Tuần 33, Tiết 125:
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: - Phát hiện và khắc phục được một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô gíc
- Hiểu được hiệu quả của việc diễn đạt lô gíc
2. Kĩ năng: Phát hiện và chữa được các lỗi diễn đạt liên quan đến lô gíc
3. Thái độ: Có ý thức trong việc lựa chọn từ ngữ khi viết câu, dựng đoạn và tạo lập VB
4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp bằng tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ.
1.GV: soạn giáo án theo CKTKN, máy chiếu, bảng phụ
2. HS: Làm các bài tập SGK- 127-128
C. CÁC HOẠT DẠY- HỌC:
1. ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra kiến thức cũ : Kiểm tra chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới:
- Thời gian: 4phút
H: Phân tích hiệu quả diến đạt của trật tự từ sau:
H: Em có nhận xét gì về sự x.sếp trật tự từ trên của tác giả?
H: tại sao tác giả lựa chọn việc x.sếp đảo trật tự cúa pháp trong câu? M.đích?
GTBM: Trong khi nói và viết với dụng ý nghệ thuật người viết có thể lựa chọn một số trật tự từ không giống như bình thường. Thế nhưng đấy là những nhà văn nhà thơ – họ là những người tài hoa trong sử dụng từ ngữ, còn hs chúng ta khi viết câu, tạo lập văn bản do nhiều nguyên nhân thường mắc phải một số lỗi diễn đạt. Lỗi điễn đạt không chỉ thuần tuý liên quan đến mặt sử dụng ngôn ngữ mà còn liên quan đến tư duy của người nói, viết. Để nhận ra lỗi và biết cách chữa lỗi điễn đạt chúng ta phải đưa vào những quy tắc nào và chữa ra sao...
Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................
.................................................................................................................................
CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: - Phát hiện và khắc phục được một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô gíc
- Hiểu được hiệu quả của việc diễn đạt lô gíc
2. Kĩ năng: Phát hiện và chữa được các lỗi diễn đạt liên quan đến lô gíc
3. Thái độ: Có ý thức trong việc lựa chọn từ ngữ khi viết câu, dựng đoạn và tạo lập VB
4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp bằng tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ.
1.GV: soạn giáo án theo CKTKN, máy chiếu, bảng phụ
2. HS: Làm các bài tập SGK- 127-128
C. CÁC HOẠT DẠY- HỌC:
1. ổn định tổ chức: 1’
Lớp | Sĩ số | Ngày giảng | Điều chỉnh |
8A1 | | | |
8A2 | | | |
8A3 | | | |
2. Kiểm tra kiến thức cũ : Kiểm tra chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
- Thời gian: 4phút
H: Phân tích hiệu quả diến đạt của trật tự từ sau:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
H: Em có nhận xét gì về sự x.sếp trật tự từ trên của tác giả?
H: tại sao tác giả lựa chọn việc x.sếp đảo trật tự cúa pháp trong câu? M.đích?
GTBM: Trong khi nói và viết với dụng ý nghệ thuật người viết có thể lựa chọn một số trật tự từ không giống như bình thường. Thế nhưng đấy là những nhà văn nhà thơ – họ là những người tài hoa trong sử dụng từ ngữ, còn hs chúng ta khi viết câu, tạo lập văn bản do nhiều nguyên nhân thường mắc phải một số lỗi diễn đạt. Lỗi điễn đạt không chỉ thuần tuý liên quan đến mặt sử dụng ngôn ngữ mà còn liên quan đến tư duy của người nói, viết. Để nhận ra lỗi và biết cách chữa lỗi điễn đạt chúng ta phải đưa vào những quy tắc nào và chữa ra sao...
* Hoạt động 2: Luyện tập chữa lỗi. Thời gian:25 phút
HĐ của thầy | HĐ của HS | Nội dung |
? Xác định kiểu kết hợp ND giữa các vế trong câu a Câu a : - Khi viết một câu có kiểu kết hợp A và B khác thì A và B phải cùng loại, trong đó B là từ ngữ có nghĩa rộng, A có nghĩa hẹp - Trong câu này A và B thuộc hai loại khác nhau. A (quần áo, giầy dép), B(đồ dùng học tập). Do đó B không phải là từ có nghĩa rộng hơn A. ? Hãy sửa lại cho đúng lô gíc ? Xác định kiểu kết hợp ND giữa các vế trong câu b Câu b : - Khi viết một câu có kiểu kết hợp “A nói chung và B nói riêng thì A phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn từ ngữ B” ? phân tích lỗi và chữa lỗi trong câu b A: Thanh niên nói chung B: Bóng đá nói riêng -> Không cùng trường TV-> A không bao hàm được B-> sai lô gíc ? Em thấy câu c sai ở chỗ nào? Hãy sửa lại? - Khi viết một câu kiểu kết hợp A, B và C (quan hệ đẳng lập) thì A, B, C phải là những từ ngữ trường từ vựng biểu thị những khái niệm cùng một phạm trù - Trong câu này A, B, C không cùng một trường từ vựng (phân tích): Lão Hạc, Bước đường cùng là tên t/p, NNT là tên tác giả ? Hãy sửa lại cho đúng lô gíc? ? Em thấy câu d sai ở chỗ nào? - Trong câu hỏi lựa chọn A hay B, thì A – B bình đẳng với nhau, không bao hàm nhau. ? Vậy câu này sai ở chỗ nào? - Trong ví dụ này A bao hàm B à sai vì: A (trí thức) là từ ngữ có nghĩa rộng hơn (bao hàm) B (bác sĩ) ? Hãy sửa lại cho đúng lô gíc? ? Hãy xem xét câu e sai ở chỗ nào? - Khi viết kiểu câu có sự kết hợp “không chỉ A mà còn B” thì A, B không bao hàm nhau - Trong ví dụ này A bao hàm B nên sai : A (hay về nghệ thuật) bao hàm B (sắc sảo về ngôn từ) trong giá trị của 1 t/p VH có gtrị ngôn từ. ? Hãy sửa lại cho đúng? ? Em có NX gì về ND của các câu trong VD g? - Dụng ý người viết : Có ý đối lập đặc trưng của 2 người được mô tả. Khi đó các dấu hiệu đặc trưng phải được biểu thị bằng từ ngữ thuộc cùng 1 trường từ vựng đối lập nhau trong cùng 1 phạm trù. Nên cao gầy không thể đối lập với đặc trưng mặc áo Carô à sai Một người có thể có đtrưng hình dáng cao gầy vừa có đ.trưng trang phục là mặc áo Ca-rô ? Hãy sửa lại cho đúng ? NX cách sử dụng QHT “nên” trong VD h? - Nên là một quan hệ từ nối các vế có quan hệ nhân quả. Giữa chị Dậu… chịu khó và chị… yêu chồng con, không có quan hệ đó. ? Vậy có thể thay thế QHT “nên” bằng QHT nào? + Thay “nên” bằng “và” bỏ từ chị thứ hai để tránh lặp từ ? Hãy sửa lại cho đúng? ? Trong câu văn sử dụng cặp QHT nào? - Cặp QH từ: nếu...thì ? N. xét 2 về câu khi sử dụng cặp QHT: nếu...thì? - ND không phù hợp - Không thể nối hai vế với nhau bằng nếu… thì được - Từ : “có được” không phù hợp ? Hãy sửa lại cho đúng? ? N. xét nội dung hai vế trong ví dụ k - 2 vế kết hợp = QHT tăng tiến “vừa...vừa”, 2 về không được bao hàm nhau ? Hãy sửa lại cho đúng GV: Đưa bài tập, Xác định lỗi sai trong câu sau a/Anh bộ đội bị thương hai lần: Một lần ở cánh tay, một lần ở Điện Biên Phủ. GV: - Không cùng bình diện b/Tố Hữu là một nhà thơ lớn vì ông hoạt động CM từ thời thơ ấu. *Lỗi: Hai vế là quan hệ nhân quả nối với nhau bởi từ “vì”. Phần nguyên nhân giải thích không phù hợp với kq. c/HS không được uống rượu và hút thuốc lá - Lỗi: nghĩa của vế thứ 2 không rõ. d/ Gần trưa, đường phố tấp nập, xe cộ ngược xuôi càng ngày càng thưa dần. *Lỗi: Dùng từ “tấp nập” không phù hợp với ND của câu. g/ Các bạn ấy rất yêu văn nghệ và cả đi dã ngoại nữa. *Lỗi: văn nghệ và dã ngoại không thuộc cùng một trường từ vựng, không biểu thị những khái niệm thuộc cùng một phạm trù. | HĐ chung - Sửa lỗi HĐ chung - Sửa lỗi Thảo luận cặp đôi (2p) - Sửa lỗi Thảo luận cặp đôi (2p) Trình bày - Sửa lỗi HĐ chung - Sửa lỗi HĐ chung - Sửa lỗi - Sửa lỗi Thảo luận cặp đôi (2p) HĐ chung - Sửa lỗi HĐ chung HĐ chung Sửa lỗi | Bài tập 1- SGK- 127- 128 a. Sửa lại : + Chúng em… bão lụt quần áo, giầy dép và đồ dùng sinh hoạt khác. + Chúng em… bão lụt giấy bút, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác. b. - Sửa lại : + Trong thể thao nói chung, trong bóng đá nói riêng niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. + Trong thanh niên nói chung, trong sinh viên nói riêng niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. c. - Sửa lại: + Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố đã … 1945. + “Lão Hạc”, “Bước đường cùng”, “Tắt đèn” đã.... 1945. d.- Sửa lại : + Em muốn trở thành một g/v hay một bác sĩ. + Em muốn trở thành một tri thức hay một thuỷ thủ. e. - Sửa lại : + Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung + Bài thơ không chỉ hay về bố cục mà còn sắc sảo về ngôn từ. g. - Sửa lại : + Trên sân ga… 2 người. Một người thì cao gầy, còn 1 người thì lùn và mập. + Trên sân ga… 2 người. Một người thì mặc áo trắng, còn 1 người thì mặc áo ca-rô. h. Sửa lại : + Chị Dậu rất cần cù chịu khó và rất mực thương yêu chồng con. i. Sửa lại : + Thay “có được” bằng “hoàn thành được” k. Sửa lại : + Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ vừa tốn kém về tiền bạc. + Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn. Bài tập 2/ 128 a- Anh bộ đội bị thương hai lần: Một lần ở cánh tay, một lần ở chân. - Anh bộ đội bị thương hai lần: Một lần ở Hà Nội, một lần ở Điện Biên Phủ. b/ Chữa: TH là …lớn vì ông là một tài năng lớn, lại được rèn luyện trong cuộc đấu tranh CM. c - Chữa: HS không được uống rượu và không được hút thuốc lá. d - Chữa: Gần trưa, đường phố vắng vẻ, xe cộ ngược xuôi càng ngày càng thưa dần. g - Chữa: Các bạn ấy rất yêu văn nghệ và cả thể thao nữa. |
*. Hoạt động 3: Vận dung. Thời gian: 2 phút
? Trình bày một vấn đề bức thiết của quê hương em bằng một đoạn văn ngắn (5-7 câu) Nhóm 1: Vấn đề môi trường Nhóm 2: Vấn đề tệ nạn xã hội Nhóm 3: Vấn đề quyền trẻ em GV: Cho 7 phút, HS viết tự cử nhóm trưởng ghi chép Văn bản tự chọn, tự sự, trữ tình, biểu cảm, miêu tả, nghị luận, báo cáo… dài khoảng 5- 7 câu - HS báo cáo kết quả đã làm về tình hình địa phương theo các chủ đề đã giao ở trên - Trình bày miệng ngắn gọn, rõ ràng và truyền cảm |
*. Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng - Thời gian: 2 phút ? Tìm một số lỗi hay mắc trong các bài tập làm văn số 5 và số 6 đã trả? Nêu ngyên nhân và cách sửa? (HS có thể hoàn thiện ở nhà) - GV khái quát nội dung bài, yêu cầu HS hoàn thiện các bài tập, chuẩn bị bài: Ôn tập phần T.Việt HK II. |
.................................................................................................................................