Lãnh đạo cách mạng tư sản là một chuyên đề lịch sử lớp 8 rất quan trong.
Cách mạng tư sản là bước chuyển từ hình thái kinh tế xã hội phong kiến sang hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa. Nó được thực hiện bằng cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, giành chính quyền giữa tập đoàn phong kiến phản động, bảo thủ với giai cấp tư sản tiến bộ, có sự tham gia của quần của quần chúng nhân dân. Khi tìm hiểu về cách mạng tư sản có rất nhiều vấn đề được quan tâm như: động lực của cách mạng, nhiệm vụ, mục tiêu,… Trong nhiều vấn đề ấy, lực lượng lãnh đạo cũng rất quan trọng. Dưới đây là những thảo luận xoay quanh về lực lượng lãnh đạo của cách mạng tư sản.
1. Lãnh đạo cách mạng thường là giai cấp tư sản bên cạnh đó còn có thể là các giai cấp, tầng lớp khác
Trước đây khi nói về cách mạng tư sản, nhiều người cho rằng lãnh đạo cách mạng tư sản là giai cấp tư sản nhưng ngày nay với cách nhìn toàn diện và đầy đủ, chúng ta có thể khẳng định rằng giai cấp tư sản thông thường là giai cấp lãnh đạo nhưng do điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước mà lãnh đạo cách mạng tư sản có thể bao gồm: quý tộc mới (cách mạng tư sản Anh), chủ nô (chiến tranh giành độc lập của thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ), Iunco (Cuộc đâú tranh thống nhất nước Đức)… Để làm rõ điều này chúng ta cần hiểu rõ về giai cấp tư sản và các giai cấp, tầng lớp ngay trong từng cuộc cách mạng tư sản cụ thể.
Trước hết thảo luận cần làm rõ nguồn gốc, đặc điểm chung của giai cấp tư sản. Bắt đầu từ thế kỉ XI trở đi, các thành thị ở châu Âu ra đời và phát triển với số lượng ngày một nhiều. Thành thị xuất hiện là một dấu hiệu của văn minh, là sự đối lập với chế độ phong kiến. Cùng với sự lớn mạnh của thành thị, tầng lớp thị dân trở nên giàu có; sự hoạt động của công thương nghiệp đã có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Tây Âu. Sự khởi sắc của sức sản xuất đã góp phần phá vỡ nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp của các lãnh địa, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa phát triển. Trong nông nghiệp và thủ công nghiệp cũng có sự tiến bộ về năng suất lao động và có sự chuyên môn hóa. Cùng với quá trình hình thành và phát triển của phương thức sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa, xã hội Tây Âu đã có sự biến đổi quan trọng đó là sự ra đời của các giai cấp mới mà nổi bật là giai cấp tư sản. Chủ xưởng, chủ hầm mỏ, chủ đồn điền và thương nhân không trực tiếp sản xuất, thuê nhân công làm thuê, thu lợi nhuận thông qua việc bóc lột sức lao động của công nhân. Họ ngày càng giàu có và trở thành giai cấp tư sản. Trên đây là quá trình ra đời và đặc điểm chung của giai cấp tư sản còn khi xét cụ thể ở từng cuộc cách mạng tư sản chúng ta sẽ có cái nhìn đầy đủ và đa chiều hơn.
Ở nước Anh, giai cấp tư sản bao gồm thương nhân và chủ xưởng công trường thủ công. Vào đầu thế kỉ XVII, họ là giai cấp tiến bộ nhưng lại có nhiều bộ phận với quyền lợi khác nhau nên tinh thần cách mạng cũng không giống nhau. Trước khi cách mạng bùng nổ, giai cấp tư sản Anh đã trở thành một lực lượng kinh tế và chính trị đáng kể nhưng chưa đủ sức để một mình lãnh đạo cách mạng.
Ở nước Pháp, giai cấp tư sản là giai cấp có thế lực kinh tế lớn nhất. Giai cấp tư sản tập trung trong tay mình những nguồn vốn khổng lồ, làm chủ những xí nghiệp công nghiệp trong nước, khống chế nội và ngoại thương, làm chủ nhiều diện tích đất đai. Giai cấp tư sản là những người vừa giàu có hơn, lại vừa có tri thức hơn các đẳng cấp có đặc quyền khác. Giai cấp tư sản Pháp lại phân hóa thành nhiều tầng lớp: đại tư sản tài chính, đại tư sản công thương, tư sản công thương vừa và nhỏ,…
Từ việc tìm hiểu hai cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh và ở Pháp, chúng ta cần khẳng định lại rằng thông thường lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản là giai cấp tư sản. Tuy vậy cũng cần thấy rằng ở mỗi nước, mỗi cuộc cách mạng tư sản, lực lượng lãnh đạo còn có thể nhiều hơn ngoài giai cấp tư sản.
Trong cách mạng tư sản Anh, ngoài tư sản, tầng lớp quý tộc mới cũng là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Trước sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp, một số quý tộc hạng vừa và nhỏ kinh doanh đất theo lối tư bản chủ nghĩa, thuê nhân công để nuôi cừu, sản xuất nông nghiệp theo cách thức của giai cấp tư sản hay đem đất cho nhà tư bản nông nghiệp thuê. Họ đã trở thành tầng lớp quý tộc tư sản hóa được gọi là quý tộc mới. Trong thu nhập của họ địa tô và lợi nhuận từ công thương nghiệp kết hợp với nhau. Một số quý tộc mới xuất thân từ giới công thương nghiệp. Để làm giàu quý tộc mới đẩy mạnh quá trình rào đất cướp ruộng, bỏ tiền mở các xưởng sản xuất bia rượu. Quý tộc mới dựa vào những lợi thế về chính trị và kinh tế của mình cùng mong muốn xóa bỏ những rào cản mà chế độ phong kiến dựng lên nên đã nhanh chóng trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng cùng với giai cấp tư sản.
Trong cuộc đấu tranh của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, sát cánh cùng giai cấp tư sản lại là tầng lớp chủ nô. Chủ nô sở hữu ruộng đất lớn, dưới hình thức đồn điền. Họ sử dụng chủ yếu lao động là nô lệ da đen. Mặc dù kinh tế đồn điền ở đây dựa vào sức lao động của người nô lệ nhưng lại gắn liền với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Nhìn rộng hơn, ta còn thấy rằng lãnh đạo cách mạng tư sản không những là giai cấp tư sản và các giai cấp, tầng lớp khác mà thậm chí ở nhiều cuộc cách mạng giai cấp lãnh đạo không phải là giai cấp tư sản mà nếu có thì chỉ mang một vài nét tư sản. Đó là tầng lớp quý tộc Iunco trong cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức, là tầng lớp phong kiến tư sản hóa trong cuộc cải cách Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản,…
Để xem toàn bộ nội dung chuyên đề hãy kích vào biểu tượng word dưới đây để tải về ( Hoàn toàn miễn phí)
Cách mạng tư sản là bước chuyển từ hình thái kinh tế xã hội phong kiến sang hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa. Nó được thực hiện bằng cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, giành chính quyền giữa tập đoàn phong kiến phản động, bảo thủ với giai cấp tư sản tiến bộ, có sự tham gia của quần của quần chúng nhân dân. Khi tìm hiểu về cách mạng tư sản có rất nhiều vấn đề được quan tâm như: động lực của cách mạng, nhiệm vụ, mục tiêu,… Trong nhiều vấn đề ấy, lực lượng lãnh đạo cũng rất quan trọng. Dưới đây là những thảo luận xoay quanh về lực lượng lãnh đạo của cách mạng tư sản.
1. Lãnh đạo cách mạng thường là giai cấp tư sản bên cạnh đó còn có thể là các giai cấp, tầng lớp khác
Trước đây khi nói về cách mạng tư sản, nhiều người cho rằng lãnh đạo cách mạng tư sản là giai cấp tư sản nhưng ngày nay với cách nhìn toàn diện và đầy đủ, chúng ta có thể khẳng định rằng giai cấp tư sản thông thường là giai cấp lãnh đạo nhưng do điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước mà lãnh đạo cách mạng tư sản có thể bao gồm: quý tộc mới (cách mạng tư sản Anh), chủ nô (chiến tranh giành độc lập của thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ), Iunco (Cuộc đâú tranh thống nhất nước Đức)… Để làm rõ điều này chúng ta cần hiểu rõ về giai cấp tư sản và các giai cấp, tầng lớp ngay trong từng cuộc cách mạng tư sản cụ thể.
Trước hết thảo luận cần làm rõ nguồn gốc, đặc điểm chung của giai cấp tư sản. Bắt đầu từ thế kỉ XI trở đi, các thành thị ở châu Âu ra đời và phát triển với số lượng ngày một nhiều. Thành thị xuất hiện là một dấu hiệu của văn minh, là sự đối lập với chế độ phong kiến. Cùng với sự lớn mạnh của thành thị, tầng lớp thị dân trở nên giàu có; sự hoạt động của công thương nghiệp đã có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Tây Âu. Sự khởi sắc của sức sản xuất đã góp phần phá vỡ nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp của các lãnh địa, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa phát triển. Trong nông nghiệp và thủ công nghiệp cũng có sự tiến bộ về năng suất lao động và có sự chuyên môn hóa. Cùng với quá trình hình thành và phát triển của phương thức sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa, xã hội Tây Âu đã có sự biến đổi quan trọng đó là sự ra đời của các giai cấp mới mà nổi bật là giai cấp tư sản. Chủ xưởng, chủ hầm mỏ, chủ đồn điền và thương nhân không trực tiếp sản xuất, thuê nhân công làm thuê, thu lợi nhuận thông qua việc bóc lột sức lao động của công nhân. Họ ngày càng giàu có và trở thành giai cấp tư sản. Trên đây là quá trình ra đời và đặc điểm chung của giai cấp tư sản còn khi xét cụ thể ở từng cuộc cách mạng tư sản chúng ta sẽ có cái nhìn đầy đủ và đa chiều hơn.
Ở nước Anh, giai cấp tư sản bao gồm thương nhân và chủ xưởng công trường thủ công. Vào đầu thế kỉ XVII, họ là giai cấp tiến bộ nhưng lại có nhiều bộ phận với quyền lợi khác nhau nên tinh thần cách mạng cũng không giống nhau. Trước khi cách mạng bùng nổ, giai cấp tư sản Anh đã trở thành một lực lượng kinh tế và chính trị đáng kể nhưng chưa đủ sức để một mình lãnh đạo cách mạng.
Ở nước Pháp, giai cấp tư sản là giai cấp có thế lực kinh tế lớn nhất. Giai cấp tư sản tập trung trong tay mình những nguồn vốn khổng lồ, làm chủ những xí nghiệp công nghiệp trong nước, khống chế nội và ngoại thương, làm chủ nhiều diện tích đất đai. Giai cấp tư sản là những người vừa giàu có hơn, lại vừa có tri thức hơn các đẳng cấp có đặc quyền khác. Giai cấp tư sản Pháp lại phân hóa thành nhiều tầng lớp: đại tư sản tài chính, đại tư sản công thương, tư sản công thương vừa và nhỏ,…
Từ việc tìm hiểu hai cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh và ở Pháp, chúng ta cần khẳng định lại rằng thông thường lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản là giai cấp tư sản. Tuy vậy cũng cần thấy rằng ở mỗi nước, mỗi cuộc cách mạng tư sản, lực lượng lãnh đạo còn có thể nhiều hơn ngoài giai cấp tư sản.
Trong cách mạng tư sản Anh, ngoài tư sản, tầng lớp quý tộc mới cũng là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Trước sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp, một số quý tộc hạng vừa và nhỏ kinh doanh đất theo lối tư bản chủ nghĩa, thuê nhân công để nuôi cừu, sản xuất nông nghiệp theo cách thức của giai cấp tư sản hay đem đất cho nhà tư bản nông nghiệp thuê. Họ đã trở thành tầng lớp quý tộc tư sản hóa được gọi là quý tộc mới. Trong thu nhập của họ địa tô và lợi nhuận từ công thương nghiệp kết hợp với nhau. Một số quý tộc mới xuất thân từ giới công thương nghiệp. Để làm giàu quý tộc mới đẩy mạnh quá trình rào đất cướp ruộng, bỏ tiền mở các xưởng sản xuất bia rượu. Quý tộc mới dựa vào những lợi thế về chính trị và kinh tế của mình cùng mong muốn xóa bỏ những rào cản mà chế độ phong kiến dựng lên nên đã nhanh chóng trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng cùng với giai cấp tư sản.
Trong cuộc đấu tranh của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, sát cánh cùng giai cấp tư sản lại là tầng lớp chủ nô. Chủ nô sở hữu ruộng đất lớn, dưới hình thức đồn điền. Họ sử dụng chủ yếu lao động là nô lệ da đen. Mặc dù kinh tế đồn điền ở đây dựa vào sức lao động của người nô lệ nhưng lại gắn liền với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Nhìn rộng hơn, ta còn thấy rằng lãnh đạo cách mạng tư sản không những là giai cấp tư sản và các giai cấp, tầng lớp khác mà thậm chí ở nhiều cuộc cách mạng giai cấp lãnh đạo không phải là giai cấp tư sản mà nếu có thì chỉ mang một vài nét tư sản. Đó là tầng lớp quý tộc Iunco trong cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức, là tầng lớp phong kiến tư sản hóa trong cuộc cải cách Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản,…
Để xem toàn bộ nội dung chuyên đề hãy kích vào biểu tượng word dưới đây để tải về ( Hoàn toàn miễn phí)
Đính kèm
Sửa lần cuối: