Đề thi Đề thi thử vào 10 Môn Ngữ văn_số 7

UBND HUYỆN
TRƯỜNG THCS

Đề gồm 01 trang​
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
NĂM HỌC 2019 - 2020

(Thời gian:120 phút không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU
(3,0 điểm)
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

(Ngữ văn 9, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 155)​
Câu 1 (0,5 điểm). Nêu tên tác giả và tên tác phẩm chứa phần trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung chính của phần trích trên là gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

Câu 4 (1,0 điểm). Hãy nhận xét về thái độ của tác giả thể hiện trong phần trích trên và nêu bài học nhận thức cho bản thân.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1
(2,0 điểm). Từ phần trích thơ trên, hãy viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lối sống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta.
Câu 2 (5,0 điểm). Viết một bài văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập hai,
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 56)​
-------- Hết ------

Họ và tên thí sinh:.............................................................. ....Số báo danh:..........................
Họ và tên Giám thị 1:............................................................................................................
Họ và tên Giám thị 2:...........................................................................................................

UBND HUYỆN
TRƯỜNG THCS

(Đáp án gồm 05 trang)
BIỂU ĐIỂM, HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
NĂM HỌC 2020 - 2021

A. HƯỚNG DẪN CHUNG
Do yêu cầu của kì thi và đặc thù của môn thi, giám khảo cần:
1. Nắm vững yêu cầu của bản Hướng dẫn chấm thi
2. Trên cơ sở bám sát biểu điểm, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm.
3. Tôn trọng và khuyến khích:
- Sự đa dạng trong cách tổ chức bài làm của học sinh trên cơ sở đáp ứng yêu cầu cơ bản (với từng câu) được gợi ý trong bản Hướng dẫn chấm thi
- Sự độc đáo, sáng tạo trong cảm nhận và diễn đạt
4. Điểm của từng câu không làm tròn. Điểm của bài thi bằng tổng điểm các câu, không làm tròn.

B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
1
- Tác giả: Nguyễn Duy.
- Tác phẩm: "Ánh trăng"
0,25
0,25
2
Nội dung chính: Những xúc cảm và suy ngẫm của tác giả khi gặp lại vầng trăng ở thành phố.
0,5
3
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa: "im phăng phắc"
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh hình ảnh vầng trăng giống như một con người: im lặng, bao dung và nghiêm khắc. Nhấn mạnh chân lí: con người có thể lãng quên quá khứ, nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ. Giúp hình ảnh vầng trăng gần gũi với cuộc sống của con người.
+ Phê phán thái độ vô tình, bạc bẽo của con người đối với thiên nhiên, với quá khứ. Cho thấy sự nuối tiếc, day dứt, xót xa của tác giả.
0,25
0,75





4
- Thái độ của tác giả:
+ Yêu mến, trân trọng vầng trăng nói riêng và thiên nhiên nói chung.
+ Thể hiện sự day dứt khi lãng quên quá khứ, quên đi sự gắn bó ân tình, thủy chung của vầng trăng đối với con người.
+ Phê phán thói vô tình, bạc bẽo của người đời khi hoàn cảnh sống thay đổi.
...
- Bài học trong cuộc sống: Nhắc nhở chúng ta
+ Hiểu thêm về vai trò của thiên nhiên với đời sống của con người.
  • + Quá khứ dù gian lao, vất vả nhưng có quá khứ mới có hiện tại thanh bình, no ấm.
  • + Phải biết trân trọng quá khứ, trân trọng những kỉ niệm, những người bạn tuổi thơ, những người đã cùng mình trải qua gian khó.
  • + Nhắc nhở mọi người giữ vững và phát huy đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, về lẽ sống ân tình thủy chung của dân tộc.
0,5






0,5
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
1
* Yêu cầu hình thức, kĩ năng:
- Viết đúng hình thức một đoạn nghị luận xã hội theo kiểu diễn dịch.
- Đảm bảo dung lượng (khoảng 200 chữ).
- Không mắc lỗi văn phạm.
0,5
* Yêu cầu nội dung, kiến thức:
HS có thể trình bày một số nội dung sau:
* Câu chủ đề: Suy nghĩ chung về lối sống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta
* Các câu còn lại:
- Giải thích: Lối sống "Uống nước nhớ nguồn" là một thái độ trân trọng, nhớ ơn công lao của những người đi trước, những người đã đem lại cho ta những điều tốt đẹp.
- Phân tích, bàn luận:
+ Vì sao phải có lối sống "Uống nước nhớ nguồn"?: Không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức con người tạo nên.
+ Biểu hiện của lối sống "Uống nước nhớ nguồn":
. Biết ơn những thương binh, liệt sĩ, những anh hùng đã hi sinh thân mình bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc (27/7).
. Thờ cúng ông bà tổ tiên.
. Biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
...
+ Ý nghĩa của lối sống "Uống nước nhớ nguồn":
. Luôn được yêu quý, trân trọng, họ sẽ nhận được sự giúp đỡ nồng nhiệt bất cứ khi nào gặp khó khăn.
. Các mối quan hệ giữa người và người cũng phát triển và ngày một khăng khít hơn.
. Làm giàu vốn văn hoá cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hoá truyền thống của đất nước.
...
+ Trái chiều: Một bộ phận giới trẻ ngày nay đang quay lưng với truyền thống, sống ích kỷ, chỉ biết cho riêng mình.
- Bài học hành động và liên hệ bản thân:
+ Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc.
+ Phê phán lối sống vô ơn, bạc nghĩa.
+ Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
+ Bản thân em...


0,25

1,25

2
* Hình thức:
- Đúng với hình thức một bài nghị luận văn học.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc.
- Câu văn trôi chảy, lưu loát, không mắc lỗi chính tả.
1,0


* Nội dung
Học sinh có thể có những cách cảm nhận và triển khai theo nhiều hướng khác nhau. Sau đây là một cách triển khai:
A. Mở bài
- Giới thiệu xuất xứ khổ thơ: về tác giả Thanh Hải và tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ”.
- Dẫn vào vấn đề nghị luận: Bức tranh mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp.
- Trích dẫn khổ thơ.
B. Thân bài
1. Khái quát chung

- Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 11 năm 1980, khi Thanh Hải lâm bệnh nặng, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.
- Đề tài: Mùa xuân.
- Mạch cảm xúc của bài thơ: Đi từ mùa xuân của thiên nhiên đến mùa xuân của đất nước rồi tới mùa xuân của mỗi con người.
- Vị trí đoạn trích: khổ thơ 1 của bài thơ,
2. Cảm nhận
a. Luận điểm 1: Hai câu đầu là bức tranh mùa xuân với những hình ảnh đầy tinh tế:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc

- Biện pháp đảo ngữ: Mọc
=> Gợi ra sự vận động trong trạng thái vươn lên của bông hoa tím.
=> Khắc sâu sức sống tràn đầy của mùa xuân: mùa xuân là mùa đâm chồi nảy lộc.
=> Gợi cảm giác ngỡ ngàng, vui sướng, hân hoan của Thanh Hải trước tín hiệu của mùa xuân.
- Hình ảnh, màu sắc:
+ Hai sự vật: dòng sông, bông hoa.
+ Hai gam màu: xanh, tím biếc.
=> Màu xanh của dòng sông (màu đặc trưng của mùa xuân) làm nền cho sắc tím của bông hoa (màu đặc trưng của xứ Huế) đã vẽ lên tranh mùa xuân căng tràn sức sống nhưng cũng huyền ảo, mộng mơ, mang đậm chất Huế.
=> Sử dụng sáng tạo bút pháp chấm phá cổ điển để tạo nên một không gian thoáng đãng, dịu mát, hài hoà, đằm thắm và đầy chất thơ trên dòng sông xứ Huế.
b. Luận điểm 2: Bốn câu cuối là bức tranh mùa xuân với những thanh âm huyền diệu:
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

- Không gian mở ra bao la, mênh mông: Từ dòng sông, không gian trong bài thơ được kéo lên đến tận trời cao và mở rộng cùng độ vang xa của tiếng chim chiền chiện.
- Thán từ ơi: kết hợp với từ để hỏi chi: đem lại cho câu thơ một giọng điệu ngọt ngào trữ tình rất Huế. Lời hỏi hót chi mà còn gợi cảm xúc ngỡ ngàng, thích thú, say sưa, ngây ngất.
- giọt long lanh: ẩn dụ (tiếng hót của chim chiền chiện):
+ Tiếng chim đọng lại thành từng "giọt", có hình khối rõ ràng.
+ Tiếng chim có màu trắng trong của sương, của nước.
+ Tiếng chim có ánh sáng được phản chiếu đến "long lanh"
=> Âm thanh vô hình của chim chiền chiện đã được Thanh Hải biến thành hữu hình.
=> Sự chuyển đổi cảm giác tinh tế của một ngòi bút liên tưởng sáng tạo tài hoa đáng khâm phục.
- hứng: ẩn dụ (hứng tiếng hót của chim chiền chiện)
+ Tác giả cảm nhận tiếng chim không chỉ bằng thính giác, bằng thị giác mà còn bằng cả xúc giác nữa.
+ Căng các giác quan để cảm nhận mùa xuân, cảm nhận cuộc sống.
=> Sự đón nhận chân thành, đầy khát khao mùa xuân.
=> Niềm say mê, ngây ngất, tình yêu cuộc sống, yêu quê hương tha thiết.
3. Tổng hợp, đánh giá
- Nghệ thuật, nội dung:
+ Vận dụng tài tình, linh hoạt bút pháp chấm phá cổ điển.
+ Nhiều biện pháp tu từ đặc sắc.
+ Giọng thơ tha thiết, trìu mến mang đậm màu sắc trữ tình.
=> Một bức tranh xuân mang vẻ đẹp tươi tắn, rạng rỡ và có cả nét dịu dàng, đằm thắm, thơ mộng, nét đẹp riêng của xứ Huế.
=> Tình yêu tha thiết với cuộc sống, với thiên nhiên mùa xuân xứ Huế.
- Liên hệ, mở rộng:
"Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" (Nguyễn Du)
C. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ, bài thơ.
- Tình cảm, cảm xúc của em.



0,25




3,5

0,25







1,5



















1,5


























0,25










0,25

--- Hết ---
 

Đính kèm

  • 7-DE THI THU VAO 10_giaoanchuan13.2.21.doc
    88 KB · Lượt xem: 1

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
Cảm ơn thầy đã chia sẻ tài liệu chất lượng.


Chúc Thầy cùng gia đình năm mới an vui, hạnh phúc và nhiều may mắn nhé!
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top