giáo án "Chuyện cổ tích về loài người" (Kết nối tri thức - Ngữ văn 6)

Trần Ngọc

S.Moderator
Con người từ đời này sang đời khác tạo thành những dòng chảy, truyền thống. Vì thế, khi sống hôm nay, ta phải biết được về nguồn cội của bản thân mình. Mình là ai, mình từ đâu đến, mình được sinh ra từ đâu, v.v... Lý giải những câu hỏi đó bằng con mắt thơ ca, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã viết nên bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. Hôm nay thầy/cô và các em sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc của loài người qua văn bản thơ này.

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

7103

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh)


ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT 18 – 19: VĂN BẢN 1. CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI


(Xuân Quỳnh)​

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt


- Xác định được chủ đề của bài thơ;

- Nhận biết được số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong bài, vần của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người;

- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng của thể loại thơ: thể thơ; ngôn ngữ trong thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ, v.v…

- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua yếu tố tự sự mang màu sắc cổ tích suy nguyên, những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ độc đáo.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chuyện cổ tích về loài người;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chuyện cổ tích về loài người;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Hình thành và phát triển ở HS những phẩm chất tốt đẹp: tình cảm, trách nhiệm với những người thân yêu trong gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật, những đoạn phim ngắn (ngâm thơ, đọc thơ), tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

+ Nêu tên một truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài mà em biết. Trong truyện kể đó, sự ra đời của loài người có điều gì kỳ lạ? (GV có thể gợi ý một số truyện như chuyện về Lạc Long Quân – Âu Cơ, Bàn Cổ khai thiên lập địa và Nữ Oa sáng tạo con người, truyện trong Kinh Thánh – Jehova sáng tạo ra con người, v.v... );

+ Đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ viết về tình cảm gia đình mà em biết.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nêu tên truyện kể về nguồn gốc và nói về sự ra đời kỳ lạ của loài người trong truyện kể đó;

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
Chúng ta ai cũng được cha mẹ sinh ra. Cha mẹ chúng ta cũng vậy, đều được ông bà của ta sinh ra. Đến lượt ông bà và bậc tổ tiên của ta cũng đều như vậy. Con người từ đời này sang đời khác tạo thành những dòng chảy, truyền thống. Vì thế, khi sống hôm nay, ta phải biết được về nguồn cội của bản thân mình. Mình là ai, mình từ đâu đến, mình được sinh ra từ đâu, v.v... Lý giải những câu hỏi đó bằng con mắt thơ ca, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã viết nên bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. Hôm nay thầy/cô và các em sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc của loài người qua văn bản thơ này.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được thông tin chính về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm, lưu loát, giọng kể chậm. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó yêu cầu HS thay nhau đọc thành tiếng từng đoạn cho đến hết VB.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe, thảo luận.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng
GV bổ sung:
- Xuân Quỳnh có thơ đăng báo năm 19 tuổi, trở thành nhà thơ chuyên nghiệp sau khi qua lớp bồi dưỡng những người viết văn trẻ khoá đầu tiên của Hội Nhà Văn Việt Nam (1962-1964).
- Xuân Quỳnh được coi là nhà thơ nữ hàng đầu của nửa cuối thế kỷ 20.
- Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình... Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường. Hiện thực xã hội trong thơ Xuân Quỳnh như một bối cảnh cho tâm trạng. Do vậy thơ Xuân Quỳnh hướng nội, rất tâm trạng cá nhân nhưng không là thứ tháp ngà xa rời đời sống.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả

- Họ tên đầy đủ: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh;
- Năm sinh – năm mất:1942 – 1988;
- Quê quán: La Khê – Hà Đông – Hà Tây, nay là Hà Nội.
- Truyện và thơ viết cho thiếu nhi của bà tràn đầy tình yêu thương, trìu mến, có hình thức giản dị, ngôn ngữ trong trẻo, phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của trẻ em.
- Những tác phẩm truyện và thơ viết cho thiếu nhi tiêu biểu: Lời ru mặt đất, Bầu trời trong quả trứng, Bến tàu trong thành phố,...
2. Tác phẩm
- Chuyện cổ tích về loài người là bài thơ được rút ra từ tập thơ Lời ru trên mặt đất, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1978, tr. 49 – 52.
Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản Chuyện cổ tích về loài người;

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời các câu hỏi:
+ Nhân vật chính trong VB là ai?
+ Phương thức biểu đạt của VB là gì? Có sự kết hợp nào ở đây không?

- GV yêu cầu HS xác định bố cục của VB;
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận;
- GV gọi HS khác nhẫn xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.

NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Thế giới trước và sau khi có sự xuất hiện của trẻ em đã có sự thay đổi. Em hãy nêu những sự thay đổi đó?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Sự thay đổi về thế giới từ tối tăm sang có ánh sáng chỉ xuất hiện trong bài thơ của Xuân Quỳnh hay còn xuất hiện ở những câu chuyện khác? Nếu có, hãy kể tên những chuyện đó.
+ Vì trẻ em mà thế giới đã thay đổi, điều đó nói lên ý nghĩa gì của trẻ em đối với thế giới?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi;
- Dự kiến sản phẩm:
+ Thế giới đã có sự thay đổi khi trẻ em xuất hiện. Từ tối tăm sang có ánh sáng. Điều này cho thấy ý nghĩa to lớn của trẻ em đối với thế giới, trẻ em là trung tâm của thế giới, là tương lai của thế giới.
+ Thế giới từ tối tăm chưa có gì đến có ánh sáng, màu sắc, muôn loài giống với nhiều truyện kể nguồn gốc khác trên thế giới.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi;
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
NV3:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV lần lượt đặt câu hỏi:
+ Trong VB, món quà tình cảm nào mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ?
+ Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Điều bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó là gì?
+ Điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ?
+ Bố và bà có yêu thương bé như mẹ yêu thương bé không?
+ Mỗi thành viên trong gia đình cho trẻ những điều khác nhau. Từ đây, em rút ra được điều gì?
+ Câu chuyện về nguồn gốc của loài người qua lời thơ của tác giả Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện nguồn gốc loài người mà em biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi;
- Dự kiến sản phẩm:
+ Chỉ có mẹ cho bé tình yêu và lời ru, bế bồng chăm sóc;
+ Bà cho bé những câu chuyện ngày xưa và câu chuyện ngày sau;
+ Bố cho bé hiểu biết, kiến thức.
+ Sự khác biệt giữa VB của nhà thơ Xuân Quỳnh và những chuyện kể khác ở chỗ, VB của nhà thơ Xuân Quỳnh tập trung vào trẻ em, trẻ em là trung tâm, trẻ em có trước, rồi mọi thứ mới có sau.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện và thảo luận
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức Ghi lên bảng.


















































NV4:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV đặt câu hỏi:
+ Em hãy nêu căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ.
+ Nhan đề Chuyện cổ t
ích về loài người gợi cho em suy nghĩ gì? Tại sao một bài thơ là có nhan đề là chuyện cổ tích? Điều này có gì mâu thuẫn hay đặc biệt không?
Bước 2: HS trao đổi, thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi;
- Dự kiến sản phẩm:
+ Các yếu tố để xác định VB Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ: vần, nhịp điệu, chia thành các khổ.
+ Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người là sự kết hợp giữa biểu cảm và tự sự.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Tìm hiểu chung

- Nhân vật chính: trẻ em;
- Phương thức biểu đạt: trữ tình kết hợp tự sự và miêu tả;
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Khổ 1: Thế giới trước khi trẻ con ra đời;
+ Phần 2: Thế giới sau khi trẻ con ra đời
Khổ 2: Những thay đổi về thiên nhiên đầu tiên khi trẻ con sinh ra;
Khổ 3: Sự xuất hiện của mẹ để cho trẻ tình yêu và lời ru
Khổ 4: Sự xuất hiện của bà để kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ
Khổ 5: Sự xuất hiện của bố và tình yêu thương của bố để cho trẻ có nhận thức về thế giới
Khổ 6: Sự xuất hiện của trường lớp và thầy giáo để cho trẻ được đi học và có kiến thức.
2. Tìm hiểu chi tiết
2.1. Thế giới trước khi trẻ con ra đời

- Trời được sinh ra đầu tiên. Thế giới lúc này chưa có gì cả, chưa có cây cối, ánh sáng, màu sắc. Tất cả mới chỉ là một màu đen.
2.2. Thế giới sau khi trẻ con ra đời
a. Sự biến đổi:
+ Thiên nhiên: Mặt trời bắt đầu nhô cao ánh sáng xuất hiện bắt đầu có màu sắc và sự sống của muôn loài:
Màu sắc: màu xanh của cỏ cây, màu đỏ của hoa
Loài vật: chim hót
Sự vật: gió, sông, biển, đám mây, con đường
Sông cần đến mênh mông/ Biển có từ thuở đó – tư duy thơ của Xuân Quỳnh. Có thể liên hệ với bài thơ Sóng: Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể
KL1: Tưởng tượng có nét tương đồng với các truyện kể nguồn gốc khác trên thế giới như: truyện Bàn Canh khai thiên lập địa và Nữ Oa sáng tạo con người; truyện trong Kinh Thánh về Jehova sáng tạo ra thế giới và con người trong 7 ngày.
KL2: Theo VB, mỗi sự thay đổi trên thế giới đều bắt nguồn từ sự sinh ra của trẻ con. Các sự vật, hiện tượng xuất hiện đều để nâng đỡ, nuôi dưỡng, góp phần giúp trẻ con trưởng thành cả về vật chất và tâm hồn.
b. Vai trò của sự xuất hiện các thành viên trong gia đình đối với trẻ em
- Món quà tình cảm chỉ mẹ mới có thể đem đến được cho trẻ:
+ Tình yêu và lời ru
Tình yêu: bế bồng chăm sóc;
Lời ru: những lời ru quen thuộc, gắn liền không gian sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Việt (đã xuất hiện nhiều trong văn học dân gian như truyện cổ tích, ca dao, v.v...):
cái bống cái bang, cái hoa: không dùng là “con cá bống” hay “bông hoa” mà dùng chỉ từ “cái” – cách nói mộc mạc, giản dị, gần gũi;
cánh cò, vị gừng, vết lấm, cơn mưa, bãi sông cát vắng, v.v...
- Những câu chuyện bà kể cho trẻ và những điều bà muốn gửi gắm:
+ Chuyện bà kể cho trẻ: Chuyện ngày xưa, ngày sau
Chuyện ngày xưa
: Chuyện cổ: con cóc, nàng tiên, cô Tấm, Lý Thông, v.v...
Chuyện ngày sau: chuyện ngày sau này là trong đối sánh với ngày xưa, nó có thể vẫn là những câu chuyện cổ hoặc là chuyện mà với một người nhiều tuổi, có nhiều trải nghiệm như bà có thể đoán định được.
+ Điều bà muốn gửi gắm qua câu chuyện: Chuyện cô Tấm ở hiền/ Thằng Lý Thông ở ác Cách gọi: “cô” Tấm, “thằng” Lý Thông cách gọi thể hiện thái độ, mang tính chất nhận xét.
sống có đạo lý, ở hiền gặp lành, được mọi người quý mến, ở ác gặp ác, bị mọi người khinh ghét. Những câu chuyện cổ tích đó là suối nguồn trong trẻo nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn trẻ thơ.
+ Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện

Bà là người nhiều tuổi nhất so với bố, mẹ, thầy giáo am tường nhiều vấn đề của quá khứ, có thể đoán định tương lai và là người sống tình cảm.
- Điều bố dành cho trẻ: khác với điều mà mẹ và bà dành cho trẻ
+ Bà và mẹ: tình cảm, sự yêu thương chăm sóc, lơi ru, câu chuyện cổ tích
Mẹ cho tình yêu, mẹ bế bồng chăm sóc, mẹ hát
Bà cho thỏa mãn khao khát nghe những câu chuyện
+ Bố cho hiểu biết, bố là biểu hiện của lý trí, thay vì tình cảm. Bố không bế bồng, không kể như mẹ, như bà mà bố dạy vừa nghiêm khắc vừa yêu thương.
Mỗi thành viên trong gia đình đều yêu thương, quan tâm đến trẻ. Nhưng mỗi người lại có cách thê thiện tình yêu và vai trò riêng đối với trẻ.
+ Hình ảnh trường lớp và thầy giáo:
Hiện lên với các hình ảnh: chữ viết, ghế, bàn, lớp học, bảng, phấn và thầy giáo
Những hình ảnh thân thương, bình dị nhưng đã mang đến cho trẻ thơ những bài học về đạo đức, tri thức, nuôi dưỡng những ước mơ đẹp, v.v... giúp trẻ trưởng thành.
c. Sự giống và khác nhau giữa câu chuyện của nhà thơ Xuân Quỳnh với những câu chuyện nguồn gốc khác
- Giống: đều có những yếu tố hoang đường, kỳ ảo; đều nói về nguồn gốc của loài người;
- Điểm khác biệt của nhà thơ Xuân Quỳnh:
+ Không phải người lớn được sinh ra trước mà là trẻ con Tư tưởng: trẻ con chính là trung tâm của vũ trụ, là những thế hệ mầm non, tương lai Cần được nâng niu, hướng dẫn;
+ Cách kể mang nét độc đáo, gần gũi với ca dao, tưởng phi lý nhưng lại rất đúng: Có trẻ con rồi người lớn mới trở thành bậc ông bà, cha mẹ: Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu rồi mới sinh bà sinh ông.
Sự khác biệt đó thể hiện điều nữ nhà thơ muốn nhắn gửi:
+ Tới trẻ em: Yêu thương những người thân trong gia đình từ những cử chỉ, hành động nhỏ nhất, giản dị, gần gũi nhất;
+ Tới các bậc làm cha mẹ: yêu thương, chăm sóc và dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất vì các em chính là tương lai của gia đình, đất nước.
III. Tổng kết
1. Giá trị nghệ thuật

- Nhan đề và thể loại:
+ Thể loại: thơ phương thức biểu đạt: biểu cảm
Mỗi dòng thơ có năm tiếng, các dòng được sắp xếp theo khổ và không giới hạn số lượng dòng trong một bài;
Sử dụng vần chân ở hầu hết các dòng thơ (Từ cánh cò rất trắng/ Từ vị gừng rất đắng/ [...]/ Từ bãi sông cát vắng);
Mỗi dòng đều được ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3 tạo âm điệu nhịp nhàng như thủ thỉ, tâm tình, gần gũi với trẻ em:
Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
[...]
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây

Yếu tố tự sự trong thơ: phương thức biểu cảm kết hợp tự sự; nhan đề chuyện cổ tích gợi liên tưởng tới những câu chuyện tưởng tượng về sự xuất hiện của loài người trong vũ trụ dưới hình thức cổ tích suy nguyên, giải thích nguồn gốc của loài người mang màu sắc hoang đường, kỳ ảo.
Thơ trữ tình kết hợp yếu tố tự sự và các màu sắc hoang đường, kỳ ảo.
- Mạch thơ tuyến tính;
2. Nội dung
Chuyện cổ tích về loài người
là một bài thơ với sự tưởng tượng hư cấu về nguồn gốc của loài người hướng con người chú ý đến trẻ em. Bài thơ tràn đầy tình yêu thương, trìu mến đối với con người, trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều được dành cho trẻ em. Mọi vật, mọi người sinh ra đều dành cho trẻ em, để yêu mến và giúp đỡ trẻ em.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

-
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm hoặc tổ chức cuộc thi kể lại VB thơ vừa được học.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

GV gợi ý có thể lựa chọn một trong các đoạn thơ: đoạn thơ nói về sự thay đổi của thế giới khi trẻ em xuất hiện; đoạn thơ thể hiện tình yêu thương, chăm sóc của mẹ; đoạn thơ bà kể chuyện và những điều bà muốn nhắn gửi; đoạn thơ bố dạy cho sự hiểu biết; đoạn thơ về trường lớp và thầy giáo, v.v...

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.


IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giáGhi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC

Trên đây là Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Bài 2: Gõ cửa trái tim được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: giaoanchuan.com
 

Đính kèm

  • gõ cửa trái tim.docx
    121.9 KB · Lượt xem: 2
Sửa lần cuối:

Trần Ngọc

S.Moderator
“Chuyện cổ tích về loài người” - Xuân Quỳnh
I. Đọc hiểu văn bản

1. Thế giới trước khi trẻ con ra đời…


- Trời được sinh ra đầu tiên, lúc này thế giới chưa có gì, chưa có cây cối, ánh sáng, màu sắc, tất cả là màu đen.

2. Thế giới sau khi trẻ con ra đời

* Sự biến đổi:

- Thiên nhiên:Mặt trời bắt đầu nhô cao, ánh sáng xuất hiện bắt đầu có màu sắc và sự sống của muôn loài.
- Màu sắc: màu xanh của cỏ cây, màu đỏ của hoa.
- Loài vật: chim hót.
- Sự vật: gió, sông, biển, đám mây, con đường.
-> Tưởng tượng có nét tương đồng với các truyện kể nguồn gốc khác trên thế giới: Nữ oa sáng tạo con người. Truyện trong kinh thánh về jiho;
- Mọi sự thay đổi đều bắt đầu từ việc xuất hiện trẻ con. Các sự vật xuất hiện đều nâng đỡ cho trẻ em phát triển về vật chất và tâm hồn.

3. Vai trò của bố, mẹ, bà trong gia đình đối với trẻ em

- Món quà tình cảm chỉ có thể mẹ đem đến cho các em:
+ Những lời ru quen thuộc gắn liền với truyền thống văn hóa.
+ Lời ru mộc mạc dễ hiểu, dễ ăn sâu vào tâm hồn trẻ thơ.
- Bà thỏa mãn việc kể chuyện cho nghe:
+ Chuyện ngày xưa: chuyện cổ con cóc nàng tiên, cô tấm và lí thông.
+ Chuyện ngày sau: Những chuyện trong trải nghiệm của bà, chuyện bà tiên đoán để dạy cháu...chuyện bà kể luôn mang tính đạo lí, có tính chất giáo dục, hướng các em đến những hành động tốt đẹp, lối sống đẹp.
- Bố đại diện cho lí trí, bố cho sự hiểu biết…Bố vừa nghiêm khắc lại vừa yêu thương.
-> Tất cả luôn yêu thương, quan tâm đến trẻ…

II. Tổng kết

1. Nội dung bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”


“Chuyện cổ tích về loài người” – Xuân Quỳnh kể về sữ xuất hiện của loài người rồi sự trưởng thành, phát triển, tiến đến xã hội văn minh. Bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Mọi sự sinh ra trên đời này là vì trẻ em, vì cuộc sống hôm nay và mai sau của trẻ em.

2. Nghệ thuật bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”

Thể thơ 5 chữ kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả cùng các biện pháp tu từ như điệp ngữ.
 

Hà Trang 2021

Thành Viên
“Chuyện cổ tích về loài người”
-Xuân Quỳnh-


"Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác

***

Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Màu đỏ làm ra hoa
Chim bấy giờ sinh ra
Cho trẻ nghe tiếng hót
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp
Muốn trẻ con được tắm
Sông bắt đầu làm sông
Sông cần đến mênh mông
Biển có từ thuở đó
Biển thì cho ý nghĩ
Biển sinh cá sinh tôm
Biển sinh những cánh buồm
Cho trẻ con đi khắp
Đám mây cho bóng rợp
Trời nắng mây theo che
Khi trẻ con tập đi
Đường có từ ngày đó
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng...

Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác...
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện

Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất...

Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo...
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người” trước nhất"
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top