Đề thi Đề thi thử vào lớp 10 Môn Ngữ Văn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRƯỜNG THCS
----------------------------

(Đề thi có 01 trang)
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT VÀO LỚP 10
Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:
- Ba đi rồi ba về với con.
- Không! - Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.
Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
  • Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
  • Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ của câu văn được in đậm. Cho biết câu đó thuộc kiểu câu gì xét theo cấu tạo ngữ pháp?
  • Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Giải thích vì sao nhân vật “tôi” lại “bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi”?
Câu 2: (2.0 điểm)
Mạng xã hội Facebook đang chi phối cuộc sống của con người và là một trong những ứng dụng được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bên cạnh những lợi ích, mạng xã hội Facebook còn có tác hại không nhỏ.
Từ hiểu biết về xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng- phân- hợp để nêu suy nghĩ của em về tác hại của mạng xã hội Facebook đối với giới trẻ hiện nay.
Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có thành phần tình thái. (Gạch chân dưới thành phần tình thái đó và chú thích rõ)
Câu 3: (5.0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

(Trích Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
------------------------ Hết --------------------------
Ghi chú : - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.


HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA KHẢO SÁT VÀO LỚP 10
Năm học 2018- 2019
Môn: Ngữ văn
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu 1
(3,0 điểm
)​
I. Yêu cầu chung về kĩ năng:
- HS phải có kĩ năng đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại.
- Có kĩ năng làm bài tập tiếng Việt: nhận diện và phân tích CN, VN của câu ghép.
II. Yêu cầu về kiến thức:
a. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào, của ai? Nêu rõ hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
1,0
- Tác phẩm: Chiếc lược ngà.
- Tác giả: Nguyễn Quang Sáng.
0,5​
- Hoàn cảnh ra đời: Viết năm 1966, khi tác giả hoạt động tại chiến trường Nam Bộ, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
0,5​
  • b. Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ của câu văn được in đậm. Cho biết câu đó thuộc kiểu câu gì theo cấu tạo ngữ pháp?
1,0
- Xác định CN, VN:
Con bé/ hét lên, hai tay nó/ siết chặt lấy cổ, chắc / nghĩ hai tay không thể giữ được
CN1 VN1 CN2 VN2 CN3 VN3
ba nó, /dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó/run run.

CN4 VN4 CN5 VN5
0,5​
- Câu ghép
0,5​
c. Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Giải thích vì sao nhân vật “tôi” lại “bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi”?
1,0
- Nhân vật “tôi” là bác Ba- một người bạn chiến đấu thân thiết của ông Sáu.
- Nhân vật “tôi” lại “bỗng cảm thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi” vì:
+ Xúc động trước những tình cảm mãnh liệt của cha con người đồng đội đặc biệt là tình cảm của bé Thu với cha trong giờ phút chia tay.
+ Cảm nhận được nỗi đau đớn, nuối tiếc của hai cha con ông Sáu khi phải chia li nhất là sự níu kéo tha thiết, xót xa của bé Thu.
0,5
0,5


0,25
0,25​
Câu 2 (2,0 điểm)
I. Yêu cầu chung về kĩ năng:
- Có kĩ năng tạo lập đoạn văn nghị luận xã hội.
II. Yêu cầu về kiến thức:
*Yêu cầu về nội dung:
HS có thể trình bày những suy nghĩ, đánh giá riêng nhưng cần thể hiện được những nội dung chính sau:
1,5

- Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề nghị luận.
- Giải thích
:
+ Facebook là tên gọi của một mạng xã hội ảo do Mark Zuckerberg sáng lập và điều hành.
+ Facebook là nơi để trò chuyện, thư giãn, giải trí, chia sẻ suy nghĩ của bản thân, giúp truyền tải những thông tin, theo dõi những trạng thái, hoạt động của người thân, bạn bè một cách nhanh chóng và thuận tiện, giúp kết nối, liên lạc với mọi người trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

0,25​
- Phân tích- Bình luận: Tác hại của mạng xã hội Facebook:
HS có thể trình bày những suy nghĩ, đánh giá riêng và có nhiều cách sắp xếp ý khác nhau. Một số ý tham khảo:
+ Đối với bản thân: lãng phí thời gian, giảm thị lực, mất ngủ, lo âu, nguy cơ gây trầm cảm, xa rời mục tiêu cá nhân, xa rời cuộc sống thực; dễ bị ảnh hưởng điều xấu; dễ bị lừa gạt; dễ bị đánh cắp thông tin cá nhân,…
+ Đối với gia đình: thiếu đi sự gắn bó, tình cảm, quan tâm, chia sẻ, giao tiếp thường xuyên,…
+ Đối với nhà trường: HS không tập trung, kết quả học tập bị giảm sút,…
+ Đối với xã hội: hiểu lầm, mâu thuẫn, bạo lực gia tăng, …
+….
1,0​
- Bài học nhận thức và hành động
+ Nhận thức: Hiểu được tác hại của mạng xã hội Facebook đối với bản thân.
+ Hành động: Sử dụng hợp lí mạng xã hội Facebook vào dịp cần thiết, không lạm dụng, cẩn trọng với những điều mình muốn chia sẻ….vv
0,25​
- Khẳng định vấn đề nghị luận.
*Yêu cầu về hình thức:
HS có thể trình bày theo suy nghĩ riêng của cá nhân. GV cần linh hoạt chấm điểm, tôn trọng ý kiến của mỗi cá nhân HS.
- HS có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội, bộc lộ quan điểm, suy nghĩ của cá nhân.
- Độ dài đoạn văn: 12 câu.
- Cách trình bày: tổng- phân- hợp.
- Bố cục đoạn văn chặt chẽ, đầy đủ, rõ ràng.
- Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
0,25
*Yêu cầu về kiến thức tiếng Việt:
0,25
- Thành phần tình thái
0,25​
Câu 3
(5,0 điểm)
I. Yêu cầu chung về kĩ năng:
HS có kĩ năng tạo lập bài văn nghị luận văn học về một đoạn thơ (bài thơ).
II. Yêu cầu về kiến thức:
*Yêu cầu về nội dung:
4,0
I. MB:
0,25
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm hoặc giới thiệu về đề tài tình cha con.
- Nêu nội dung chính của hai đoạn thơ: là những câu thơ đặc sắc nói về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người.
II. TB:
3,5
1. Khái quát: *HS giới thiệu 1 số vấn đề sau:
0,5
- Tác giả Y Phương: phong cách nghệ thuật thơ độc đáo.
- Tác phẩm:
+ Hoàn cảnh ra đời: viết năm 1980
+ Mạch ý: từ tình cảm gia đình đến tình cảm với quê hương, đất nước, từ trách nhiệm đối với con lên thành trách nhiệm với quê hương, đất nước, từ những kỉ niệm gần gũi, thân thương nâng lên thành lẽ sống.
+ Giọng điệu- Ngôn ngữ: giọng điệu rắn rỏi, mạnh mẽ, dứt khoát nhưng tha thiết; ngôn ngữ giản dị, sâu sắc, sử dụng lối nói hình ảnh của người dân tộc…
+ Vị trí: Đoạn 1 của bài thơ.
2. Cảm nhận đoạn thơ
2,5
a. Nội dung: Gia đình, quê hương chính là cội nguồn sinh dưỡng thiêng liêng của mỗi con người.
2,0
- Cha nói với con về cội nguồn gia đình (4 câu đầu): Bốn câu thơ đã tái hiện một khung cảnh gia đình hạnh phúc, ấm áp, tràn ngập tiếng cười.
0,75​
- Cha nói với con về cội nguồn quê hương (5 câu tiếp): Con người cần cù, chịu khó, khéo léo, yêu đời, lạc quan, ấm áp nghĩa tình. Thiên nhiên cảnh vật quê hương đẹp đẽ, thân thuộc gắn bó với mỗi con người.
0,75​
- Cha nói với con về kết tinh của tình yêu thương gia đình và quê hương qua hình ảnh đẹp đẽ (2 câu cuối): Ngày cưới của cha mẹ, ngày đẹp đẽ và vô cùng ý nghĩa đối với gia đình.
0,5​
à Qua những điều cha nói với con, cha nhắc con nhớ về cội nguồn- bài học về lẽ sống.
b. Nghệ thuật: điệp ngữ, sóng đôi, từ ngữ, hình ảnh thơ mộc mạc, lời thơ tâm tình, thủ thỉ …vv
0,5
*Lưu ý: HS có thể kết hợp bày tỏ cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trong quá trình viết bài. GV chấm cần linh hoạt, chủ động, tôn trọng cảm nhận riêng của HS.
3. Đánh giá
0,5
- Cha nhắc nhở con luôn nhớ tới cội nguồn là gia đình và quê hương.
0,25​
- Mỗi người cần có trách nhiệm đối với cội nguồn của mình: tưởng nhớ tổ tiên, cội nguồn; gắn bó, chia sẻ với gia đình, quê hương.
0,25​
III.KB:
- Khẳng định vấn đề nghị luận và nêu cảm nghĩ của em.
0,25
*Chú ý:
-
Khuyến khích những HS liên hệ mở rộng vấn đề và có ý thức tích hợp những tác phẩm văn học có chủ đề ca ngợi tình cảm gia đình, tình yêu quê hương.
* Yêu cầu về hình thức:
- Bài viết có bố cục 3 phần (MB, TB, KB) rõ ràng, cân đối.
- Lập luận thuyết phục, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí.
- Liên kết chặt chẽ các đoạn văn trong bài với nhau.
- Diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc, chữ viết rõ ràng.
- Không sai về dùng từ, diễn đạt, chính tả.
1,0
*Lưu ý chung:
- Người chấm nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của HS. Khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo.
- Chỉ cho điểm tối đa ở từng câu với các bài viết đảm bảo đầy đủ nội dung, không sai các lỗi về cách hành văn, ngữ pháp, chính tả... và linh hoạt trong việc trừ điểm đối với những lỗi mà học sinh mắc phải.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu.
 

Đính kèm

  • 2-DE THI THU VAO 10_giaoanchuan13.2.21.pdf
    472.3 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top