Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, ngữ văn 8

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 13, tiết 50, TV:

DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM

I. MỤC TIÊU BÀI HOC

1. Kiến thức:
Học sinh nắm được công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.

2. Kĩ năng: Sử dụng đúng chức năng của hai loại dấu này khi tạo lập văn bản

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng hiệu quả dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.

4. .Năng lực: giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, sử dụng Tiếng Việt

II. CHUẨN BỊ.

- GV: Soạn bài, chuẩn bị một số ví dụ sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm để học sinh tham khảo.

- HS: Đọc trước bài trong Sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. ổn định tổ chức
: 1’

Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
Điều chỉnh
8A1​
8A2​
8A3​
2/ Kiểm tra kiến thức cũ: 5’ Làm bài tập 1,2 SGK

3. Bài mới :

* Hoạt động 1: Khởi động: Thời gian: 1 phút

? Kể các dấu câu mà em đã được học?

? Tại sao trong Tiếng Việt sử dụng nhiều loại dấu câu khác nhau mà không dùng một loại


Trong chương trình Ngữ văn 7 chúng ta đã được làm quen với một số dấu câu (; biểu thị chỗ ngắt nghỉ,tách hai vế của 1câu ghép hoặc tách các bộ phận liên kết nhau. Dấu ba chấm biểu thị chỗ lược đi, chỗ liệt kê chưa kể hết roặc chỗ bỏ dở do ngập ngừng không kể hết ra...). Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về một loại dấu câu – dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thứ. Thời gian: 22p

HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung


GV: chiếu ví dụ phần I, gọi HS đọc
? Các VD trên được trích trong những VB nào?
- VD a là câu văn trích trong văn bản: "Thuế máu" Nguyễn Ái Quốc lớp 8 kỳ II.
- VDb: Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi đã học qua Vb :"Sông nước Cà Mau"
- CDc: Xa ngắm thác núi lư- lớp 7
? Nội dung chính của mỗi câu văn là gì?
Gợi ý: VD a: ? Câu văn kể về ai? Về điều gì?

- Họ được phong cho...
VDb ? câu văn trình bày về điều gì?

- trình bày nguồn gốc tên gọi một con kênh- Kênh Ba Khía
VDc: ? Nêu nội dung của đoạn văn?
- Giới thiệu tác giả Lý Bạch
* Nội dung 1:
? Họ ở đây là những ai?
- những người bản xứ
? Cụm từ: những người bản xứ có tác dụng gì cho từ họ? - giải thích rõ họ ở đây là những ai
? vậy dấu ( ) ở VD a có công dụng gì?->đánh dấu cụm từ giải thích họ là ai?
* Nội dung 2
? Tại sao con kênh này lại có tên kênh Ba Khía?

- có nhiều con Ba Khía
? Vậy câu văn:" Ba khía là một ...ngon" có ý nghĩ gì trong câu văn?
- trình bày đặc điểm, cấu tạo, công dụng của con ba khía
? Em nhận thấy câu văn này mang đặc điểm của câu văn trong loại văn bản nào?
- Thuyết minh (câu thuyết minh về con ba khía)
? dấu ( ) ở câu này có tác dụng gì?-> đánh dấu phần thuyết minh đặc điểm của con Ba khía
* Nội dung 3
?các số từ: 701, 762 có ý nghĩa ntn trong đoạn văn?

- Bổ sung về năm sinh, năm mất của nhà thơ Lí Bạch
? Còn "Tứ Xuyên" có ý nghĩa gì cho từ Miên Châu?
- Bổ sung thêm Miên Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên
? Trong đoạn trích trên dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?->
đánh dấu phần bổ sung năm sinh, mất và bổ sung thêm Miên Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên –T.Quốc
? Dấu ngoặc đơn nhỏ ở phần tay phải dưới mỗi Vd có công dụng chung là gì ?
- bổ sung thêm t/giả, t/phẩm của đoạn trích
? Em có nhận xét ntn về cấu tạo của các phần trong trong dấu ngoặc đơn?
- có thể là một từ, một cụm từ, 1 câu, số từ
? Nếu bỏ các phần trong dấu ( ) đi thì em có nhận xét gì về nội dung cơ bản của câu và đoạn văn ví dụ? - Không thay đổi
? Vậy phần thông tin thêm ấy người ta gọi là thành phần gì của câu?
- Chú thích-Làm cho sự vật,sự việc đang được nói đến trong câu, đoạn văn cụ thể, chi tiết, rõ ràng hơn
? Qua những ví dụ trên cho biết dấu ngoặc đơn có những công dụng gì?
GV: Bổ sung:
Nếu xuất hiện dấu (!):để tỏ ý mỉa mai
Nếu xuất hiện dấu(?!)Để tỏ ý còn nhiều nghi ngờ
àĐấy là các dấu hiệu đặc biệt trong dấu ( ). Dịp khác tìm hiểu cụ thể.

Gọi H/s đọc ví dụ mục II
? Tác dụng của dấu hai chấm ở các ví dụ a,b,c?
a. Báo trước một lời thoại.
b. Báo trước một lời dẫn(lời dẫn nằm trong ngoặc kép).
c. Giải thích một nội dung.
? Các trường hợp phải viết hoa sau dấu hai chấm
- Viết hoa khi báo trước một lời thoại hoặc một lời dẫn.
- Có thể không viết hoa khi giải thích một nội dung
? Em hãy nêu tác dụng của dấu hai chấm?
Bảng phụ - một đoạn văn trong văn bản Bài toán dân số dấu hai chấm.
- H/S làm bài tập nhanh.
* Thêm dấu hai chấm vào các câu sau cho đúng ý định của người viết:
- Người Việt Nam nói " Học thầy không tày học bạn ", nhưng cũng nói " Không thầy đố mày làm nên".
- Nam khoe với tôi rằng " Hôm qua nó được điểm mười".
Đọc
Phát hiện





Trình bày







Hoạt động cặp đôi (4p)
Trình bày






















Phát hiện


Nhận xét
Nhận xét


Xác định

Khái quát

Đọc ví dụ
Phân tích



Xác định


Khái quát
Đọc ghi nhớ
I. Dấu ngoặc đơn.
1.Ví dụ
* Nhận xét
















a. Đánh dấu phần giải thích









b. Đánh dấu phần thuyết minh





c. .Đánh dấu phần bổ sung thêm















2.Ghi nhớ1


II
. Dấu hai chấm.
1
. Ví dụ:
* Nhận xét:
a) Đánh dấu lời đối thoại.
b) Đánh dấu lời dẫn dẫn trực tiếp
c) Đánh dấu phần giải thích
2.Ghi nhớ
* Hoạt động 3: Luyện tập

- Thời gian: 10’.

* Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 đến bài tập 6 tại lớp.
- Bài 1,2 cho học sinh làm cá nhân- trình bày- nhận xét.



* Bài tập 3, 4: HS thảo luận cặp đôi - đại diện trình bày - giáo viên nhận xét.
H. Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích được không?
H. Tác giả sử dụng dấu hai chấm nhằm mục đích gì?
H: Có thể thay dấu chấm bằng dấu ngoặc đơn không? Nếu thay, ý nghĩa câu có thay đổi không?
H. Nếu viết “Phong Nha gồm: Động khô và Động nước” thì có thể thay được không? Vì sao?

Hoạt động cá nhân


Hoạt động cá nhân


Thảo luận (3p)



Thảo luận (3p)



Trình bày




Trình bày
III. Luyện tập:
1.Bài tập 1.

a, Đánh dấu phần giải thích
b, Đánh dấu phần thuyết minh
c, Đánh dấu phần bổ sung
2.Bài tập 2
a, Báo trước phần giới thiệu
b, Báo trước lời thoại
c, Báo trước phần thuyết minh
3.Bài tập 3:
- Có thể bỏ dấu hai chấm với ý nghĩa cơ bản không thay đổi
- Dùng để đánh dấu phần thuyết minh cho động từ nói.
4.Bài tập 4:
a, Cách viết thứ nhất không bỏ được vì sau dấu hai chấm là thông tin cơ bản.
b, Cách viết thứ hai có thể bỏ được vì trong dấu ngoặc đơn trả lời cho câu - Hai bộ phận nào
5.Bài tập 5:
a, Sai - phần này bình đẳng với các phần khác
Phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có chức năng giải thích
b, Phần nằm trong dấu ngoặc đơn được coi là bộ phận câu, gọi là phần phụ giải thích hoặc phần phụ chú
6.Bài tập 6:
Ví dụ: Loài người “giảm tốc” trên con đường tới ô 64. Dân số hành tinh có sự nhảy vọt khổng lồ 2 (A- đam và E-va) và 7 tỉ (2015)


* Hoạt động 4: Vận dụng
- Thời gian: 6p
? Em hãy viết đoạn văn chủ đề chào mừng ngày 20/11 trong đóa có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
Hs viết đoạn văn, trình bày
GV cho HS nhận xét, bổ sung
* Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo
- Thời gian: 2p
? Tìm các đoạn thơ, đoạn văn em thích có sử dụng dấu ngoạc đơn và dấu hai chấm, phân tích tác dụng của nó
-
HS có thể hoạn thiện tại nhà.
Học kĩ nội dung. Làm bài tập. Chuẩn bị bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
IV. Rút kinh nghiệm........................................................................................................................................
 

Đính kèm

  • Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.docx
    23.9 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top