Đề thi Đề thi Văn 10 học kì 2 mới nhất

Đề thi Văn 10 học kì 2 với đầy đủ nội dung, kèm đáp án chấm chi tiết. Tài liệu gồm có phân tích các bài: Tác giả, tác phẩm. Đề thi phân tích các hình tượng nhân vật, nghệ thuật, nội dung. Tài liệu hay đáng để thầy cô tham khảo

PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
(Bạch Đằng giang phú - TRƯƠNG HÁN SIÊU)
I. Kiến thức cơ bản

1. Tác giả
Trương Hán Siêu (? - 1354) là người có học vấn uyên thâm, từng tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà Trần chống quân Mông – Nguyên, được các vua Trần tin cậy và nhân dân kính trọng.

2. Tác phẩm
- Thể loại : phú cổ thể.
- Hoàn cảnh ra đời : khi vương triều nhà Trần đang có biểu hiện suy thoái, cần phải nhìn lại quá khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại.
* Nội dung
– Hình tượng nhân vật "khách"
+ "Khách" xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao. Tráng chí bốn phương của "khách" gợi lên qua hai loại địa danh (lấy trong điển cố Trung Quốc và những địa danh của đất Việt).
+ Cảm xúc vừa vui sướng, tự hào vừa buồn đau, nuối tiếc.
– Hình tượng các bô lão (có thể là nhân dân địa phương, có thể là hư cấu)
+ Các bô lão đến với "khách" bằng thái độ nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính khách. Sau một câu hồi tưởng về việc "Ngô chúa phá Hoằng Thao", các bô lão kể cho "khách" nghe về chiến tích "Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã" (kể theo trình tự diễn biến của sự kiện với thái độ, giọng điệu nhiệt huyết, tự hào). Lời kể ngắn gọn, cô đọng, súc tích,...
+ Sau lời kể về trận chiến là suy ngẫm, bình luận của các bô lão về chiến thắng trên sông Bạch Đằng : chỉ ra nguyên nhân ta thắng, địch thua ; khẳng định vị trí, vai trò của con người. Đó là cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lí sâu sắc.
+ Cuối cùng là lời ca của các bô lão mang ý nghĩa tổng kết, có giá trị như một tuyên ngôn về chân lí : Bất nghĩa thì tiêu vong, có nhân nghĩa thì lưu danh thiên cổ.
– Lời ca và cũng là lời bình luận của khách :
Ca ngợi sự anh minh của hai vị thánh quân, đồng thời ca ngợi chiến tích của sông Bạch Đằng. Hai câu cuối vừa biện luận vừa khẳng định chân lí : Trong mối quan hệ giữa địa linh và nhân kiệt, nhân kiệt là yếu tố quyết định. Ta thắng giặc không chỉ ở "đất hiểm" mà quan trọng hơn là bởi nhân tài có "đức cao".
* Nghệ thuật
– Sử dụng thể phú tự do phóng túng, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, có khả năng bộc lộ cảm xúc phong phú, đa dạng,...
– Kết cấu chặt chẽ, thủ pháp liên ngâm, lối diễn đạt khoa trương,...
* Ý nghĩa văn bản : Thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào con người và vận mệnh quốc gia, dân tộc.


II. Câu hỏi đọc hiểu:

Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

(1)Mồ thù như núi, cỏ cây tươi,
Sóng biển gầm vang, đá ngất trời.
Sự nghiệp Trùng Hưng ai dễ biết,
Nửa do sông núi, nửa do người.
( Sông Bạch Đằng, Nguyễn Sưởng)

(2)Khách cũng nối tiếp mà ca rằng:

Anh minh hai vị Thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thủa thanh bình,
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.

( Trích Phú Sông Bạch Đằng, Trương Hán Siêu)

1/ Xác định các biện pháp tu từ và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp đó trong văn bản (1) ?

2/ Nêu nội dung chính của văn bản (2) ?

3/ So sánh điểm giống nhau và khác nhau về nội dung của văn bản (1) và (2)?

4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về vai trò của con người trong cuộc sống hôm nay.

Trả lời:
1/ Các biện pháp tu từ :
  • So sánh : mồ thù như núi
  • Nhân hoá : sóng gầm
  • Khoa trương : đá ngất trời
  • Liệt kê : nửa...nửa
Hiệu quả nghệ thuật : các biện pháp tu từ về từ và tu từ cú pháp đã làm tăng tính gợi hình, gợi cảm khi nhà thơ viết về dòng sông Bạch Đằng. Đó là tự hào về chiến thắng lịch sử, ca ngợi thiên nhiên hùng vĩ, đồng thời lí giải nguyên nhân thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù phương Bắc.

2/ Nội dung chính của văn bản (2) : là lời ca của khách đáp lại lời các bô lão trong bài phú sông Bạch Đằng. Từ quy luật tự nhiên, tác giả suy ngẫm đến quy luật xã hội, khẳng định yếu tố con người là quan trọng nhất làm nên thắng lợi.

3/ So sánh điểm giống nhau và khác nhau về nội dung của văn bản (1) và (2) :
a. Giống nhau:
  • Cùng ca ngợi chiến thắng Bạch Đằng thời Trùng Hưng.
  • Cùng ca ngợi các yếu tố thiên nhiên và con người làm nên chiến thắng.
  • Cùng nhấn mạnh thiên nhiên hiểm trở, hùng tráng, càng nhấn mạnh yếu tố con người.
b. Khác nhau:
- Trong văn bản (1) : Quan hệ giữa thiên nhiên và con người là ngang nhau: nửa…nửa. không thể hiện rõ yếu tố con người;
- Trong văn bản (2) : Quan hệ giữa thiên nhiên và con người là nghiêng về phía con người: Bởi đâu…cốt mình, khẳng định yếu tô' quyết định nhất là con người anh hùng với phẩm chất đạo đức cao cả.

4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung: Cần nêu được các ý :
+Vai trò của con người xuất phát từ câu kết bài phú sông Bạch Đằng: Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao. Tác giả đưa ra chân lí để khẳng định yếu tố làm nên mọi thắng lợi là đức cao
+ Kế thừa tư tưởng nhân văn của Trương Hán Siêu, ngày nay chúng ta tiếp tục phát huy vai trò của con người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là phải tôn trọng con người, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy tài năng, đạo đức, trí tuệ…
+ Bản thân rút ra bài học nhận thức và hành động trong việc rèn luyện đạo đức, tài năng.

File tải bản đầy đủ cả học kì 2. Tài liệu tải miễn phí, chi tiết chỉ có ở Giáo án chuẩn gửi tặng thầy cô

Bai-dinh-ninh-binh.jpg
 

Đính kèm

  • DE CUONG VAN 10 HKII CHO HS .doc
    768.5 KB · Lượt xem: 2
Sửa lần cuối:

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Top