho hs rà soát và chỉnh sửa lại bài của mình theo hướng dẫn hoặc sau khi được trả bài
NÓI VÀ NGHE: Hãy chia sẻ về một sự kiện đáng nhớ với em (có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả)
1. Chuẩn bị nói- Sau khi đọc/ xem và nhận xét bài viết của hs, gv yêu cầu hs chuyển nội dung bài viết thành bài nói (thuyết trình): Hãy chia sẻ về một sự kiện đáng nhớ với em (có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả)

- Gv hướng dẫn hs xác định nội dung, mục đích nói bằng các câu hỏi:
+ Em muốn kể về câu chuyện gì?
+ Mục đích chia sẻ câu chuyện của em là gì?
- Gv hướng dẫn hs ghi chú ngắn gọn nội dung sẽ trình bày để hỗ trợ cho hs trong quá trình nói
2. Thực hành luyện nói- Gv yêu cầu hs luyện nói theo cặp/ nhóm:
+ Gv giao nhiệm vụ cho từng cặp hs thực hành luyện nói theo phiếu ghi chú đã xây dựng (mối người được trình bày trong thời gian 5-7')
+ Hs trao đổi, góp ý về nội dung nói, cách nói của bạn (Bài trình bày có tập trung vào câu chuyện không?Ngôn ngữ sử dụng có phù hợp với mục đích nói và đối tượng tiếp nhận không? Khả năng truyền cảm hứng thể hiện như thế nào ở các yếu tô phi ngôn ngữ, âm lượng, nhịp điệu, giọng nói, cách phát âm..)
+ Gv hướng dẫn hs thực hành nói: Cần phát huy những đặc điểm của các yếu tố kèm lời và phi ngôn ngữ trong khi nói như ngữ điệu, tư thế, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ.
- Gv yêu cầu hs luyện nói trước lớp:
+Gv cho 2 hoặc 3 cặp hs trình bày trước lớp(5-7'); những hs còn lại thực hiện hoạt động nhóm: theo dõi, nhận xét đánh giá (vào phiếu)
3. Đánh giá bài nói
Tiêu chíBiểu hiệnMức độ đạt được
12345
1. Khả năng thành thạo khi nói1.1 Nói lưu loát, phát âm chuẩn, trôi chảy
1.2 Nói truyền cảm, ngữ điệu, âm lượng phù hợp, hấp dẫn với người nghe
2. Nội dung nói2.1 Nội dung bài trình bày tập trung vào vấn đề chính (kỉ niệm về lần...)
2.2 Nội dung trình bày chi tiết, phong phú, hấp dẫn
2.3 Trình tự trình bày logic
3. Sử dụng từ ngữ3.1. Sử dụng từ vựng chính xác, phù hợp
3.2 Sử dụng từ ngữ hay, hấp dẫn, ấn tượng
4. Sử dụng p.tiện phi ngôn ngữ phù hợp4.1 Dáng vẻ, tư thế, ánh mắt, nứt mặt phù hợp với nội dung thuyết trình
4.2 Sử dụng những của chỉ tạo ấn tượng, thể hiện thái độ thân thiện, giao lưu tích cực với người nghe.
5. Mở đầu và kết thúc5. Mở đầu và kết thức ấn tượng

Trên đây là tài liệu Ngữ văn lớp 9 chủ đề 1 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

  • chủ đề 1 văn 9.doc
    481.5 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top