Chúng ta nên làm gì để không xảy ra những tranh cãi về xử phạt học sinh.

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Xin đưa ra những đề nghị cụ thể:
  • Các đơn vị giáo dục từ trường, Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT cho tới Bộ GD&ĐT cần có Hội thảo về "Giáo dục học sinh cá biệt", "Xử phạt học sinh như thế nào?". Thưởng và vinh danh cho những sáng kiến kinh nghiệm được phổ biến trong toàn ngành.
  • Tăng cường rèn luyện kỹ năng sư phạm cho giáo viên trước những tình huống cụ thể. Có thể tổ chức những cuộc thi dưới hình thức giao lưu trong cộng đồng giáo viên về chủ đề này.
  • Liệu có nên đưa một số hình phạt cụ thể nào đó vào các hình thức kỷ luật học sinh? Cần tham khảo các hình thức xử phạt của các nước hiện nay để quyết định. Điều này sẽ giúp giáo viên không "co lại", "buông tay" với những vi phạm của học sinh khi mà việc kiểm điểm không có tác dụng.
  • Hiện nay, căn cứ chủ yếu để xem xét, kỷ luật học sinh là Điều lệ Trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011) và Thông tư số 08/1988/TT - BGDĐT từ năm 1988 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh phổ thông đã quá lạc hậu (đã 31 năm) so với tình hình thực tế cần được sửa đổi gấp cho thích hợp. Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên, Bộ GD&ĐT cho biết: "Bộ đang tích cực hoàn thành Dự thảo Quy chế sửa đổi để xin ý kiến đóng góp."
  • Các quy chế hay luật cần sửa đổi để trả lại cái uy ngày xưa của thầy cô giáo.
  • Những học sinh mà nhà trường bất lực cần đưa vào trường giáo dưỡng với hình thức giáo dục riêng, phù hợp hơn không để là gánh nặng cho nhà trường, thầy cô.
  • Luật Hình sự nên bổ sung những điều dành cho học sinh vị thành niên khi mắc phải những lỗi hình sự. Khi đó hành vi của học sinh không chỉ do Quy chế của Bộ GD&ĐT điều tiết mà còn có sự chi phối của Luật Hình sự.
  • Phụ huynh tố cáo, nói xấu thầy cô trên mạng xã hội không phải là giải pháp tích cực. Điều này có nên bổ sung vào Quy tắc ứng xử trong nhà trường không? Tôn trọng sự dân chủ nhưng phụ huynh nên ứng xử thế nào khi giáo viên sai trái? Tại sao phụ huynh không phản ánh với cơ quan quản lý giáo viên ấy mà vội tung lên mạng xã hội? Phụ huynh có trái tim chung nhịp đập với giáo viên thì mới có thể giáo dục được con em thuộc nhóm học sinh cá biệt.
  • Báo chí cũng cần định hướng rõ việc đăng tải các thông tin này hay là thông tin cho các cấp quản lý trực tiếp tránh tình trạng nóng vội làm hoang mang trong xã hội cùng như sự dao động trong cộng đồng giáo viên. Có những bài báo cho rằng sự việc phạt học sinh quỳ là "bạo lực học đường" liệu có nhầm lẫn gì không?
Rất mong các chuyên gia giáo dục, các thầy cô và các bậc phụ huynh cùng trao đổi về một vấn đề đang cần giải quyết triệt để để môi trường giáo dục lành mạnh hơn và tác dụng tích cực hơn.
Nguồn: Sưu tầm.
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
  • Các quy chế hay luật cần sửa đổi để trả lại cái uy ngày xưa của thầy cô giáo.
  • Những học sinh mà nhà trường bất lực cần đưa vào trường giáo dưỡng với hình thức giáo dục riêng, phù hợp hơn không để là gánh nặng cho nhà trường, thầy cô.
  • Luật Hình sự nên bổ sung những điều dành cho học sinh vị thành niên khi mắc phải những lỗi hình sự. Khi đó hành vi của học sinh không chỉ do Quy chế của Bộ GD&ĐT điều tiết mà còn có sự chi phối của Luật Hình sự.
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top