Đây là một vài lời tâm sự cũng như chia sẻ kinh nghiệm của một nữ bác sĩ. Những lời tâm sự và dặn dò này được viết thành một cuốn sách và nó đã đoạt giải Sách hay năm 2018. Cùng đến với chương mở đầu của cuốn sách với nội dung nói về cảm xúc và sự bỡ ngỡ của người mẹ khi lần đầu sinh con nhé.
Thời điểm người mẹ vượt cạn - thời khắc thiêng liêng của mẹ cũng như của bé
Chúng ta có cái may là không quá văn minh như người Âu Mỹ: Bà mẹ sinh con lúc nào không hay vì được đánh thuốc mê, con sinh ra cũng không thấy mặt vì đã được mang đi nuôi trong lồng kính, đến nỗi khi người ta giao con lại cho họ trước khi rời bệnh viện, họ ngạc nhiên: “Con tôi đây sao?” * (Chẳng trách khi cha mẹ đến tuổi già thì con cái mang bỏ vào viện dưỡng lão vì không nghĩ rằng đó là cha mẹ họ!) *Thế giới bí mật của trẻ em, Thérèse Gouin Décarie, Nguyễn Hiến Lê Dịch. Hiện nay ở Âu Mỹ, người ta đã quay trở lại cách sinh đẻ, nuôi con gần gũi với thiên nhiên. Ở nước ta – trừ các trường hợp bệnh tật – bà mẹ nào cũng sinh nở một cách bình thường và khi sinh xong là có bé đặt nằm bên cạnh ngay. Bà mẹ có thể theo dõi mọi diễn biến của cuộc sinh nở của chính mình, lúc nào phải thở đều, lúc nào phải nín, lúc nào phải rặn...
Mẹ vượt cạn là thời khắc quan trọng và thiêng liêng
Và khi bé lọt lòng, bà là người đầu tiên ngạc nhiên, sung sướng nghe tiếng khóc chào đời của núm ruột mình – ngạc nhiên sung sướng “như một cây đào nghe thấy trái đào la lớn”, nói như một thi sĩ. Tôi được nhiều dịp trong thấy nét rạng rỡ lẫn chút ngạc nhiên của các bà mẹ sinh con đầu lòng. Bà mỉm cười – nụ cười không từng thấy ở đâu – có vẻ hài lòng khi người ta cho biết là bà vừa có một bé trai hay gái. Bà ráng ghi nhớ giờ sinh chính xác để lấy cho bé một lá số tử vi sau này. Bả cảm thấy không quá đau đớn như đã tưởng, đã từng nghe nói. Dĩ nhiên bà cũng nghe một chút mệt mỏi, nhưng là thứ mệt mỏi nhẹ nhõm của một người vừa leo dốc, lên đến chót đỉnh và hứng lấy làn gió mát rượi. Dù sao, bên trong, bên trên những cảm giác dễ chịu đó cũng lẩn khuất ít nhiều âu lo, khắc khoải, bà đang đứng trước một thử thách lớn trong đời: LÀM MẸ!
Khi người mẹ nhìn thấy con - niềm hạnh phúc pha chút bối rối của lần đầu làm mẹ
Bé con nằm ở đó, bên cạnh ta, một sinh vật tí hon gần gũi mà xa lạ. Ta không tránh khỏi một chút ngỡ ngàng. Bé không giống với hình ảnh mà ta xây dựng trong trí tưởng. Bé cũng không giống với mấy tấm ảnh dễ thương ta cắt dán, ngắm nghía mỗi ngày trong suốt thời gian có mang. Bé xấu xí hơn nhiều: da bé đỏ ửng, còn phết những vệt trắng nhờn (vernix caseosa) do các tuyến nhờn tiết ra, che chở bao bọc bé trong thời gian bé còn... lội trong bụng mẹ. Những viết nhờn đó khi tắm kỹ sẽ hết đi, nhưng có người cho là cứ để vậy sau này da bé sẽ mịn màng hơn. Ta cũng thấy các bớt xanh đỏ ở trán, ở mũi, ở mắt, ở gáy, các vết này sẽ lặn đi trong một thời gian.
Chưa hết, bé còn có một lớp lông măng che phủ ở vùng trán, gáy, xuống tận lưng và cũng sẽ rụng đi vào tuần lễ thứ hai. Bé có vẻ không cân đối tí nào! Đầu to quá! Đầu bằng ¼ cơ thể (ở người lớn là 1/7). Chân tay bé ngắn ngủn và lúc nào cũng co quắp như còn tiếc cái thuở nằm trong bụng mẹ. Đầu bé mềm, méo mó, có thể có một bướu máu do những va chạm lúc bé lọt lòng hoặc do máy hút tạo ra, ta sờ thấy một cục bướu lớn bằng một phần trái cam, mềm mềm, lều bều. Bướu này sẽ tiêu đi trong vòng ba tuần lễ sau đó.
Một số hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ và lời khuyên cho các bà mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm chăm con
Những chỗ tiếp giám của các xương đầu chưa gắn chặt, khoảng trống mềm được che chở bằng một lớp da rắn chắc gọi là mỏ ác (thóp). Mỏ ác trước và sau đều khá rộng lúc mới sinh, sẽ đóng kín từ từ và cứng hẳn khi bé được 12 hoặc 18 tháng, trung bình ở tháng thứ 15. Mắt bé đã có phản xạ với ánh sáng nhưng thường nhắm nghiền, chỉ thỉnh thoảng hé mở một lúc đủ để thăm dò cuộc đời xung quanh. Miệng bé có khi méo xệch vì những thủ thuật trong lúc sinh sản, nhưng cũng chỉ vài ba hôm sau đã bình thường trở lại. Ngay lúc mới chào đời có bé đã bú gió chùn chụt rồi! Nếu ta dí ngón tay gần môi bé, bé nút ngay. Bụng bé hơi lớn hơn ngực, ở giữa lủng lẳng một cuống rún mới cắt được băng chặt. Cuống rún này sẽ rụng đi vào ngày thứ 5, có khi trễ hơn đến ngày thứ 10 hay 15 cũng chẳng sao. Người ta bảo những trẻ có rún rụng trễ lì lắm, không biết có đúng không? Bé có thể là trai, có thể là gái.
Nhưng dù là trai hay gái rồi thì ta cũng sẽ yêu thương bé như nhau. Bé đầu lòng mà là gái thì... dễ làm ăn, còn là trai thì... chắc bụng! Bé trai thường có tinh hoàn và bìu dái sưng to và bé gái thì âm hộ dày lớn, có khi xuất huyết chút đỉnh ở âm hộ nữa. Cả hai – trai và gái thường có vú sưng lớn, có khi rịn ra chút sữa... non! Tất cả những điều “kỳ cục” này đều là bình thường. Chẳng qua vì số lượng kích tố của người mẹ còn lại trong cơ thể bé gây ra những hiện tượng đó. Thường thường vào ngày thứ ba, bé bị vàng da. Sự vàng da này gọi là vàng da sinh lý, nghĩa là vàng da bình thường. Không phải bệnh tật gì cả. Cứ 4 trẻ sơ sinh thì người ta thấy có 2 hoặc 3 đứa bị chứng vàng da này. Lý do là vì có sự hủy hoại số lượng hồng cầu thặng dư cho thích hợp với đời sống mới và phần khác cũng do gan bé còn non yếu. Chứng vàng da sinh lý này chỉ xuất hiện vào ngày thứ 3 tức 36 – 48 giờ sau khi sinh – và vàng không sậm lắm, không cần chữa trị gì cả cũng tự nhiên khỏi trong vòng một vài tuần lễ (xem Bé Vàng Da) Trong vài ngày sau, bé đi tiêu ra một thứ phân nâu đen, hơi nhờn, gọi là “cứt su” (méconium).
Hiện tượng vàng da ở trẻ em thường là vô hại
Đến ngày thứ ba phân bé mới vàng bình thường và trung bình mỗi ngày đi 3, 4 lần. Nếu bé không đi tiêu ra phân đen thì có thể bé đã mắc một chứng bệnh nào đó hoặc có thể bé... không có hậu môn, phải báo cho bác sĩ biết ngay. Bé đi tiểu mỗi ngày chừng 30 – 40 phân khối và càng ngày càng nhiều hơn. Một bé bình thường cân nặng trung bình 3 kg đến 4 kg. Một bé nặng dưới 2,5 kg hoặc trên 4,5 kg phải được bác sĩ khám và nhiều khi cần sự săn sóc đặc biệt. Bé thở mỗi phút 40 – 45 lần và tim đập mỗi phút khoảng 140 lần. Trong ba ngày đầu bé bị sụt khoảng 120 – 200gr. Bé càng lớn con càng sụt cân nhiều. Từ ngày thứ tư hết sụt rồi tăng dần đến ngày thứ 10 thì đạt được số cân lúc mới sinh. Bé không quá yếu đuối như ta tưởng. Các bà mẹ thường có cảm tưởng bé yếu đuối, bé bỏng quá, lúc nào cũng phải “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” mới được. Không đâu!
Cái mỏ ác (thóp) trên đầu bé mềm nhũn là thế nhưng không bở rẹc như ta tưởng nó chắc hơn một miếng da... trâu. Mỏ ác phải mềm nhũn để cho bộ óc bé phát triển. Bé cũng biết kêu khóc khi đói, khi khát, khi lạnh quá hay nóng quá. Bé cũng được dữ trữ trong cơ thể một số lượng kháng thể cần thiết đủ để bảo vệ trong vài tháng đầu. Tóm lại bé không yếu đuối quá như ta nghĩ, bé đã được trang bị khá đầy đủ để... xuống núi! Nhưng dù sao bé cũng cần được ta chăm sóc thận trọng. Đã có những trường hợp bé chết ngộp vì vú mẹ, hay bị phỏng vì nhúng vào một thau nước sôi... Sự thăm viếng nên giới hạn, chẳng những làm mệt cho bé mà còn làm mệt cho bà mẹ nữa. Những người đang đau yếu – ho hen cảm cúm – tốt hơn là không nên tiếp xúc với bé, không nên hôn hít bồng bế bé, có thể lây bệnh cho bé. Nên đặt bé trong một cái nôi – ở phòng thoáng khí, rộng rãi mát mẻ – trừ trường hợp bé cần được sưởi ấm. Ta thường có xu hướng mặc quá nhiều lớp áo cho bé, còn trùm thêm mền thêm chăn, có khi còn nằm lửa nữa, rất dễ làm cho bé bị nóng, nhiệt độ lên cao, mất nước trong cơ thể rất nguy hiểm.
Bé sơ sinh không cần quấn quá nhiều quần áo
Một đôi lần tôi được nhà bảo sinh mời đến thăm bệnh cho mấy bé sơ sinh bị nóng 39 -40 độ và bí tiểu... Họ đã thử cho uống vài ba thứ thuốc không bớt nên có ý nhờ tôi khám và viết giấy chuyển đi bệnh viện. Lúc đến, lần nào cũng thấy cả nhà bà con bu quanh đứa bé, có người còn khóc sụt sùi. Khám không thấy có bệnh gì cả, chỉ có nhiệt độ lên cao và không tiểu được... vì không có nước tiểu. Bé nào cũng được trùm kín mít, mặc mấy lớp áo, cửa phòng đóng kín bưng, có bé còn được đặt trong lồng ấp cho thêm phần ấm áp! Lần nào tôi cũng chỉ chữa bằng cách bỏ chăn mền tã áo cho bé, cho bé uống nhiều nước và bú mẹ... là bé khỏi. Và tôi mới hiểu tại sao còn có những ông thầy... nước lạnh làm ăn ở xứ này. Dĩ nhiên, nếu tình trạng mất nước của bé nặng hơn, tôi đã phải gởi bé vào bệnh viện. Những ngày đầu mới sinh, bé dễ bị mất nước trong cơ thể và nhiệt độ sẽ tăng cao rất nguy hiểm nếu ta làm cho bé bị nóng nực quá và quên cho bé uống nhiều nước.
Bình thường trong ba ngày đầu bé đã bị sụt cân vì hơi thở, mồ hôi, nước tiểu, phân... thoát ra ngoài mà chưa bú được bao nhiêu để bù đắp, nếu vì sơ ý ta không cho bú, cho uống nước thêm, bé càng dễ mệt. Ngay ngày đầu ta phải cho bé bú sữa non, và bú nhiều lần; thỉnh thoảng cho uống thêm nước. Lúc đầu sữa chưa có nhiều nhưng bé càng bú, sữa càng lên những ngày sau đó. Nên nhớ là sữa non rất quý giá, bỏ đi rất uổng. Cũng trong thời gian còn nằm tại nhà bảo sinh, bé sẽ được chích ngừa lao. Một bé sinh bình thường, đủ tháng, thì chích ngừa lao sớm là điều bắt buộc. Những cái kỳ cục, xấu xí đó của bé sẽ qua đi trong một thời gian ngắn. Ta sẽ càng ngày càng quen bé hơn và yêu bé hơn. Tình mẹ sẽ dâng lên từ từ cùng với sữa mẹ. Những ngỡ ngàng ban đầu rồi sẽ qua đi. Người cha cũng thế. Sau những ngày lăng xăng, hồi hộp, bây giờ là lúc cảm thấy một nỗi lâng lâng tràn ngập trong lòng. Làm sao không có chút ngượng ngùng, khi bỗn dưng mà người ta thành cha mẹ phải không? Phải tập... lâu lắm mới có thể xưng hô “Ba Má” hay “Bố Mẹ” với bé mà không ngượng chớ bộ? Nhưng trong cái cảm giác lâng lâng bay bổng đó của bá má bé hình như còn có cái cảm giác nằng nặng của trách nhiệm đè xuống đôi vai từ đây.
Nguồn: Sưu tầm
Thời điểm người mẹ vượt cạn - thời khắc thiêng liêng của mẹ cũng như của bé
Chúng ta có cái may là không quá văn minh như người Âu Mỹ: Bà mẹ sinh con lúc nào không hay vì được đánh thuốc mê, con sinh ra cũng không thấy mặt vì đã được mang đi nuôi trong lồng kính, đến nỗi khi người ta giao con lại cho họ trước khi rời bệnh viện, họ ngạc nhiên: “Con tôi đây sao?” * (Chẳng trách khi cha mẹ đến tuổi già thì con cái mang bỏ vào viện dưỡng lão vì không nghĩ rằng đó là cha mẹ họ!) *Thế giới bí mật của trẻ em, Thérèse Gouin Décarie, Nguyễn Hiến Lê Dịch. Hiện nay ở Âu Mỹ, người ta đã quay trở lại cách sinh đẻ, nuôi con gần gũi với thiên nhiên. Ở nước ta – trừ các trường hợp bệnh tật – bà mẹ nào cũng sinh nở một cách bình thường và khi sinh xong là có bé đặt nằm bên cạnh ngay. Bà mẹ có thể theo dõi mọi diễn biến của cuộc sinh nở của chính mình, lúc nào phải thở đều, lúc nào phải nín, lúc nào phải rặn...
Mẹ vượt cạn là thời khắc quan trọng và thiêng liêng
Và khi bé lọt lòng, bà là người đầu tiên ngạc nhiên, sung sướng nghe tiếng khóc chào đời của núm ruột mình – ngạc nhiên sung sướng “như một cây đào nghe thấy trái đào la lớn”, nói như một thi sĩ. Tôi được nhiều dịp trong thấy nét rạng rỡ lẫn chút ngạc nhiên của các bà mẹ sinh con đầu lòng. Bà mỉm cười – nụ cười không từng thấy ở đâu – có vẻ hài lòng khi người ta cho biết là bà vừa có một bé trai hay gái. Bà ráng ghi nhớ giờ sinh chính xác để lấy cho bé một lá số tử vi sau này. Bả cảm thấy không quá đau đớn như đã tưởng, đã từng nghe nói. Dĩ nhiên bà cũng nghe một chút mệt mỏi, nhưng là thứ mệt mỏi nhẹ nhõm của một người vừa leo dốc, lên đến chót đỉnh và hứng lấy làn gió mát rượi. Dù sao, bên trong, bên trên những cảm giác dễ chịu đó cũng lẩn khuất ít nhiều âu lo, khắc khoải, bà đang đứng trước một thử thách lớn trong đời: LÀM MẸ!
Khi người mẹ nhìn thấy con - niềm hạnh phúc pha chút bối rối của lần đầu làm mẹ
Bé con nằm ở đó, bên cạnh ta, một sinh vật tí hon gần gũi mà xa lạ. Ta không tránh khỏi một chút ngỡ ngàng. Bé không giống với hình ảnh mà ta xây dựng trong trí tưởng. Bé cũng không giống với mấy tấm ảnh dễ thương ta cắt dán, ngắm nghía mỗi ngày trong suốt thời gian có mang. Bé xấu xí hơn nhiều: da bé đỏ ửng, còn phết những vệt trắng nhờn (vernix caseosa) do các tuyến nhờn tiết ra, che chở bao bọc bé trong thời gian bé còn... lội trong bụng mẹ. Những viết nhờn đó khi tắm kỹ sẽ hết đi, nhưng có người cho là cứ để vậy sau này da bé sẽ mịn màng hơn. Ta cũng thấy các bớt xanh đỏ ở trán, ở mũi, ở mắt, ở gáy, các vết này sẽ lặn đi trong một thời gian.
Chưa hết, bé còn có một lớp lông măng che phủ ở vùng trán, gáy, xuống tận lưng và cũng sẽ rụng đi vào tuần lễ thứ hai. Bé có vẻ không cân đối tí nào! Đầu to quá! Đầu bằng ¼ cơ thể (ở người lớn là 1/7). Chân tay bé ngắn ngủn và lúc nào cũng co quắp như còn tiếc cái thuở nằm trong bụng mẹ. Đầu bé mềm, méo mó, có thể có một bướu máu do những va chạm lúc bé lọt lòng hoặc do máy hút tạo ra, ta sờ thấy một cục bướu lớn bằng một phần trái cam, mềm mềm, lều bều. Bướu này sẽ tiêu đi trong vòng ba tuần lễ sau đó.
Một số hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ và lời khuyên cho các bà mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm chăm con
Những chỗ tiếp giám của các xương đầu chưa gắn chặt, khoảng trống mềm được che chở bằng một lớp da rắn chắc gọi là mỏ ác (thóp). Mỏ ác trước và sau đều khá rộng lúc mới sinh, sẽ đóng kín từ từ và cứng hẳn khi bé được 12 hoặc 18 tháng, trung bình ở tháng thứ 15. Mắt bé đã có phản xạ với ánh sáng nhưng thường nhắm nghiền, chỉ thỉnh thoảng hé mở một lúc đủ để thăm dò cuộc đời xung quanh. Miệng bé có khi méo xệch vì những thủ thuật trong lúc sinh sản, nhưng cũng chỉ vài ba hôm sau đã bình thường trở lại. Ngay lúc mới chào đời có bé đã bú gió chùn chụt rồi! Nếu ta dí ngón tay gần môi bé, bé nút ngay. Bụng bé hơi lớn hơn ngực, ở giữa lủng lẳng một cuống rún mới cắt được băng chặt. Cuống rún này sẽ rụng đi vào ngày thứ 5, có khi trễ hơn đến ngày thứ 10 hay 15 cũng chẳng sao. Người ta bảo những trẻ có rún rụng trễ lì lắm, không biết có đúng không? Bé có thể là trai, có thể là gái.
Nhưng dù là trai hay gái rồi thì ta cũng sẽ yêu thương bé như nhau. Bé đầu lòng mà là gái thì... dễ làm ăn, còn là trai thì... chắc bụng! Bé trai thường có tinh hoàn và bìu dái sưng to và bé gái thì âm hộ dày lớn, có khi xuất huyết chút đỉnh ở âm hộ nữa. Cả hai – trai và gái thường có vú sưng lớn, có khi rịn ra chút sữa... non! Tất cả những điều “kỳ cục” này đều là bình thường. Chẳng qua vì số lượng kích tố của người mẹ còn lại trong cơ thể bé gây ra những hiện tượng đó. Thường thường vào ngày thứ ba, bé bị vàng da. Sự vàng da này gọi là vàng da sinh lý, nghĩa là vàng da bình thường. Không phải bệnh tật gì cả. Cứ 4 trẻ sơ sinh thì người ta thấy có 2 hoặc 3 đứa bị chứng vàng da này. Lý do là vì có sự hủy hoại số lượng hồng cầu thặng dư cho thích hợp với đời sống mới và phần khác cũng do gan bé còn non yếu. Chứng vàng da sinh lý này chỉ xuất hiện vào ngày thứ 3 tức 36 – 48 giờ sau khi sinh – và vàng không sậm lắm, không cần chữa trị gì cả cũng tự nhiên khỏi trong vòng một vài tuần lễ (xem Bé Vàng Da) Trong vài ngày sau, bé đi tiêu ra một thứ phân nâu đen, hơi nhờn, gọi là “cứt su” (méconium).
Hiện tượng vàng da ở trẻ em thường là vô hại
Đến ngày thứ ba phân bé mới vàng bình thường và trung bình mỗi ngày đi 3, 4 lần. Nếu bé không đi tiêu ra phân đen thì có thể bé đã mắc một chứng bệnh nào đó hoặc có thể bé... không có hậu môn, phải báo cho bác sĩ biết ngay. Bé đi tiểu mỗi ngày chừng 30 – 40 phân khối và càng ngày càng nhiều hơn. Một bé bình thường cân nặng trung bình 3 kg đến 4 kg. Một bé nặng dưới 2,5 kg hoặc trên 4,5 kg phải được bác sĩ khám và nhiều khi cần sự săn sóc đặc biệt. Bé thở mỗi phút 40 – 45 lần và tim đập mỗi phút khoảng 140 lần. Trong ba ngày đầu bé bị sụt khoảng 120 – 200gr. Bé càng lớn con càng sụt cân nhiều. Từ ngày thứ tư hết sụt rồi tăng dần đến ngày thứ 10 thì đạt được số cân lúc mới sinh. Bé không quá yếu đuối như ta tưởng. Các bà mẹ thường có cảm tưởng bé yếu đuối, bé bỏng quá, lúc nào cũng phải “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” mới được. Không đâu!
Cái mỏ ác (thóp) trên đầu bé mềm nhũn là thế nhưng không bở rẹc như ta tưởng nó chắc hơn một miếng da... trâu. Mỏ ác phải mềm nhũn để cho bộ óc bé phát triển. Bé cũng biết kêu khóc khi đói, khi khát, khi lạnh quá hay nóng quá. Bé cũng được dữ trữ trong cơ thể một số lượng kháng thể cần thiết đủ để bảo vệ trong vài tháng đầu. Tóm lại bé không yếu đuối quá như ta nghĩ, bé đã được trang bị khá đầy đủ để... xuống núi! Nhưng dù sao bé cũng cần được ta chăm sóc thận trọng. Đã có những trường hợp bé chết ngộp vì vú mẹ, hay bị phỏng vì nhúng vào một thau nước sôi... Sự thăm viếng nên giới hạn, chẳng những làm mệt cho bé mà còn làm mệt cho bà mẹ nữa. Những người đang đau yếu – ho hen cảm cúm – tốt hơn là không nên tiếp xúc với bé, không nên hôn hít bồng bế bé, có thể lây bệnh cho bé. Nên đặt bé trong một cái nôi – ở phòng thoáng khí, rộng rãi mát mẻ – trừ trường hợp bé cần được sưởi ấm. Ta thường có xu hướng mặc quá nhiều lớp áo cho bé, còn trùm thêm mền thêm chăn, có khi còn nằm lửa nữa, rất dễ làm cho bé bị nóng, nhiệt độ lên cao, mất nước trong cơ thể rất nguy hiểm.
Bé sơ sinh không cần quấn quá nhiều quần áo
Một đôi lần tôi được nhà bảo sinh mời đến thăm bệnh cho mấy bé sơ sinh bị nóng 39 -40 độ và bí tiểu... Họ đã thử cho uống vài ba thứ thuốc không bớt nên có ý nhờ tôi khám và viết giấy chuyển đi bệnh viện. Lúc đến, lần nào cũng thấy cả nhà bà con bu quanh đứa bé, có người còn khóc sụt sùi. Khám không thấy có bệnh gì cả, chỉ có nhiệt độ lên cao và không tiểu được... vì không có nước tiểu. Bé nào cũng được trùm kín mít, mặc mấy lớp áo, cửa phòng đóng kín bưng, có bé còn được đặt trong lồng ấp cho thêm phần ấm áp! Lần nào tôi cũng chỉ chữa bằng cách bỏ chăn mền tã áo cho bé, cho bé uống nhiều nước và bú mẹ... là bé khỏi. Và tôi mới hiểu tại sao còn có những ông thầy... nước lạnh làm ăn ở xứ này. Dĩ nhiên, nếu tình trạng mất nước của bé nặng hơn, tôi đã phải gởi bé vào bệnh viện. Những ngày đầu mới sinh, bé dễ bị mất nước trong cơ thể và nhiệt độ sẽ tăng cao rất nguy hiểm nếu ta làm cho bé bị nóng nực quá và quên cho bé uống nhiều nước.
Bình thường trong ba ngày đầu bé đã bị sụt cân vì hơi thở, mồ hôi, nước tiểu, phân... thoát ra ngoài mà chưa bú được bao nhiêu để bù đắp, nếu vì sơ ý ta không cho bú, cho uống nước thêm, bé càng dễ mệt. Ngay ngày đầu ta phải cho bé bú sữa non, và bú nhiều lần; thỉnh thoảng cho uống thêm nước. Lúc đầu sữa chưa có nhiều nhưng bé càng bú, sữa càng lên những ngày sau đó. Nên nhớ là sữa non rất quý giá, bỏ đi rất uổng. Cũng trong thời gian còn nằm tại nhà bảo sinh, bé sẽ được chích ngừa lao. Một bé sinh bình thường, đủ tháng, thì chích ngừa lao sớm là điều bắt buộc. Những cái kỳ cục, xấu xí đó của bé sẽ qua đi trong một thời gian ngắn. Ta sẽ càng ngày càng quen bé hơn và yêu bé hơn. Tình mẹ sẽ dâng lên từ từ cùng với sữa mẹ. Những ngỡ ngàng ban đầu rồi sẽ qua đi. Người cha cũng thế. Sau những ngày lăng xăng, hồi hộp, bây giờ là lúc cảm thấy một nỗi lâng lâng tràn ngập trong lòng. Làm sao không có chút ngượng ngùng, khi bỗn dưng mà người ta thành cha mẹ phải không? Phải tập... lâu lắm mới có thể xưng hô “Ba Má” hay “Bố Mẹ” với bé mà không ngượng chớ bộ? Nhưng trong cái cảm giác lâng lâng bay bổng đó của bá má bé hình như còn có cái cảm giác nằng nặng của trách nhiệm đè xuống đôi vai từ đây.
Nguồn: Sưu tầm