Chủ đề 1, Văn 8: Tôi đi học, Trong lòng mẹ

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
VẺ ĐẸP TÂM HỒN TRẺ THƠ QUA TÁC PHẨM “TÔI ĐI HỌC” (THANH TỊNH) VÀ “TRONG LÒNG MẸ” (NGUYÊN HỒNG).

TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ VÀ BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

* MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:

1 Kiến thức:


- Hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên qua ngòi bút giàu chất trữ tình của Thanh Tịnh.
- Hiểu nỗi đau của chú bé mồ côi cha phải sống xa mẹ và tình yêu thương vô bờ của chú đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện cảm động trong đoạn trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng.
- Bước đầu biết cách viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
- Biết cách sắp xếp các nội dung phần Thân bài của văn bản.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.
- Kĩ năng khái quát, xây dựng văn bản theo bố cục và chủ đề thống nhất.

3. Thái độ:

-
Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những cảm xúc tuổi thơ; trân trọng những kỉ niệm đáng nhớ.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo…
- Năng lực riêng: cảm thụ thẩm mỹ, sử dụng ngôn ngữ



TÔI ĐI HỌC

(Thanh Tịnh)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức:


- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên.
- Thấy được thái độ, cử chỉ yêu thương và trách nhiệm của người lớn đối với thế hệ tương lai.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.

2. Kĩ năng:

-
Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo.
- Kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.

3. Thái độ:

-
Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo…
- Năng lực riêng: cảm thụ thẩm mỹ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:
Kế hoạch dạy học, phiếu học tập, máy chiếu.

2. Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn của giáo viên: Nêu hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm? Tác phẩm thuộc thể loại nào? Tâm trạng của nhân vật “Tôi” trong buổi đầu tiên đến trường được bộc lộ như thế nào?

Tài liệu sưu tầm từ Cô Hồng Cẩm
chi tiết, tải ở file đính kèm dưới đây, miễn phí
 

Đính kèm

  • CHỦ ĐỀ 1 VĂN 8, giaoanchuan suu tam.docx
    63 KB · Lượt xem: 8

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
Chủ đề văn 7 - 8 kết hợp.

Tài liệu tham khảo 2, sưu tầm từ Cô Minh
 

Đính kèm

  • GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ 7-8 giaoanchuan sưu tầm.docx
    100 KB · Lượt xem: 3

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:
(1 phút)

Lớp ...: Tổng số ... vắng…………………..

2. Kiểm tra kiến thức cũ: (3 phút)

H: Tóm tắt truyện ngắn Tôi đi học.

- TL: Tuyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi. Dòng hồi tưởng ấy được khơi gợi hết sức tự nhiên bằng một khung cảnh mùa thu hiện tại và từ đó nhớ lại lần lượt từng không gian, thời gian, từng con người, cảnh vật với những cảm giác cụ thể trong quá khứ.

3. Bài mới:

HĐ của giáo viênHĐ của HSNội dung bài học
Hoạt động 1: Khởi động.
- Thời gian: 1 phút
Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu. Đặc biệt càng đáng nhớ hơn là các kỉ niệm, các ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên. Truyện ngắn Tôi đi học diễn tả cảm xúc ấy ở nhân vật tôi, gieo vào lòng ta bao nỗi niềm bâng khuâng, bao rung cảm nhẹ nhàng, trong sáng…
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Thời gian: 30phút

GV yêu cầu HS đọc đoạn 2


H: Ngôi trường đã được tác giả cảm nhận như thế nào?




H: Tác giả đã có cảm giác gì khi đứng giữa sân trường?
H: Qua đoạn này, em thấy mình có cảm giác gì? Có giống như nv Tôi ở đây không? (tâm trạng xao xuyến)

* GV nhấn mạnh:
- Thấy sân trường dày đặc cả người, ai cũng quần áo sạch sẽ, gương mặt vui tươi sáng sủa.
- Thấy ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, cảm thấy mình bé nhỏ lẫn lo sợ vẩn vơ.
H. Khi nghe ông đốc gọi tên từng người vào lớp, nhân vật “tôi” cảm thấy thế nào?
- Cảm thấy quả tim ngừng đập, giật mình lúng túng khi nghe gọi đến tên.
H: Hình ảnh ông đốc được nhớ lại qua các chi tiết nào?
Ông đốc: Nói …nhìn…tươi cười.
H. Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ như thế nào? Tại sao lại có tâm trạng ấy?
* GV: Cảm thấy sợ khi sắp phải xa mẹ, dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc theo bạn. Thấy mình bước vào thế giới khác và cách xa mẹ hơn bao giờ hết => vừa lo sợ vừa cảm thấy sung sướng.
H. Những cảm giác nhân vật “tôi” nhận được khi bước vào lớp là gì? Hãy lý giải những cảm giác đó?
- Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi người, mọi vật, vừa ngỡ ngàng vừa tự tin
H Đoạn cuối của VB có 2 chi tiết “Một con chim… nhìn theo cánh chim”, “nhưng tiếng phấn của thầy cô… đánh vần đọc” nói gì về nhân vật tôi?
Yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ nhưng yêu cả sự học hành để trưởng thành.
GV: Theo dòng hồi tưởng của tác giả trở về dĩ vãng. Đến đây em có thể lý giải vì sao thời gian và không gian “Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh” ấy lại trở thành kỷ niệm không phai trong tâm trí tác giả bởi vì thời gian và không gian ấy gắn liền với kỷ niệm đầy ý nghĩa: Lần đầu tiên trong đời được cắp sách tới trường.
- Những hình ảnh so sánh nên thơ, tinh tế hoặc gần gũi dễ hiểu khiến người đọc thấy được tâm trạng của nhân vật và câu chuyện buổi tựu trường đầu tiên của tuổi học trò thêm giàu chất thơ, trong sáng hồn nhiên và đẹp đẽ…
H: Cảm nhận của nv Tôi về mọi người ntn? Phụ huynh? Về người thầy? Về bạn bè?
- Các PHHS: Chuẩn bị chu đáo cho con em; trân trọng tham dự buổi lễ quan trọng, lo lắng, hồi hộp cùng con.
- Ông đốc : Từ tốn, bao dung
- Thấy giáo trẻ: Vui tính, giàu tình thương.
-Bạn bè: Những cậu bé vụng về, lúng túng, run run theo nhịp bước rộn ràng vào lớp.
H. Qua văn bản, tác giả khiến em có cảm nhận gì về thái độ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học?
- GV bình…Ngôi trường của nhân vật “tôi” là một ngôi trường giáo dục ấm áp, là nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành.
H. Nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn này là gì?
- Tình huống truyện
- Tình cảm ấm áp trìu mến của người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường.
- Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường, các hình ảnh so sánh… giàu sức gợi cảm Þ Truyện toát lên chất trữ tình.
H: Nhận xét của em về NT kể chuyện của tác giả?

H. Học xong văn bản trên em thấy văn bản có ý nghĩa gì?

GV chốt kiến thức: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ Sgk, tr





HĐ cá nhân






HĐ cá nhân








HĐ cá nhân




HĐ cá nhân​




HĐ cá nhân




HĐ cá nhân











HĐ cá nhân








HĐ cá nhân



HĐ cá nhân





HĐ cá nhân

HĐ cá nhân​
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2. Tâm trạng của nhân vật Tôi trong ngày đầu tiên đi học.
a. Trên đường tới trường:
b. Khi đứng giữa sân trường:

- Sân trường:
+ Dày đặc cả người.
+ Quần áo sạch sẽ,
+ Gương mặt vui tươi sáng sủa.
- Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, ® Cảm thấy mình bé nhỏ lẫn lo sợ vẩn vơ.













c. Khi nghe gọi tên vào lớp:
- Hồi hộp chờ nghe tên mình (nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng)
- Khóc nức nở, thút thít bật ra tự nhiên cùng với các bạn


® Vừa lo sợ vừa cảm thấy sung sướng.








d. Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên:
- Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi.
- Vừa ngỡ ngàng vừa tự tin, trang nghiêm
-> Cảm giác lớn hơn























3. Cảm nhận của nv Tôi về thái độ và cử chỉ của mọi người:










Þ Nhà trường và gia đình rất có trách nhiệm với thế hệ tương lai.






III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật:

- Bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ theo trình tự không gian của buổi tựu trường.
- Kết hợp giữa kể, miêu tả, với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc.
- Kết hợp miêu tả với so sánh làm nổi bật cảm xúc nhân vật, tạo chất thơ cho ngôn ngữ và văn bản.
2. Nội dung:
Ý nghĩa của văn bản: Buổi tựu trường đầu tiên sẽ không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
* Ghi nhớ: (SGK)

Hoạt động 3: Luyện tập
Thời gian: 5 phút

Yêu cầu thực hiện BT1
- Củng cố bằng phiếu học tập
- Giao BT 2 về nhà: Ghi lại những ấn tượng, cảm xúc của bản thân về một ngà tựu trường mà em nhớ nhất.
- Nhớ lại những chi tiết làm em xúc động nhất trong buổi tựu trường.
- Ghi lại những ấn tượng, cảm xúc của bản thân về một ngà tựu trường mà em nhớ nhất.

HĐ cá nhân



HĐ cá nhân
IV. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1:

- Theo trình tự thời gian và không gian…)
2. Bài tập 2:
- Nhớ lại những chi tiết làm em xúc động nhất trong buổi tựu trường.
- Ghi lại một cách chân thành, tự nhiên và cảm xúc đó trong văn bản của mình.
Hoạt động 4: Vận dụng
Thời gian: ở nhà
H: Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Tôi đi học”
GV cho HS tìm hiểu đoạn văn tham khảo.
a. Mở bài:
“ Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường...”. Những câu văn ấy của Thanh Tịnh đó xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm cũng in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh -một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng. Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện vẫn đầy ắp trong tâm trí ta những nét thơ ngây đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp.
b. Thân bài:
c. Kết bài
:
Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỉ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc động.
.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Thời gian: ở nhà
- Đọc lại các văn bản viết về chủ đề gia đình và nhà trường đã học.
- Soạn bài “Tính thống nhất về chủ đề của văn bản” theo hệ thống câu hỏi: Thế nào là chủ đề của văn bản? Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được biểu hiện như thế nào?


IV. RÚT KINH NGHIỆM
 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
Ngày giảng:

Chủ đề 1 - Tiết 3 – Tập làm văn:

TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức.


- Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của văn bản cụ thể.
- Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề.
- Chủ đề văn bản.
- Những thể hiện của chủ đề trong văn bản.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.
- Trình bày một văn bản (nói, viết) thống nhất về chủ đề.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự học
4. Năng lực:

- Năng lực chung: tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo…
- Năng lực riêng: sử dụng ngôn ngữ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:
Kế hoạch dạy học, tìm tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn của giáo viên: Thế nào là chủ đề của văn bản? Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được biểu hiện như thế nào?

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:
(1 phút

Lớp 8A1: Tổng số ... vắng…………………..

2. Kiểm tra kiến thức cũ: (3 phút)

Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới:


HĐ của giáo viênHĐ của HSNội dung bài học

Hoạt động 1: Khởi động.
- Thời gian : 1 phút.
Tính thống nhât về chủ đề của văn bản là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên văn bản. Đặc trưng này của văn bản liên hệ mật thiết với tính mạch lạc, tính liên kết…

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Thời gian : 25 phút.

* GV yêu cầu HS đọc lại văn bản “Tôi đi học” - Thanh Tịnh.
H: Đối tượng chính mà văn bản phản ánh là ai?
H: Văn bản miêu tả sự việc gì? Sự việc đó đã hay đang diễn ra?
H: Hồi tưởng lại sự việc lần đầu tiên đi học nhằm mục đích gì?

GV: Tác giả nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc trong thời thơ ấu là buổi đầu tiên đi học. Sự hồi tưởng ấy gợi lên cảm giác xao xuyến...
H. Nội dung vừa trình bày là chủ đề của VB “ Tôi đi học” Em hãy trình bày thật ngắn gọn chủ đề VB này?
H. Như vậy, em hiểu chủ đề của VB là gì ?

Bài tập nhanh
: Bánh trôi nước - HXH.
+ Đối tượng bài thơ đề cập đến: Bánh - Vẻ đẹp người phụ nữ
+ Qua hình tượng bánh trôi nước t/giả muốn nói lên điều gì? (số phận người phụ nữ trong XHPK)
+ Chủ đề của bài thơ.
* GV dẫn: Văn bản “Tôi đi học” tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường
- Căn cứ vào nhan đề “Tôi đi học”. Nhan đề cho phép dự đoán VB nói về chuyện “Tôi đi học” .
- Căn cứ vào các kỷ niệm về buổi đầu đi học của “tôi”, đại từ “tôi” và các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đi học được lặp đi lặp lại nhiều lần.

H. Hãy tìm từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật?

- Những chi tiết từ ngữ nào nêu bật được cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ đến trường, cùng bạn vào lớp?
* Trên đường đi học:
+ Con đường cảnh vật quen, thấy lạ.
+ Không chơi ® đi học, cố làm một học trò thực sự.
* Trên sân trường:
- Trường xinh xắn, oai nghiêm, “lòng tôi” đâm lo sợ vẩn vơ.
- Lúng túng, bỡ ngỡ khi xếp hàng vào lớp (d/c) thấy nặng nề…
* Trong lớp học: Cảm thấy xa mẹ.
Þ Đó là những từ ngữ, chi tiết tập trung khắc họa, tô đậm tâm trạng và cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi”

H. Em hiểu thế nào là tính thống nhất về chủ đề văn bản?

H. Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?

* GV chốt kiến thức: GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ Sgk, tr 12
® Cần: Xác định được chủ đề thể hiện ở nhan đề. Thể hiện ở quan hệ giữa các phần trong VB, các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.



HĐ cá nhân


HĐ cá nhân




HĐ cá nhân




HĐ cá nhân





HĐ cá nhân





HĐ cá nhân











HĐ cá nhân​
I. CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
1. Ví dụ
:
(SGK)

- Đối tượng: Tôi

- Vấn đề chính: Hồi tưởng ngày đầu tiên đi học.
- Thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về kỷ niệm thiêng liêng ấy.


2. Nhận xét:

- Chủ đề VB “Tôi đi học”: Những kỷ niệm sâu sắc (hoặc tâm trạng và cảm giác) về buổi tựu trường đầu tiên…
* Ghi nhớ: Sgk
Chủ đề VB là đối tượng và vấn đề chính được tác giả nêu lên, đặt ra trong văn bản.





II. TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
1. Ví dụ
:

- “Hôm nay tôi đi học”, “ … kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường…” vv…











- Trên đường đi học:
- Trên sân trường:
- Trong lớp học: Cảm thấy xa mẹ.











2. Nhận xét:

- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề.


* Ghi nhớ: Sgk, tr 12

Hoạt động 3: Luyện tập
- Thời gian: 5 phút.
* GV hướng dẫn hS làm bài tập
H. Viết về đề tài gì? Tìm những chi tiết…?



H. Thứ tự trình bày?

H. Theo em có thể thay đổi thứ tự ấy được không? Tại sao?

- Khó thay đổi trật tự này vì nó được sắp xếp theo ý đồ tác giả, làm VB rõ ràng, rành mạch.
H. Vậy chủ đề chính của văn bản là gì?
- Vẻ đẹp và ý nghĩa của rừng cọ quê tôi.
H. Tìm các dẫn chứng thể hiện nhan đề trên?





- Hướng dẫn làm bài tập 2
Gợi ý: Căn cứ vào chủ đề thấy ý b và d làm cho bài viết lạc đề.

- Hướng dẫn làm bài tập 3
Gợi ý: Có những ý lạc đề, không cần thiết: e, h.


HĐ cá nhân


HĐ cá nhân




HĐ cá nhân​
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1
:

a) Văn bản “Rừng cọ quê tôi” viết về cây cọ ở vùng sông Thao, quê hương tác giả.
- Thứ tự trình bày: Miêu tả dáng hình cây cọ, sự gắn bó của cây cọ với tuổi thọ tác giả, tác dụng của cây cọ, tình cảm, gắn bó giữa cây cọ với người dân sông Thao.
b) Chủ đề VB: Vẻ đẹp và ý nghĩa của rừng cọ quê tôi.

c) Chủ đề được thể hiện ở nhan đề và các ý của VB.
d) Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần: Rừng cọ, lá cọ, và các ý lớn trong phần thân bài:
+ Miêu tả hình dáng cây cọ.
+ Nêu sự gắn bó mật thiết giữa cây cọ với nv “tôi”
+ Các công dụng của cây cọ đối với cuộc sống.
Bài tập 2:
- Căn cứ vào chủ đề thấy ý b và d làm cho bài viết lạc đề.
Bài tập 3:
Có những ý lạc đề, không cần thiết: e, h

Hoạt động 4: Vận dụng
- Thời gian: 2 phút.
H. Đoạn văn sau đây, chủ đề đã thể hiện được tính thống nhất chưa? Vì sao? Hãy chưa lại cho phù hợp:
“Nghệ thuật của ca dao rất tinh vi và đặc sắc. Trước hết, điều đó thể hiện rõ qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh vừa dung dị, mộc mạc, lại vừa có sức gợi tả phong phú vô cùng. Bên cạnh đó, ta còn phải kể đến những lối biến thể trong thơ lục bát; hay cách nói vừa hình tượng, vừa cụ thể, càng nghe càng thấm thía vô cùng. Ca dao là tiếng lòng của người lao động, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi. Cuộc sống của họ dù thiếu thốn, khổ cực trăm bề nhưng điều kì diệu là ngọn lửa tình yêu và khát vọng hướng tới ước mơ hạnh phúc của họ không bao giờ bị dập tắt.”
(Bài làm của học sinh)
* Định hướng bài làm:
- Đoạn văn chưa đảm bảo tính thống nhất về củ đề bởi có một số câu lạc ý, không hướng tới chủ đề đoạn văn.
- Cách chữa: Loại bỏ những câu lạc chủ đề. Để đảm bảo tính mạch lạc cho đoạn văn, sau khi đã loại bỏ một số câu, có thể thêm, bớt, thay đổi một số từ ngữ trong những câu còn lại, nhất là những câu liền kề sau đó.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Thời gian: ở nhà
- Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5- 7 câu về chủ đề mái trường?
- Chuẩn bị bài tiếp theo


IV. RÚT KINH NGHIỆM
 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
Ngày giảng: 9/2020

Tuần 2 - Chủ đề 1 - Tiết 5 – Văn bản:

TRONG LÒNG MẸ
(Trích “Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng”)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

-
Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí.
- Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: Đậm chất trữ tình - lời văn chân thành, truyền cảm.
- Khái niệm thể loại hồi kí; Cốt truyện, sự việc, nhân vật trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”
- Ngôn ngữ truyện thể hiện tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật bé Hồng, cảm nhận được tình thương mãnh liệt của chú đối với mẹ.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng đọc – hiểu một văn bản hồi kí.

3. Thái độ: Giáo dục HS thấy những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt, sâu nặng, thiêng liêng.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo…
- Năng lực riêng: cảm thụ thẩm mỹ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:
Kế hoạch dạy học, tập truyện “Những ngày thơ ấu”, chân dung nhà văn

2 Học sinh: Học thuộc bài và chuẩn bị trước bài ở nhà theo hướng dẫn của GV, trả lời hệ thống câu hỏi: Nêu tâm trạng của bé Hồng trong cuộc nói chuyện với người cô? Tâm trạng của bé Hồng được bộc lộ như thế nào khi gặp mẹ? Nêu những dặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm?

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức
: (1 phút)

Lớp 8A1: Tổng số .. vắng…………………..

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

H: Phân tích tâm địa, bản chất của bà cô qua cuộc đối thoại với bé Hồng?

- Học sinh phân tích làm rõ bản chất của người cô: Lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đó là hình ảnh có ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ.

3. Bài mới:

HĐ của giáo viênHĐ của HSNội dung bài học
Hoạt động 1: Khởi động.
- Thời gian: 1 phút
Trong cuộc đối thoại với người cô của mình, mặc dù bị cô tìm cách để tình cảm của Hồng dành cho mẹ của mình bị phai nhạt đi nhưng chú bé Hồng vẫn nhận ra sự “cay độc” trong câu nói của cô mình. Lúc nào chú bé ấy cũng tin vào tình cảm của mình. Sự khao khát tình mẹ ấy được thể hiện như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp sau đây.

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức - Thời gian: 30 phút
GV yêu cầu HS đọc lại đoạn văn

H. Ở 2 đoạn văn nhỏ đầu tiên, em biết gì về cảnh ngộ của chú bé Hồng và hoàn cảnh người mẹ tội nghiệp của chú ?

H: Qua đó em có nhận xét gì?

H. Diễn biến tâm trạng của bé Hồng khi lần lượt nghe câu hỏi của bà cô như thế nào?

- Khi nghe người cô hỏi lần đầu….
+ Mới đầu nghe cô hỏi: Lập tức trong ký ức sống dậy hình ảnh vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ ® phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ của chú bé – Nhận ra ý nghĩa cay độc trên nét mặt và giọng nói của bà cô, không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm
H. Sau lời hỏi thứ hai của bà cô?
- Lòng đau đớn, phẫn uất không còn nén nổi: “Nước mắt tôi rưng rưng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”.
H. Khi mục đích mỉa mai, nhục mạ của người cô trắng trợn phơi bày ở lời nói thứ ba?
Cố gắng kìm nén nỗi đau xót, tức tưởi đang dâng lên trong lòng…
H. Theo em chi tiết “Tôi cười dài trong tiếng khóc” có ý nghĩa gì?
H. Khi nghe người cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình?

GV: Thể hiện tâm trạng đau đớn, uất ức dâng lên cực điểm. Lòng căm tức tột cùng được bộc lộ bằng những...
H. Qua đó, ta hiểu được gì trong tâm hồn của bé Hồng?
- Tâm hồn trong sáng, tràn đầy tình thương yêu đối với mẹ. Căm hờn cái xấu xa, độc ác.
HS chú ý đoạn: Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi…đến hết.
H. Cử chỉ, hành động, tâm trạng của chú bé Hồng lúc này như thế nào?
- Tiếng gọi cuống quýt, mừng tủi, xót xa, hy vọng thể hiện khát khao tình mẹ, được gặp mẹ đến cháy bỏng. Hình ảnh so sánh đó lột tả tâm trạng, hi vọng tột cùng - thất vọng tột cùng, đau khổ và hạnh phúc đến tột cùng.
- Đuổi theo chiếc xe với cử chỉ vội vã, bối rối, lập cập “òa lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Giọt nước mắt lần này khác hẳn lần trước; dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện.
H: Tâm trạng của chú bé Hồng lúc này như nào?
GV bình: Nó là hình ảnh của một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng kỷ niệm và ăm ắp tình mẫu tử. …
H: Qua đó em có nhận xét gì về chú bé Hồng?


H: Hãy nêu nghệ thuật đặc sắc và nội dung của văn bản?

Tình huống và nội dung câu chuyện: Hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng; câu chuyện về một người mẹ phải âm thầm chịu nhiều cay đắng; nhiều thành kiến tàn ác, lòng tin yêu cùng sự tin cậy mà chú bé dành cho người mẹ của mình.
- Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng: nỗi niềm xót xa tủi nhục, lòng căm giận sâu sắc, quyết liệt, tình yêu thương nồng nàn thắm thiết.
- Cách thể hiện của tác giả: Kể, tả, bộc lộ cảm xúc rất nhuần nhuyễn, các hình ảnh thể hiện tâm trạng, so sánh gây ấn tượng, giàu sức gợi cảm; lời văn nhiều khi say mê khác thường như được viết trong dòng cảm xúc mơn man, dạt dào.
Gv chốt kiến thức: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk,


HĐ cá nhân




HĐ cá nhân








HĐ cá nhân


HĐ cá nhân




HĐ cá nhân



HĐ cá nhân



HĐ cá nhân







HĐ cá nhân​



HĐ cá nhân


HĐ cá nhân
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2. Nhân vật chú bé Hồng
a, Cảnh ngộ của chú bé Hồng

- Bố mới mất (gần đến ngày giỗ đầu)
- Mẹ đi tha hương cầu thực chưa về dù nghe tin đồn về mẹ
- Sống với họ hàng bên nội
-> Cảnh ngộ đáng thương
b, Tâm trạng của chú bé Hồng trong cuộc đối thoại với cô.


- Lòng chú bé thắt lại, khóe mắt cay cay.










- Lòng đau đớn, phẫn uất không còn kìm nén nổi.


- Cố gắng kìm nén nỗi đau xót, tức tưởi đang dâng lên trong lòng.














c. Khi gặp mẹ







- Đuổi theo chiếc xe với cử chỉ vội vã, bối rối, lập cập “òa lên khóc rồi cứ thế nức nở”.





-> Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa con khi ở trong lòng mẹ.

=> Chú bé Hồng là một chú bé nhạy cảm, giàu tình yêu thương mẹ tuy chịu nhiều đau khổ và bất hạnh của cuộc đời.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật.

- Bút pháp hiện thực và giọng văn giàu chất trữ tình; kết hợp tài tình giữa yếu tố tự sự với miêu tả và biểu cảm trong tập hồi ký tự truyện.
2. Nội dung.
Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.




* Ghi nhớ (SGK)

Hoạt động 3: Luyện tập
- Thời gian: 2 phút
H: Qua văn bản trích giảng em hiểu ntn là hồi ký ?
- Một thể văn được dùng để ghi lại những chuyện có thật đã xảy ra trong cuộc đời 1 con người cụ thể, thường đó là tác giả.
Thảo luận và trả lờiIV. LUYỆN TẬP

Hoạt động 4: Vận dụng
- Thời gian: 3 phút
H? Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng, nên hiểu thế nào về nhận định đó ?Qua đoạn trích, hãy chứng minh nhận định trên ?
- NH là nhà văn viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng, đây là những con người xuất hiện nhiều trong thế giới nhân vật của ông.
- NH dành cho phụ nữ và nhi đồng tấm lòng chan chứa thương yêu và thái độ nâng niu trân trọng.
- GV gợi ý cho HS cảm nhận, chỉ ra tình cảm, cái nhìn ấy của NH qua đoạn trích được học ( nhất là qua nhân vật chú bé Hồng và người mẹ bất hạnh của chú).

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (HS làm ở nhà)
- Ghi lại một trong những kỉ niệm của bản thân.
- Chuẩn bị tiếp tiết 6 – Trường từ vựng. Trả lời các câu hỏi: Thế nào là trường từ vựng? Lấy ví dụ? Các từ trong một trường từ vựng có thể gồm các từ loại khác nhau không? Một từ chỉ có thể ở trong một trường từ vựng có đúng không? Lấy ví dụ?


IV. RÚT KINH NGHIỆM
 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
Ngày giảng:

Chủ đề 1 - Tiết 6 - Tập làm văn:

BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

-
Nắm được yêu cầu của văn bản về bố cục.
- Biết cách xây dựng bố cục của văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh, ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc.

2. Kĩ năng:

- Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức viết bài theo một bố cục nhất định.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo…
- Năng lực riêng: sử dụng ngôn ngữ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:
Kế hoạch dạy học; Máy, văn bản mẫu.
2. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị trước bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn của GV: Bố cục của văn bản là gì? Văn bản có bố cục mấy phần? Nêu nhiệm vụ của từng phần? Phần thân bài thường được sắp xếp theo trình tự nào?

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:
(1 phút)

Lớp 8A: Tổng số ... vắng…………………..

2. Kiểm tra kiến thức cũ: (5 phút)

H. Nêu tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Lấy ví dụ?

TL: Văn bản có tính thống nhất về chủ đề là VB chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác (thể hiện ở nhan đề, chi tiết, từ ngữ …). Ta cần xác định được chủ đề thể hiện ở nhan đề. Thể hiện ở quan hệ giữa các phần trong VB, các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.

3. Bài mới:

HĐ của giáo viên
HĐ của HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Khởi động.
- Thời gian : 1 phút.
Chúng ta đã được tìm hiểu mạch lạc, liên kết trong văn bản. Vậy trong văn bản người ta thường nói đến bố cục của VB đó, Bố cục của VB là gì? Gồm mấy phần?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Thời gian : 25 phút.



GV yêu cầu HS đọc phần văn bản sgk: Người thầy đạo cao đức trọng
H: Nội dung văn bản nói điều gì?

H: Văn bản trên có thể chia ra làm mấy phần? Hãy chỉ ra những phần đó?
H: Hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên?




H: Hãy phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên?

H: Vậy bố cục của văn bản là gì?
H: Từ việc phân tích trên, hãy cho biết một cách khái quát: Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì?


GV yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ sgk/25
Bước 1: Phân tích cách sắp xếp nội dung phần thân bài trong Tôi đi học
H: Phần thân bài văn bản Tôi đi học kể về những sự kiện nào ?
H: Các sự kiện đó được sắp xếp theo thứ tự nào ?

- Các sự kiện được sắp xếp theo sự hồi tưởng những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của tác giả. Các cảm xúc lại được sắp xếp theo thứ tự thời gian (hiện tại - quá khứ ), cảm xúc : liên tưởng (từ các em nhỏ - bản thân tác giả)
Bước 2: Phân tích diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng ở đoạn trích.
H: Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến tâm trạng đó trong phần thân bài ?
H: Vậy theo em phần thân bài của bài này được sắp xếp theo trình tự nào?

Bước 3: Trình tự trong văn miêu tả thế nào.
H: Khi tả người , con vật , phong cảnh ... em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào? Hãy kể một trình tự mà em thường gặp ?
Bước 4: Chỉ ra 2 nhóm sự việc về CVA trong phần thân bài.

H: Phần thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đề. Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc đó ?
- Các sự việc nói về Chu văn An là người tài cao - Các sự việc nói về Chu văn An là người đạo đức, được học trò kính trọng .
H: Theo em ở bài này các ý được sắp xếp theo trình tự nào?
- Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh.
Bước 5: Khái quát quy tắc sắp xếp, tổ chức nội dung thân bài.
H: Ở các bài trên ta thấy có nhiều trình tự sắp xếp nội dung khác nhau, vậy việc sắp xếp nội dung phần thân bài phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
H: Theo em các ý trong phần thân bài thường được sắp xếp theo những trình tự nào ?

+ GV cho hs biết thêm :
- Trình bày theo thứ tự thời gian: (miêu tả các sự kiện lịch sử ,tiểu sử , báo cáo quá trình công tác, tự sự). Thường kèm theo mốc thời gian (trước tiên , sau đó , thế rồi, cuối cùng ...)
GV chốt kiến thức: Yêu cầu HS đọc Ghi nhớ




HĐ cá nhân


HĐ cá nhân



HĐ cá nhân



HĐ cá nhân




HĐ cá nhân










HĐ cá nhân






HĐ cá nhân




HĐ cá nhân









HĐ cá nhân




HĐ cá nhân
I. BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
1. Ví dụ

Văn bản: “Người thầy đạo cao đức trọng”
- Ca ngợi người thầy đạo cao đức trọng

- Văn bản gồm có 3 phần :
+ Mở bài: Từ đầu … danh lợi. Giới thiệu chủ đề: thầy Chu văn An là người tài cao đức trọng.
+ Thân bài: Tiếp theo…vào thăm.Kể các sự việc để làm rõ chủ đề đã giới thiệu ở trên.
+ Kết bài: Còn lại .Khẳng định tài đức của thầy Chu văn An.
- Cả 3 phần đều tập trung làm rõ chủ đề.
2. Nhận xét
- Bố cục là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề .
- Gồm có 3 phần:
+ MB: Nêu chủ đề của văn bản
+ TB: Trình bày các khía cạnh của chủ đề
+ KB: Tổng kết chủ đề

* Ghi nhớ: sgk/25

II. CÁCH SẮP XẾP NỘI DUNG PHẦN THÂN BÀI
1. Ví dụ
a, VB Tôi đi học

- Cảm xúc trên đường tới trường, trên sân trường , trong lớp học.









b, VB Trong lòng mẹ


- Tình thương mẹ, thái độ căm ghét những hủ tục đã đày đọa mẹ
- Niềm vui sướng cực độ khi được ở trong lòng mẹ

- Theo mạch cảm xúc, theo sự phát triển của sự việc.


c, VB miêu tả

- Tả người, con vật : chỉnh thể - bộ phận hoặc tình cảm, cảm xúc;
- Tả phong cảnh : không gian, thời gian

d, VB Người thầy đạo cao đức trọng
- Các sự việc nói về Chu văn An là người tài cao - Các sự việc nói về Chu văn An là người đạo đức, được học trò kính trọng .











2. Nhận xét
- Việc sắp xếp nội dung phần thân bài tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết

- Các ý trong phần thân bài thường được sắp xếp theo trình tự:
+ Thời gian , không gian
+ Theo sự phát triển của sự việc
+ Theo mạch suy luận , cảm xúc của người viết





* Ghi nhớ 3 sgk.


Hoạt động 3: Luyện tập
- Thời gian: 10 phút.

Gv yêu cầu hs đọc bt:
* HĐ NHÓM CẶP ĐÔI (3P)
Các đoạn văn lần lượt được trình bày theo thứ tự nào? Chứng minh điều đó?









H: Cách triển khai ý: ý (a) – chứng minh trước rồi đến ý (b) - giải thích câu tục ngữ có phù hợp không?



H: Bố cục đó đã hợp lý hay chưa? Nếu chưa hợp lý phải sửa lại như thế nào?


HĐ cặp đôi













HĐ cặp đôi




HĐ cặp đôi
III. LUYỆN TẬP
1.
a. Miêu tà sân chim. Thứ tự không gian
Từ toàn thể, tổng quát đến cụ thể: nhìn xa - đến gần - đến tận nơi - đi xa dần
b. Cảnh Ba Vì Thứ tự thời gian: về chiều , lúc hoàng hôn.
c. Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của nó đối với luận điểm cần chứng minh. Nêu luận điểm chính à nêu các luận cứ chứng minh.
2 . Trình bày 2 ý:
a. Những ý nghĩ, cảm xúc của chú bé khi trả lời người cô.
b. Cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé khi được ở trong lòng mẹ.
3. muốn chứng minh tính đúng sai của một vấn đề, trước hết cần thông hiểu về vấn đề đó - Đưa phần giải thích lên trước phần chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ
- Trong phần giải thích có 2 ý:
+ Giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ.
+ Giải thích nghĩa bóng của câu tục ngữ

Hoạt động 4: Vận dụng
- Thời gian: ở nhà
Xác định bố cục của một văn bản sưu tầm.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
- Thời gian: ở nhà
- Làm hoàn chỉnh bài tập trong SGK phần luyện tập
- Chuẩn bị bài mới.


IV. RÚT KINH NGHIỆM
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top