Phòng GD &ĐT
Trường THCS
Đề kiểm tra khảo sát lần 2.
Năm học 2019-2020
Môn Văn lớp 9
Thời gian 120 phút (
Không kể thời gian giao đề)​

Phần I (5,5 điểm)
Mở đầu bài thơ Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương viết:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng


(Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD)

Câu 1: Em hãy cho biết mạch cảm xúc của bài thơ được viết theo trình tự nào? Phần in đậm trong câu: Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam” là câu cảm thán hay thành phần biệt lập cảm thán?

Câu 2: Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thơ thứ hai (Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát) và cây tre trung hiếu ở câu cuối (Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.) của bài thơ ? Việc lặp lại hình ảnh “hàng tre”, “cây tre” như thế có ý nghĩa gì?


Câu 3: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận qui nạp làm rõ tâm trạng, cảm xúc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết câu và một câu ghép (Gach dưới những từ ngữ thực hiện phép nối và câu ghép)
Câu 4: Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ, đồng bào cả nước đau đáu hướng về miền Nam ruột thịt. Địa danh miền Nam còn xuất hiện trong một bài thơ khác em đã học trong chương trình Ngữ Văn 9. Hãy chép lại câu thơ có chứa “miền Nam” và ghi rõ tên tác phẩm, tác giả.

Phần II (4,5đ)
Cho đoạn trích sau:
“-Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta. - người lái xe lại nói.
Họa sĩ nghĩ thầm : “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng!”
(Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long)
Câu 1.
Đoạn trích trên sử dụng mấy dấu ngang cách ? Tác dụng của việc sử dụng các dấu ngang cách ấy trong văn cảnh ?
Câu 2. Tại sao người lái xe nói : “Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta.”? Và tại sao họa sĩ nghĩ thầm : “chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”, còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng ?
Câu 3. Đoạn trích nói đến những nhân vật nào? Các nhân vật đó có vai trò gì trong tác phẩm ?
Câu 4. Viết một đoạn văn (12câu ) với chủ đề : Sống là đừng bao giờ phải hối tiếc.


-Hết-
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT​

Điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Phần I (5,5điểm)
Câu 1
(0,5 điểm)
Hs nêu được:
- Mạch cảm xúc của bài thơ: Theo trình tự vào lăng viếng Bác
- Phần in đậm là câu cảm thán

0,25đ

0,25đ
Câu 2
(1,0điểm)
- Hs chỉ ra sự khác nhau
+ hàng tre bát ngát ở câu thơ thứ hai (Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát): Hình ảnh thực, miêu tả hàng tre quanh lăng Bác.
+ cây tre trung hiếu ở câu cuối (Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này): Hình ảnh ẩn dụ, hàng tre đc lặp lại ở cuối bài với nét nghĩa bổ sung: cây tre trung hiếu (cả dân tộc đoàn kết, kiên cường, thực hiện lí tưởng của Bác, của dân tộc)
- Việc lặp lại tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.

0,25đ


0,25đ




0,5đ
Câu 3(3,0đ)







Đoạn văn:
Nội dung: làm rõ được tậm trạng của nhà thơ:
+ Niềm xúc động bồi hồi sau bao năm xa cách mong chờ được về thăm cha (câu đầu giản dị như lời nói hàng ngày, cách xưng hô, nói giảm nói tránh)
+ Ấn tượng đầu tiên là hình ảnh hàng tre bát ngát trong sương, gợi liên tưởng làng quê Việt Nam.
+ Từ hàng tre bát ngát trong sương nhà thơ suy ngẫm về dân tộc Việt Nam với sức sống mạnh mẽ “ xanh xanh Việt Nam” và phẩm chất kiên cường bất khuất, qua thành ngữ “bão táp mưa sa”
Hình thức:
+ đúng kiểu đoạn văn qui nạp, đủ số câu
+có câu ghép và phép nối, gạch chân, chú thích.


2,0đ
0,5đ


0,5đ

1,0đ



1,0đ
0.5đ
0,5đ
Câu 4
(1,0đ)
- Câu thơ có chứa “miền Nam”: Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước.
- Tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Tác giả: Phạm Tiến Duật
0,5đ

0,25đ
0,25đ

Phần II (4,5điểm)
Câu 1
(0,75 điểm)
- Đoạn trích trên sử dụng hai dấu ngang cách
-Tác dụng của việc sử dụng các dấu ngang cách ấy trong văn cảnh
+ dấu ngang cách thứ nhất “- Bác và cô lên với anh ấy một tí” đánh dấu lời thoại của nhân vật bác lái xe nói với ông họa sĩ và cô kĩ sư với nhã ý mời mọi người lên nhà anh thanh niên. Qua lời mời này, tác giả tạo một tình huống hợp lý và thú vị để các nhân vật tình cờ gặp nhau một cách ngẫu nhiên.
+ dấu ngang cách thứ hai .”- Người lái xe lại nói.” Đánh dấu thành phần phụ chú (chú thích rõ thêm ý cho phần trước đó).
0,25đ


0,25đ





0,25đ
Câu 2
1,0 điểm
-Người lái xe nói : «Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta. » vì bác đã quen biết anh thanh niên từ trước, đồng thời muốn giới thiệu với ông họa sĩ về anh thanh niên. Lời nói trên thể hiện rõ tình cảm yêu mến của người lái xe với anh thanh niên và cảm nhận được vẻ đẹp ở anh ta. Nên phỏng đoán trước nguồn cảm hứng nghệ thuật sẽ nảy nở khi ông họa sĩ gặp anh thanh niên.
- Họa sĩ nghĩ thầm : « chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn” vì ông chưa gặp anh thanh niên bao giờ và chỉ nghe kể về anh ta qua lời bác lái xe. Hơn nữa, anh thanh niên là một chàng trai còn rất trẻ lại ở một mình trên đỉnh núi cao 2600m, nên anh có thể không dọn dẹp nhà cửa thường xuyên hoặc chưa ngăn nắp.
-Còn cô kĩ sư chỉ « Ô » lên một tiếng vì cô ngạc nhiên, ngỡ ngàng khi cô vừa mới đặt chân đến nơi anh ở thấy anh đứng hái hoa. Có lẽ hình ảnh về anh thanh niên trước mắt khiến cô thán phục và cảm thấy thích thú, ngưỡng mộ
0,25đ






0,25đ






0,5đ
Câu 3
(0.75 điểm)
- Đoạn trích kể về những nhân vật : bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên.
- Các nhân vât ấy có vai trò: anh thanh niên trực tiếp bộc lộ chủ đề, ông họa sĩ , cô kĩ sư, bác lái xe là các nhân vật phụ góp phần giúp nhân vật chính bộc lộ tính cách.
0,25đ

0,5đ

Câu 4 (2,0điểm)Viết đoạn văn:
- Hình thức: đảm bảo đúng hình thức đoạn văn, đúng độ dài theo yêu cầu, trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý.
-Nội dung chủ đề : Sống là đừng bao giờ phải hối tiếc.
+Sống là đừng bao giờ phải hối tiếc là sống không phải ân hận, ăn năn, băn khoăn về một việc nào đó.
+Sống không phải hối tiếc.phải làm những việc tốt, việc có ích, việc đúng với lương tâm, trách nhiệm. Sống như thế sẽ tốt cho bản thân, giúp ích xã hội, sẽ được mọi người yêu quí, nể phục. (d/c)
+Sống phải hối tiếc tức là làm những việc không suy nghĩ trước sau, những điều sai trái..... Sống như thế sẽ phải nhận lấy hậu quả. (d/c)
+Muốn sống không phải hối tiếc cần suy nghĩ trước khi làm việc gì đó, luôn đặt lợi ích của mọi người, lợi ích của tập thể lên trên, phải lường trước những hậu quả sẽ xảy ra…
+Học sinh để không phải hối tiếc sau này phải chăm chỉ học tập, rèn luyện...

0,5đ

1,5đ
0,25đ

0.25đ



0.25đ


0.5đ



0,25đ


---------------------Hết-------------------------
 

Đính kèm

  • 6-DE THI THU VAO 10_giaoanchuan13.2.21.pdf
    316.2 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top