giáo án Chủ đề lớp bò sát

Bụi Phấn

Thành Viên
Điểm
0
Giáo án kế hoạch dạy học theo chủ đề sinh học 7 :chủ đề bò sát hay, chi tiết, sáng tạo. Giáo án biên soạn file word soạn đầy đủ các bước theo yêu cầu của công văn 5512

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ LỚP BÒ SÁT



I/ Nội dung chủ đề:

1/ Các bài thuộc chủ đề:

- Bài 38:
Thằn lằn bóng đuôi dài.

- Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát.

2/ Mạch kiến thức:

- Đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài.

- Cấu tạo ngoài, di chuyển của thằn lằn.

- Đa dạng của bò sát về: số loài, môi trường sống, lối sống.

- Các loài khủng long.

- Đặc điểm chung của bò sát.

- Vai trò của bò sát trong tự nhiên và đời sống.

3/ Thời lượng: Số tiết học trên lớp 2 tiết

- Tiết 1: Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài.

- Tiết 2: Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát.

II/ Mục tiêu: (chung cho cả chủ đề)

1. Kiến thức
:

- Nêu được các đặc điểm cấu tạo phù hợp với sự di chuyển của bò sát trong môi trường sống trên cạn.

- Nêu được những đặc điểm cấu tạo thích nghi với điều kiện sống của đại diện (thằn lằn bóng đuôi dài). Biết tập tính di chuyển và bắt mồi của thằn lằn.

- Trình bày được tính đa dạng và thống nhất của bò sát. Phân biệt được ba bộ bò sát thường gặp (bộ có vảy, bộ rùa, bộ cá sấu).

- Nêu được vai trò của bò sát trong tự nhiên và tác dụng của nó đối với con người (làm thuốc, đồ mỹ nghệ, thực phẩm,...).

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức qua kênh hình.

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ những loài động vật có ích và bảo vệ môi trường sống của chúng.

- Giáo dục lòng yêu thích môn học.

4. Năng lực cần đạt.

4.1. Các năng lực chung:

4.1.1. Năng lực tự học:

-
Học sinh xác định được mục tiêu của chủ đề, tự đặt ra kế hoạch học tập để nổ lực thực hiện, lập và thực hiện kế hoạch học tập.

4.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề:

-
Học sinh ý thức được tình huống học tập và tiếp nhận để có phản ứng tích cực để trả lời: Trong tình hình thực tế ở địa phương có nhiều nhà máy hóa chất, xí nghiệp, khu vực khai thác vật liệu xây dựng có nhiều khói, bụi, khí thải, hoạt động canh tác nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến tập tính và sự đa dạng của lớp lớp bò sát. Vậy làm thế nào để hạn chế những hiện tượng đó?

- Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: Từ các nguồn tư liệu, trong SGK, Internet.

- Học sinh phân tích được các giải pháp thực hiện có phù hợp hay không?

4.1.3: Năng lực tư duy sáng tạo:

-
Học sinh đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập.

- Đề xuất được nhiều ý tưởng.

- Các kĩ năng tư duy.

4.1.4. Năng lực tự quản lý:

-
Quản lý bản thân: Nhận thức được vai trò quan trọng của lớp bò sát để bảo vệ các loài có lợi.

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề.

- Quản lý nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập.

4.1.5. Năng lực giao tiếp:

-
Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói, viết, ngôn ngữ cơ thể.

- Mục đích, nội dung, đối tượng, phương thức giao tiếp.

4.1.6. Năng lực hợp tác:

-
Làm việc cùng nhau, chia sẽ kinh nghiệm.

4.1.7. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

-
Khai thác có hiệu quả các nguồn thông tin từ Internet về vấn đề bảo vệ các động vật có ích.

4.1.8. Năng lực sử dụng ngôn ngữ:

-
Năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếng Anh trong nghiên cứu tài liệu.

- Sử dụng các thuật ngữ khoa học trong chủ đề.

4.2. Năng lực chuyên biệt.

4.2.1. Các kĩ năng khoa học:

-
Quan sát, mô tả, liệt kê, xác định vị trí: Tranh ảnh, mô hình, video để xác định được môi trường sống, đời sống, sinh sản, di chuyển và đặc điểm chung của lớp bò sát.

- Phân loại và phân nhóm các loài động vật được xếp vào lớp bò sát.

- Dự đoán: Khi các loài bò sát có lợi không được bảo vệ sẽ gây ra hậu quả gì? Khi điều kiện môi trường thay đổi thì các loài bò sát nói riêng và động vật nói chung có sự thay đổi như thế nào? Tuyên truyền tốt về vấn đề BVMT để bảo vệ sự đa dạng của động vật.

- Xử lý và trình bày số liệu (bao gồm: vẽ đồ thị, lập bản, sơ đồ, ảnh chụp,...) về cấu tạo, hoạt động, tập tính của bò sát.

- Hình thành giải thuyết khoa học: BVMT.

4.2.2. Các kĩ năng sinh học cơ bản:

-
Các phương pháp nghiên cứu giải phẩu và sinh lý động vật.

- Các phương pháp nghiên cứu môi trường và sinh thái học.

- Các phương pháp phân loại.



III. XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU:




Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Đời sống



Sinh sản và phát triển.





Di chuyển.


Đa dạng của bò sát.



Các loài khủng long.

Đặc điểm chung của bò sát.
Vai trò của bò sát.
- Nêu được đặc điểm về môi trường sống, đời sống, tập tính của thằn lằn.

- Nêu được đặc điểm sinh sản của thằn lằn.




- Nêu được thứ tự các cử động của thân và đuôi.
- Nêu được sự đa dạng của lớp bò sát: số loài, môi trường sống, lối sống.
- Biết được tổ tiên của bò sát.

- Nêu được đặc điểm chung của bò sát.
- So sánh với ếch đồng và rút ra được các đặc điểm thích nghi hoàn toàn với môi trường trên cạn.
- Hiểu được vì sao số lượng trứng của thằn lằn lại ít? Trứng có vỏ có ý nghĩa gì đối với đời sống trên cạn?




- Phân biệt được 3 bộ trong lớp bò sát: bộ có vảy, bộ cá sấu, bộ rùa.

- Hiểu lí do phồn thịnh và diệt vong của khủng long.











- Lấy ví dụ chứng minh vai trò của lớp bò sát.
+ Trong tự nhiên: trong nông nghiệp (qua mối quan hệ dinh dưỡng giúp tiêu diệt thiên địch).
+ Trong đời sống con người: cung cấp thực phẩm, dược liệu, sản phẩm mỹ nghệ,…
















- Đề xuất biện pháp bảo vệ các
loài bò sát có ích.
- Đề xuất cách sơ cứu khi bị rắn cắn.


IV. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI/ BÀI TẬP KTĐG NĂNG LỰC HỌC SINH:

1. Mức độ nhận biết:


Câu 1: Thằn lằn sống ở môi trường nào?

Câu 2: Mô tả các động tác di chuyển của thằn lằn.

Câu 3: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt ba bộ thường gặp trong lớp bò sát?

Câu 4: Nêu đặc điểm sinh sản của thằn lằn.

Câu 5: Trình bày đặc điểm chung của lớp bò sát.

2. Mức độ thông hiểu:

Câu 1: Trình bày các đặc điểm của thằn lằn thích nghi hoàn toàn với môi trường sống trên cạn.

Câu 2: Giải thích vì sao số lượng trứng của thằn lằn lại ít?

Câu 3: Trứng có vỏ có ý nghĩa gì đối với đời sống trên cạn?

Câu 4: So sánh cấu tạo ngoài của thằn lằn với ếch để thấy thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn?

Câu 5: Thân và đuôi của thằn lằn có vai trò gì trong di chuyển?

Câu 6: Phân biệt 3 bộ trong lớp bò sát: bộ có vảy, bộ cá sấu, bộ rùa.

Câu 7: Phân tích lí do phồn thịnh và diệt vong của khủng long.

Câu 8: Tại sao bò sát cỡ nhỏ vẫn tồn tại đến ngày nay?

3. Mức độ vận dụng thấp:

Câu 1: Lấy ví dụ chứng minh vai trò của lớp bò sát.

Câu 2: Vì sao hiện tượng thích nghi của bò sát với đời sống ở nước được gọi là hiện tượng thứ sinh?

Câu 4: Em hãy lập bảng phân biệt các đặc điểm (môi trường sống, cách di chuyển, sinh sản) của lớp lưỡng cư và bò sát.

4. Mức độ vận dụng cao

Câu 1: Em hãy kể về những lợi ích của bò sát. Từ những lợi ích trên em đã đề ra biện pháp gì để bảo vệ chúng?

Câu 2: Đề xuất cách sơ cứu khi bị rắn cắn.

V. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:


- Tranh cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng.

- Tranh các động tác di chuyển của thằn lằn.

- Tranh khủng long và một số đại diện lớp bò sát.

- Bảng phụ kẻ bảng sgk/125.

- Phiếu học tập so sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng với ếch đồng.

- Phiếu học tập phân biệt ba bộ thường gặp của lớp bò sát.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Kẻ bảng sgk/125 vào vở.

- Tranh ảnh về một số đại diện lớp bò sát.

Để Xem đầy đủ nội dung giáo án chủ đề các thầy cô hãy kích vào biểu tưởng word dưới đây (tải về hoàn toàn miễn phí)
 

Đính kèm

Sửa lần cuối:
Bạn có giáo án chủ đề lớp chim và chủ đề da sinh học 8 nữa không cho mình xin tham khảo với
 
Sửa lần cuối:

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Bụi Phấn,
Trả lời lần cuối từ
Bụi Phấn,
Trả lời
3
Lượt xem
1,356

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top