Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tự nhiên, dân cư và xã hội, địa lí 11

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tiết 26

BÀI 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA

TIẾT 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI



I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


- Biết và hiểu được đặc điểm quan trọng của tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc; những thuận lợi, khó khăn do các đặc điểm đó gây ra đối với sự phát triển đất nước Trung Quốc.

2. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ, biểu đồ, tư liệu trong bài, liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm tự nhiên, dân cư Trung Quốc.

3. Thái độ

- Có thái độ xây dựng mối quan hệ Việt – Trung.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên


- Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Á

- Tập bản đồ thế giới và các châu lục

- Một số ảnh cảnh quan tự nhiên, con người, đô thị tiêu biểu của Trung Quốc

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở, bút

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Tổ chức thảo luận nhóm, đàm thoại gợi mở.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức.
30’’

Lớp
Sĩ số​
Ngày dạy​
A3
A6
A8












2. Các hoạt động học tập


Hoạt động 1. Đặt vấn đề

a, GV giao nhiệm vụ.

Giáo viên yêu cầu HS xem 1 video ngắn về Trung Quốc và trả lời câu hỏi: Video nói đến quốc gia nào? Nêu những hiểu biết của em về quốc gia này.

b) HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp

c) GV gọi 1 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm

d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.



Hoạt động 2: Tìm hiểu về Tự nhiên, dân cư xã hội Trung Quốc

1. Mục tiêu

- Biết được đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ Trung Quốc

- Hiểu được sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên giữa hai miền Tây – Đông và các đặc điểm dân cư xã hội Trung Quốc. Từ đó đánh giá những thuận lợi khó khăn cho việc phát triển kinh tế Trung Quốc.

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, hình ảnh

2. Phương thức

- Dạy học dự án, làm việc theo nhóm...

3. Hình thức tổ chức hoạt động



HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
a, Giao nhiệm vụ
- GV cho HS đếm số tt liên tục từ 1 – 4. Sau đó sắp xếp các HS có cùng stt vào 1 nhóm.
- GV chia nhiệm vụ cho các nhóm
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về Vị trí địa lí và lãnh thổ Trung Quốc
+ Nhóm 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên miền Đông Trung Quốc.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên miền Tây Trung Quốc.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu điều kiện đặc điểm dân cư xã hội Trung Quốc.
- GV phân công vị trí các nhóm, và phát phiếu học tập.
b, Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: Đếm số tt, về vị trí được phân công
- HS làm việc cá nhân với phiếu học tập, thảo luận nhóm và xây dựng báo cáo thành phẩm trên giấy A0.
c, Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV: Cho HS dán kết quả thảo luận lên các vị trí đã chỉ định sẵn.
- Cho HS đếm lại số tt từ 1- 4 trong nhóm và yêu cầu các học sinh có cùng số thứ tự sẽ về vị trí đã dán các sản phẩm thảo luận của các nhóm chuyên gia.
- GV yêu cầu HS về các nhóm mảnh ghép, ở mỗi nhóm mảnh ghép có 1 chuyên gia sẽ thuyết trình về nội dung thành phẩm nhóm, các thành viên khác lắng nghe, trao dổi, ghi chép, hoàn thiện phiếu học tập.
- HS di chuyển theo chiều kim đồng hồ và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của giáo viên, tại mỗi trạm, HS thảo luận trong thời gian 4’.
-Sau khi di chuyển hết các trạm, HS quay lại vị trí ngồi ban đầu, hoàn thiện nốt phiếu học tập. HS làm việc theo nhóm cặp đôi chấm chéo phiếu học tập.
d, GV chốt kiến thức nhận xét kết quả làm việc của HS.

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ
- Diện tích lớn thứ 4 TG
-Nằm trong khu vực Trung Á và Đông Á.Từ vĩ độ 200 B - 530 B
- Giáp 14 nước ,biên giới là núi cao và hoang mạc ở phía tây, nam và bắc
-Phía Đông giáp biển, gần với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á
=>Ý nghĩa: Thiên nhiên đa dạng và dễ dàng mở rộng mối quan
hệ với các nước trong khu vực và thế giới bằng đường biển.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Đặc điểmMiền TâyMiền Đông
Địa hình-Núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa→ phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi.Vùng núi thấp và các đồng bằng màu mỡ: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam→ phát triển nông nghiệp

Khí hậu
Ôn đới lục địa, mưa ít
=>Khó khăn: Hạn hán,hình thành các hoang mạc lớn
- Gío mùa:
+ Bắc : Ôn đới
+ Nam : Cận nhiệt
=> phát triển nông nghiệp, cơ cấu cây trồng đa dạng
- Khó khăn:Lũ lụt, bão.

Sông ngòi




It sông,là thượng nguồn các con sông chảy về phía Đông.

Hạ nguồn các sông lớn : Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang, nguồn nước dồi dào => giá trị thủy lợi, thủy điện, giao thông, đánh bắt cá.

Đất đai
Đất núi cao, hoang mạc và bán hoang mạc => không thuận lợi phát triển nông nghiệpĐất phù sa màu mỡ, đất hoàng thổ => phát triển nông nghiệp.
Khóang sảnKhí đốt, dầu mỏ, than, sắt…→phát triển công nghiệpThan, dầu mỏ, sắt, thiết, đồng, bô xít…
→ phát triển công nghiệp.
III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Dân cư
a. Dân số:

- Đông nhất TG, tăng nhanh => chiếm 1/5 DS thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm ( năm 2005 : 0,6%)
- Dân số đô thị gia tăng nhanh hơn ở nông thôn.
* Thuận lợi:
- Nguồn nhân lực dồi dào.
- Thị trường rộng.
* Khó khăn: Gánh nặng cho nền kinh tế, thất nghiệp, chất lượng cuộc sống chưa cao, ô nhiễm môi trường.
* Giải pháp: Vận động nhân nhân thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình.
-Có trên 50 dân tộc.
b. Phân bố dân cư: Không đều.
- 63% dân sô ở nông thôn, dân thành thị chiếm 37 %
- Tập trung đông ở miền đông, thưa thớt ở miền tây.
=> Miền đông người dân thiếu việc làm, nhà ở, môi trường bị ô nhiễm. Miền tây thiếu lao động.
2. Xã hội
- Có nền văn minh lâu đời.
- Chú trọng đầu tư phát triển giáo dục → đội ngũ lao động có chất lượng cao.
- 90% DS biết chữ
- Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nhân lực dồi dào là tiềm năng lớn phát triển KT-XH của Trung Quốc
Các hoạt động khác được lặp lại như cấu trúc của hoạt động trên

Hoạt động 3: Luyện tập

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng, bài học góp phần hình thành

2. Phương thức. Hoạt động cá nhân.

3. Tổ chức hoạt động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Hoàn thành bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Diện tích tự nhiên của Trung Quốc khoảng

A. Gần 9,5 triệu km2. B. Trên 9,5 triệu km2.
C. Gần 9,6 triệu km2. D. Trên 9,6 triệu km2.

Câu 2. Diện tích tự nhiên của Trung Quốc đứng hàng

A. Thứ hai thế giới sau Liên bang Nga.
B. Thứ ba thế giới sau Liên bang Nga và Canađa.
C. Thứ tư thế giới sau Liên bang Nga, Canađa và Hoa Kỳ.
D. Thứ năm thế giới sau Liên bang Nga, Canađa, Hoa Kỳ và Braxin.

Câu 3. Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn tiếp giáp với

A. 13 nước. B. 14 nước. C. 15 nước. D. 16 nước.

Câu 4. Nhận xét đúng về đặc điểm đường biên giới với các nước trên đất liền của Trung Quốc là

A. Chủ yếu là núi cao và hoang mạc.
B. Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng.
C. Chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc.
D. Chủ yếu là núi và cao nguyên.

Câu 5. Đường bờ biển phía đông của Trung Quốc dài khoảng

A. 6000 km. B. 7000 km.
C. 8000 km. D. 9000 km.

Câu 6. Về tổ chức hành chính, Trung Quốc được chia thành

A. 22 tỉnh, 6 khu tự trị và 3 thành phố trực thuộc trung ương.
B. 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.
C. 21 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.
D. 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.

Câu 7. Trung Quốc có hai đặc khu hành chính nằm ven biển là

A. Hồng Công và Thượng Hải.
B. Hồng Công và Ma Cao.
C. Hồng Công và Quảng Châu.
D. Ma Cao và Thượng Hải.

Câu 8. Nhận xét không đúng về đặc điểm vị trí và lãnh thổ Trung Quốc là

A. Có diện tích lãnh thổ rộng lớn và đứng thứ ba thế giới.
B. Lãnh thổ trải rộng từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.
C. Có đường biên giới giáp 14 nước chủ yếu qua núi cao và hoang mạc.
D. Phía đông giáp biển với đường bờ biển dài khoảng 9000 km.

Câu 9. Phần lãnh thổ miền Đông Trung Quốc trải dài từ vùng duyên hải vào đất liền, đến kinh tuyến

A. 1000 Đông. B. 1050 Đông.
C. 1070 Đông. D. 1110 Đông.

Câu 10. Phần lãnh thổ miền Đông Trung Quốc chiếm.

A. Gần 50% diện tích cả nước.
B. 50% diện tích cả nước.
C. Trên 50% diện tích cả nước.
D. 60% diện tích cả nước.

Câu 11. Nhận xét không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc là

A. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa mầu mỡ.
B. Dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.
C. Từ bắc xuống nam khí hậu chuyển từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.
D. Nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể.

Câu 12. Các đồng bằng miền Đông Trung Quốc theo thứ tự bắc xuống nam là

A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.
D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.

Câu 13. Đồng bằng thường chịu nhiều thiên tai lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc là

A. Đông Bắc. B. Hoa Bắc.
C. Hoa Trung. D. Hoa Nam.

Câu 14. Một đặc điểm lớn của địa hình Trung Quốc là

A. Thấp dần từ bắc xuống nam.
B. Thấp dần từ tây sang đông.
C. Cao dần từ bắc xuống nam.
D. Cao dần từ tây sang đông.

Câu 15. Nhận xét không chính xác về sự đối lập của tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc là

A. Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên.
B. Miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
C. Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông.
D. Miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo.

Câu 16. Về tự nhiên, miền Tây Trung Quốc không có đặc điểm

A. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
B. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các đồng bằng màu mỡ.
C. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, ít mưa.
D. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.

Câu 17. Nhận xét đúng nhất về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên của miền Đông Trung Quốc cho phát triển nông nghiệp là

A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.
B. Khí hậu gió mùa thay đổi từ cận nhiệt đới đến ôn đới.
C. Lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào.
D. Các ý trên.

Câu 18. Về mặt tự nhiên, Trung Quốc có một số khó khăn cho phát triển kinh tế là

A. Lũ lụt thường xảy ra ở các đồng bằng miền Đông.
B. Miền Tây có khí hậu lục địa khắc nghiệt, khô hạn.
C. Miền Tây địa hình núi cao hiểm trở, giao thông khó khăn.
D. Các ý trên

Câu 19. Năm 2005, dân số Trung Quốc khoảng

A. Trên 1033 triệu người.
B. Trên 1303 triệu người.
C. Gần 1033 triệu người.
D. Gần 1303 triệu người.

Câu 20. Người Hán là dân tộc đa số ở Trung Quốc và chiếm

A. Gần 80% dân số cả nước.
B. Trên 80% dân số cả nước.
C. Gần 90% dân số cả nước.
D. Trên 90% dân số cả nước.



b, HS thực hiện nhiệm vụ (hoặc hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà)

c, GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS và điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.



Hoạt động 4: Vận dụng


1.Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học để liên hệ thực tế với đặc điểm tự nhiên Việt Nam và đặc điểm dân số Việt Nam.

2. Nội dung:

- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

+ Tìm hiểu sự phân hóa thiên nhiên Việt Nam.

+ Nhận xét về sự khác biệt về dân số của Việt Nam và Trung Quốc.

3. Đánh giá:

- Giáo viên khuyến khích, động viên các học sinh làm bài và nhận xét sản phẩm của học sinh.




PHỤ LỤC

PHIẾU HỌC TẬP

Điền thông tin đúng với đặc điểm hai hộp chìa khóa bằng các điểm tin tương ứng





  • Có nhiều đồng bằng lớn.
  • Là nơi bắt nguồn nhiều sông lớn
  • Có các thành phố Thiên Tân, Bắc Kinh, Thượng Hải Trùng Khánh
  • Khí hậu ôn đới lục địa
  • Khí hậu ôn đới gió mùa ở phía bắc
  • Nhiều cao nguyên, sơn nguyên đồ sộ, hoang mạc, bán hoang mạc
  • Tài nguyên chủ yếu là khí đốt dầu mỏ than sắt
  • Nhiều cao nguyên, sơn nguyên, bán hoang mạc
  • Hai đặc khu hành chính Hồng Công và Ma cao.
  • Đường bờ biển dài
  • Dân cư tập trung đông đúc.
  • Hạ nguồn của các con sống lớn
  • Giáp biên với Ấn Độ, Nê Pan, Butan.
  • Tài nguyên chủ yếu là than, dầu mỏ, sắt, thiết, đồng, bô xít











 

Đính kèm

  • Địa 11, tiết 25.docx
    65.8 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top