Đề kiểm tra cuối học kì 1 (Ngữ văn 6) mới nhất 2021

Trần Ngọc

S.Moderator
Giaoanchuan xin gửi đến quý thầy cô tham khảo đề kiểm tra cuối học kì 1 – Ngữ văn 6. Đề kiểm tra này chúng tôi chia thành 2 phần: phần đọc hiểu và phần tạo lập văn bản (phù hợp cho cả 3 bộ sách - chuẩn theo Cv 2018).

Đề kiểm tra cuối học kì 1 (Ngữ văn 6) - giaoanchuan.png


ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 – NGỮ VĂN 6

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:


“….. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở vơi người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vẫn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.”

(Cây tre Việt Nam, Thép Mới)​

Câu 1. (1,0 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:

1. Văn bản trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?

A. Văn bản tự sự
B. Văn bản biểu cảm
C. Văn bản thông tin
D. Văn bản nghị luận

2. Nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong ngữ liệu trên
A. Nhân hóa, so sánh, điệp ngữ
B. So sánh, nhân hóa, hoán dụ
C. Nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ
D. Nhân hóa, chơi chữ, ẩn dụ

3. Cụm từ “một nền văn hóa lâu đời” là cụm danh từ?
A. Đúng
B. Sai

4. Câu “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn” là câu mở rộng chủ ngữ
A. Đúng
B. Sai

Câu 2. (0,5 điểm) Tìm trạng ngữ trong câu sau: “Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời”
Câu 3. (0,5 điểm) Nhận xét cách lựa chọn cấu trúc câu sau của tác giả: Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính.
Câu 4. (1,0 điểm) Chỉ ra chi tiết sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, nêu tác dụng.

II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)

Câu 1.
(2,0 điểm). Qua phần ngữ liệu trên cùng với sự hiểu biết, em hãy chia sẻ suy nghĩ về ý nghĩa biểu tượng của cây tre Việt Nam.
Câu 2. (5,0 điểm). Kể lại một kỉ niệm để lại trong em nhiều ấn tượng nhất.

Xêm thêm bài viết: https://gac.giaoanchuan.com/threads...-ki-1-ngu-van-9-moi-nhat-2021.3765/#post-7552

Đề kiểm tra cuối học kì 1 – Ngữ văn 6 năm 2021 (có đáp án chi tiết) do các thầy cô giaoanchuan biên soạn để gửi tới các bạn học sinh và quý thầy cô đề thi và đáp án tham khảo sát nhất với chương trình học và phù hợp năng lực học sinh để làm tư liệu cho các cuộc thi khảo sát chất lượng học kì 1 năm học 2021. Rất mong các bạn có được tài liệu hữu dụng, bổ ích để có một kì thi thuận lợi.
 

Đính kèm

  • Đề thi học kì 1 - Ngữ văn 6.docx
    26.9 KB · Lượt xem: 1

Trần Ngọc

S.Moderator
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC – HIỂU
3,0
1
Câu hỏi​
1​
2​
3​
4​
Đáp án​
D​
C​
A​
B​
1,0​
2
Trạng ngữ trong câu: “Dưới bóng tre xanh”
0,5​
3
Nhận xét cách lựa chọn cấu trúc câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính”
-Tác giả đã lựa chọn trật tự từ đảo ngữ: vị ngữ “thấp thoáng” đưa lên đầu câu nhằm nhấn mạnh hình ảnh, đường nét, màu sắc thấp thoáng của mái đình, mái chùa cổ kính
0,5​
4
Chi tiết sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, nêu tác dụng.
-Chi tiết nhân hóa:
Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn; Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vẫn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
-Tác dụng: Làm cho cây tre nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
1,0​
II
PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN
7,0
1
Trình bày chia sẻ suy nghĩ về ý nghĩa biểu tượng của cây tre Việt Nam.
2,0
a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một đoạn văn
0,25​
b. Xác định đúng nội dung chủ yếu cần nghị lực
0,25​
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
Mở đoạn: Dẫn dắt vấn đề
Thân bài:
-Giới thiệu về sự gắn bó lâu đời của cây tre với người dân Việt Nam.
- Cây tre biểu tượng cho tinh thần yêu nước từ ngàn xưa (nhân vật Gióng)
- Cây tre biểu tượng cho phẩm cách và con người Việt Nam: Cần cù, chịu thương chịu khó, đoàn kết, kiên cương bất khuất, hy sinh…
Kết đoạn:
Khẳng định vai trò của cây tre trong cuộc sống hiện đại
1,0​
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0,25​
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,25​
2
Kể lại một kỉ niệm để lại trong em nhiều ấn tượng nhất
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0.5​
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm rõ ràng
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
Mở bài
- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ
- Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó
0,5
Thân bài
-Miêu tả sơ vài nét về người có liên quan đến kỉ niệm của bạn.
+ Hình dáng
+ Tuổi tác
+ Đặc điểm mà bạn ấn tượng
+ Tính cách và cách ứng xử của người đó
-Giới thiệu kỉ niệm
+ Đây là kỉ niệm vui hay buồn?
+ Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?
-Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện
+ Kỉ niệm đó liên quan đến ai?
+ Người đó như thế nào?
- Diễn biến của các chuyện:
+ Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào?
+ Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện?
+ Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện?
-Kết thúc câu chuyện:
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?
+ Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện?
2,5​
Kết bài
Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp đẽ cho em một bài học quý giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.
0,5​
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0,25​
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
0,5​
Tổng kết
10
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top