Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tiết: 40
§ 10. CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ

I. MỤC TIÊU
Kiến thức:

+ Biết được khái niệm mô hình dữ liệu và các đặc trưng cơ bản của mô hình này.

+ Biết khái niệm CSDL quan hệ, khóa và liên kết giữa các bảng.

+ Có sự liên hệ với các thao tác cụ thể ở chương II.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV:
SGK, SGV, máy tính, máy chiếu, phòng máy.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, bài soạn. Tham khảo nội dung chương II.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Ổn định tổ chức
Lớp​
Ngày dạy​
Sĩ số​
Họ tên học sinh vắng​
Ghi chú​


2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu Mô hình dữ liệu
a. Mục tiêu.

Biết được khái niệm mô hình dữ liệu và các đặc trưng cơ bản của mô hình này.

b. Nội dung.

Mô hình dữ liệu: là một tập các khái niệm dùng để mô tả cấu trúc dữ liệu, các thao tác, các phép tóan trên DL và các ràng buộc trên dữ liệu.

Có nhiều mô hình dữ liệu được đề xuất và có thể phân thành hai loại sau: Mô hình lôgic và mô hình vật lý.

- Mô hình lôgic: còn gọi là dữ liệu bậc cao) cho biết bản chất của biểu diễn dữ liệu, cái gì được biểu diễn trong CSDL.

- Mô hình vật lý còn gọi là mô hình dữ liệu bậc thấp cho biết dữ liệu được lưu trữ như thế nào.

c. Các bước tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN​
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH​
THỜI GIAN​
Mô hình dữ liệu đc dùng để mô tả DL ở mức cao, tổng quát nên nó đc dùng để thiết kế CSDL
Có những mô hình nào ngòai mô hình quan hệ?
GV: Chúng ta chỉ đề cập đến mô hình quan hệ và là mô hình được dùng phổ biến hiện nay.
Lắng nghe, ghi chép.



Ngoài mô hình quan hệ còn có: mô hình thực thể liên kết, mô hình mạng, mô hình phân cấp, mô hình hướng đối tượng.


Hoạt động 2: Tìm hiểu mô hình dữ liệu quan hệ

a. Mục tiêu

Biết được khái niệm mô hình dữ liệu và các đặc trưng cơ bản của mô hình này.

b. Nội dung
Mô hình dữ liệu quan hệ(gọi tắt là mô hìnmh quan hệ) Được F.E Codd đề xuất năm 1970 và hiện nay được dùng rất phổ biến.

Các đặc trưng của mô hình QHệ:

- Về mặt cấu trúc: Trong mô hình quan hệ, dữ liệu được thể hiện trong các bảng. Mỗi bảng thể hiện thông tin về một đối tượng (một chủ thể) bao gồm các hàng và các cột. Mỗi hàng cho thông tin về một đối tượng (một cá thể) trong quản lý, người ta thường gọi mỗi hàng là một bản ghi hay một bộ. Mỗi cột là một thuộc tính của chủ thể và tên cột thường là tên của thuộc tính.

- Về mặt thao tác trên dữ liệu: Như cập nhật, khai thác dữ liệu.

- Về các ràng buộc dữ liệu: Dữ liệu trong bảng phải thỏa mãn một số ràng buộc.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN​
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH​
THỜI GIAN​
GV: Ở chương 2 chúng ta đã biết cách mô tả dữ liệu. Dữ liệu của Access được lưu trữ ở đâu, mô tả như thế nào?

Hãy nhắc lại cập nhật, khai thác là gồm những thao tác nào?
Nêu một ví dụ về ràng buộc dữ liệu trên bảng?
HS: trả lời, em khác bổ sung.
(Dữ liệu đc lưu trữ trong bảng, mỗi bảng gồm nhiều hàng, nhiều cột. Mỗi cột là một thuộc tính, mỗi hàng là một mẫu tin.)
Cập nhật gồm:Thêm, sửa, xóa, khai thác gồm: SX, tìm kiếm, thống kê, ..
Trong một bảng không có hai hàng giống nhau hoàn toàn.
4. Củng cố:
- Tại sao không có 2 dòng dữ liệu giống như nhau trong bảng.

- Có thể để trống một ô dữ liệu nào đó của khóa chính được không? Tại sao?

- Tiêu chí để chọn một trường làm khóa chính? Ví dụ?

5. Hướng dẫn bài tập về nhà

Làm các bài tập 1,2,3 SGK trang 86.




Tiết: 41
§ 10. CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
+ Biết được khái niệm mô hình dữ liệu và các đặc trưng cơ bản của mô hình này.

+ Biết khái niệm CSDL quan hệ, khóa và liên kết giữa các bảng.

+ Có sự liên hệ với các thao tác cụ thể ở chương II.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, máy tính, máy chiếu, phòng máy.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, bài soạn. Tham khảo nội dung chương II.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức
Lớp​
Ngày dạy​
Sĩ số​
Họ tên học sinh vắng​
Ghi chú​


2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Thế nào là mô hình quan hệ? Hãy nêu các đặc trưng của mô hình quan hệ?

3. Bài mới

Hoạt động 1: tìm hiểu khái niệm cơ sở dữ liệu quan hệ

a. Mục đích

Biết khái niệm CSDL quan hệ

b. Nội dung

- Khái niệm:

CSDL được xây dựng dựa trên mô hình DL quan hệ gọi là CSDL quan hệ. Hệ QTCSDL dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ gọi là hệ QTCSDL quan hệ.

- Một quan hệ trong CSDL quan hệ có các đặc trưng sau:

+ Mỗi quan hệ có một tên để phân biệt với tên của các quan hệ khác.

+ Các bộ là phân biệt và thứ tự của các bộ không quan trọng.

+ Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt, thứ tự thuộc tính không quan trọng.

+ Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức hợp.

c. Các bước tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN​
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH​
THỜI GIAN​
GV: Có khi nào trong một bảng có 2 hàng giống nhau hoàn toàn.Cho ví dụ.
GV: Ta lấy ví dụ: trong danh sách lớp có khi nào có 2 dòng giống như nhau. Khác nhau điểm nào
Hãy kể tên một số hệ QTCSDL quan hệ mà em đc biết?

GV: Giải thích hình 71/SGK trang 83 cho HS để thấy đc sự liên kết giữa các bảng
HS: trả lời, học sinh khác bổ sung.


HS: trả lời, hs khác bổ sung.


Access, Foxpro, Microsoft SQL Server, Oracle, Visual Dbase,..
Hoạt động 2: Tìm hiểu về CSDL quan hệ thông qua ví dụ

a. Mục tiêu

Giúp học sinh hiểu rõ hơn về CSDL quan hệ

b. Các bước tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN​
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH​
THỜI GIAN​
- Phân tích ví dụ quản lí học sinh mượn sách để HS thấy được sự liên kết giữa các dữ liệu trong bảng.
- Sự xuất hiện của thuộc tính số thẻ và mã số sách ở bảng mượn sách trong bảng người mượn và bảng sách thể hiện sự liên kết giữa học sinh mượn sách và sách trong thư viện.
- Chú ý theo dõi diễn giải về ví dụ của giáo viên.

- Quan sát hình 71 của ví dụ để nắm được mối liên kết.
4. Củng cố

- Cơ sở dữ liệu quan hệ

- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ

5. Hướng dẫn về nhà

Học bài và xem trước phần tiếp theo: khóa và liên kết.


Tiết: 42
§ 10. CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
+ Biết được khái niệm mô hình dữ liệu và các đặc trưng cơ bản của mô hình này.

+ Biết khái niệm CSDL quan hệ, khóa và liên kết giữa các bảng.

+ Có sự liên hệ với các thao tác cụ thể ở chương II.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, máy tính, máy chiếu, phòng máy.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, bài soạn. Tham khảo nội dung chương II.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức
Lớp​
Ngày dạy​
Sĩ số​
Họ tên học sinh vắng​
Ghi chú​


2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Thế nào là CSDL quan hệ? Hệ QTCSDL quan hệ? Hãy nêu các đặc trưng của CSDL quan hệ?

3. Bài mới

Hoạt động: tìm hiểu về khóa và liên kết giữa các bảng

a. Mục tiêu

+ Biết khái niệm CSDL quan hệ, khóa và liên kết giữa các bảng.

+ Có sự liên hệ với các thao tác cụ thể ở chương II.

b. Nội dung

- Khóa: Có thể hiểu như là một tập thuộc tính(Có thể chỉ gồm 1 thuộc tính) vừa đủ để phân biệt đc các bộ.



- Khóa chính: Trong một bảng có thể có nhiều khóa. Trong các khóa này người ta thường chọn một khóa làm khóa chính (Primary key).

- Chú ý:

+ Dữ liệu tại các cột có khóa chính không đc bỏ trống.

+ Mỗi bảng có ít nhất một khóa

+ Nên chọn khóa chính là khóa có ít thuộc tính nhất.

- Liên kết:

Việc liên kết giữa các bảng còn có nhiều lợi ích khác như cho phép ta tổng hợp dữ liệu từ nhiều bảng, thực hiện cập nhật thông tin trên CSDL đc dễ dàng hơn, tránh đc dư thừa DL và đảm bảo tính nhất quán.

c. Các bước tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN​
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH​
THỜI GIAN​
GV: Cho học sinh xem SGK trong 5 phút
Hãy cho biết khóa là gì?
Gọi học sinh xác định khóa của các bảng: Người mượn, mượn sách


GV: diễn giải cho HS mục đích chính của việc xác định khóa là để thiết lập sự liên kết giữa các bảng.



Thiết lập liên kết giữa các bảng để làm gì?
GV: Cho học sinh đọc SGK và hãy cho biết đc lợi ích khi tạo liên kết giữa các bảng.

Xem sách giáo khoa

Khóa: Có thể hiểu như là một tập thuộc tính(Có thể chỉ gồm 1 thuộc tính) vừa đủ để phân biệt đc các bộ và không thể bỏ bớt được thuộc tính nào.

Nhằm tránh dư thừa dữ liệu cũng như sự không nhất quán trong CSDL. Ngòai ra việc liên kết giữa các bảng còn có nhiều lợi ích khác như cho phép ta tổng hợp dữ liệu từ nhiều bảng, thực hiện cập nhật thông tin trên CSDL đc dễ dàng hơn.
4. Củng cố:
- Tại sao không có 2 dòng dữ liệu giống như nhau trong bảng.

- Có thể để trống một ô dữ liệu nào đó của khóa chính được không? Tại sao?

- Tiêu chí để chọn một trường làm khóa chính? Ví dụ?

5. Hướng dẫn về nhà

Làm các bài tập 1,2,3 SGK trang 86.
 

Đính kèm

  • Tin học 12, tiết 40.docx
    30.6 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top