Đề 2 ôn luyện ngữ văn 6

ĐỀ 2
I - TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
1. Dòng nào nêu cách hiểu đúng- về nhân vật Thánh Gióng?
A. Thánh Gióng là nhân vật có thật trong lịch sử.
B. Thánh Gióng thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ.
c. Thánh Gióng là nhân vật tưởng tượng được xây dựng trên cơ sở thực tế lịch sử, thể hiện lòng yêu nước, tinh thần quật khởi của nhân dân.
D. Thánh Gióng là nhân vật tưởng tượng, thể hiện niềm tin về công lí xã hội và tư tưởng nhân đạo của nhân dân.
2. Nhân vật chính trong truyện Thánh Gióng là:
A. bà mẹ Gióng
B. sứ giả
c. Gióng
D. nhà vua
3. Nhận xét nào không phải là ý nghĩa của chi tiết: “Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc cứu nước”?
A. Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước
B. Chi tiết tưởng tượng nhằm tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện
c. Ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng hành động khác thường, thần kì
D. Ý thức trách nhiệm với đất nước được đặt lên hàng đầu
4. Vì sao Thánh Gióng lại được xếp vào thể loại truyền thuyết?
A. Vì đó là loại truyện dân gian được truyền miệng từ đời này qua đời khác.
B. Vì truyện kể về các vị thần.
c. Vì truyện có nhiều yếu tố kì ảo hoang đường.
D. Vì đó là câu chuyện dân gian có liên quan đến sự thật lịch sử.
5. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là:
A. từ mượn tiếng Anh.
B. từ mượn tiếng Pháp,
c. từ mượn tiếng Nga.
D. từ mượn tiếng Hán.
6. Từ nào là từ thuần Việt?
A. Giang sơn
B. Núi non
c. Xà phòng
D. Ti vi
7. Dòng nào nêu cách hiểu đúng nhất về phương thức tự sự?
A. Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc
B. Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc và nêu ý nghĩa của các sự việc đó
c. Là phương thức trình bày diễn biến và ý nghĩa của các sự việc
D. Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa
8. Dòng nào nêu không đúng về tác dụng của tự sự?
A. Giúp người kc giải thích sự việc
B. Giúp người kẽ tìm hiểu con người
c. Giúp người kế trình bày một chuỗi các sự việc không theo trình tự
B. Giúp người kể nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê
II - Tự LUẬN (8 điểm)
1. (3 điểm)
Chi tiết Gióng (trong truyền thuyết Thánh Gióng) lớn nhanh như thổi, vươn vai biến thành tráng sĩ có ý nghĩa gì?
2. (5 (điêm)
Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 câu) nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng.
 
Gợi ý đáp án
I - TRẮC nghiệm

Câu
1​
2​
3​
4​
5​
6​
7​
8​
Đáp án
C​
C​
B​
D​
D​
B​
D​
C​

II-TựLUẬN (8điểm)
1. ( 3 điềm)
Cần nêu được các ý sau:
- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai biến thành tráng sĩ là để đạt đến sự phi thường (trong quan niệm thời cổ, người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh, chiến công).
- Hình tượng Gióng với cái vươn vai thần kì thể hiện sự trưởng thành vượt bậc về tư thế, tầm vóc của dân tộc trước nạn ngoại xâm.
2. (5 điểm)
Cần nêu được ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng:
- Là hình tượng rực rỡ, tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc cứu nước.
- Là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cộng đồng buổi đầu dựng nước: sức mạnh của tổ tiên, thần thánh, sức mạnh của tập thể cộng đồng, sức mạnh của thiên nhiên, kĩ thuật,...
- Là biểu tượng đẹp về lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc.
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top