Có lẽ khi học môn Vật Lí 9, các em đã giải thích được những nguyên lí hoạt động cơ bản của một số vận dụng trong gia đình như máy phát điện,...Biết được vai trò của từng bộ phận đó là gì, bên cạnh đó các em cũng biết được tác dụng của dòng điện xoay chiều. Ngoài ra về phần Quang học, các em đã biết về các thấu kính như hội tụ, phân kì,...Và để đồng hành ôn tập cùng các em trong kì thi học kì 2 sắp tới, GAC gửi đến các em và quý thầy cô giáo Đề thi Vật lí 9 học kì 2 kèm đáp án chuẩn.

6979


Trích đoạn có trong File Đề thi Vật lí 9 học kì 2 kèm đáp án chuẩn

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. TRẮC NGHIỆM: (5,00 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu từ 1 đến 15 dưới đây và ghi vào phần bài làm.

Câu 1. Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện?
A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm.
B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm .
C. Cuộn dây dẫn và nam châm.
D. Cuộn dây dẫn có lõi sắt.

Câu 2. Trong máy phát điện xoay chiều:
A. Nam châm được gọi là roto.
B. Nam châm được gọi là stato.
C. Bộ phận đứng yên gọi là roto.
D. Bộ phận đứng yên gọi là stato.

Câu 3. Dòng điện xoay chiều có các tác dụng:
A. Nhiệt, quang, hóa học.
B. Nhiệt, từ, hóa học.
C. Nhiệt, quang, từ.
D. Quang, hóa học, từ.

Câu 4. Máy biến thế có thể dùng để
A. giữ cho hiệu điện thế ổn định, không đổi.
B. giữ cho cường độ dòng điện ổn định, không đổi.
C. làm tăng công suất của dòng điện.
D. làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế. C

âu 5. Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia ló
A. hội tụ.
B. bất kỳ.
C. phân kì.
D. song song khác.

Câu 6. Quang tâm là một điểm của thấu kính mà mọi tia sáng tới điểm đó đều
A. bị phản xạ trở lại.
B. truyền thẳng.
C. cho tia ló song song với trục chính.
D. cho tia ló vuông góc với trục chính.

Câu 7. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm trên thấu kính hội tụ bằng
A. một nửa tiêu cự của thấu kính.
B. tiêu cự của thấu kính.
C. hai lần tiêu cự của thấu kính.
D. ba lần tiêu cự của thấu kính.

Câu 8. Tia ló của thấu kính hội tụ có đặc điểm là
A. luôn song song với tia tới.
B. lệch về phía trục chính so với tia tới.
C. lệch ra xa trục chính so với tia tới.
D. luôn trùng với tia tới.

Câu 9. Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về hình dạng của thấu kính phân kì?
A. Hai mặt của thấu kính đều là mặt cầu lồi.
B. Một mặt của thấu kính là mặt phẳng, mặt còn lại là mặt cầu lõm.
C. Hai mặt của thấu kính đều là mặt cầu lõm.
D. Có phần rìa dày hơn phần giữa.

Câu 10. Chiếu một chùm tia sáng song song vào một thấu kính phân kì theo phương vuông góc với mặt của thấu kính thì chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính
A. sẽ loe rộng dần ra.
B. sẽ thu nhỏ dần lại.
C. có chỗ bị thắt lại.
D. trở thành chùm tia song song.

Câu 11. Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì là
A. ảnh thật lớn hơn ngọn nến.
B. ảnh ảo nhỏ hơn ngọn nến.
C. ảnh ảo lớn hơn ngọn nến.
D. ảnh ảo ngược chiều ngọn nến.

Câu 12. Ảnh ảo của một vật sáng đặt trước thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì giống nhau ở chỗ là
A. cùng chiều với vật.
B. ngược chiều với vật.
C. lớn hơn vật.
D. nhỏ hơn vật.

Câu 13. Trong các thông tin dưới đây, thông tin nào không phù hợp với thấu kính phân kì?
A. Vật đặt trước thấu kính cho ảnh ảo.
B. Ảnh luôn lớn hơn vật.
C. Ảnh và vật luôn cùng chiều .
D. Ảnh nằm gần thấu kính hơn so với vật.

Câu 14. Cấu tạo của mắt gồm các bộ phận chính là
A. con ngươi và thấu kính.
B. thể thủy tinh và thấu kính.
C. thể thủy tinh và màng lưới.
D. màng lưới và võng mạc.

Câu 15. Kính lúp là dụng cụ quang học dùng để quan sát các vật:
A. rất lớn.
B. lớn.
C. bình thường.
D. nhỏ.

II. TỰ LUẬN: (5,00 điểm)
Bài 1. (1,50đ)
1. Em hãy nêu dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều?
2. Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng và cuộn thứ cấp có 240 vòng. Biết hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp là 220V. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp?

Bài 2. (3,50đ)
1. Em hãy mô tả đường truyền của hai trong ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ?
2. Một vật sáng AB đặt trên trục chính Δ, trước một thấu kính cho ảnh thật A’B’cao gấp đôi vật (như hình vẽ).
a) Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì? Vì sao?
b) Vẽ hình xác định quang tâm O và các tiêu điểm F, F’ của thấu kính?
c) Biết khoảng cách từ vật đến thấu kính là 9cm. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và tiêu cự của thấu kính? --------------------
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top