giáo án Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm- ngữ văn 7

Tiết 24 ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM

A- MỤC TIÊU BÀI DẠY


1.Kiến thức: Giúp HS nắm được kiểu đề văn biểu cảm và nắm được các bước làm bài văn biểu cảm.

2.Kỹ năng: - Rèn luyện cách nhận biết đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.

3.Thái độ: Có ý thức nắm rõ và thực hiện đúng theo các bước làm một bài văn biểu cảm.

B-CHUẨN BỊ:

1.GV: Nghiên cứu, soạn kĩ bài

2.HS: học bài cũ + xem trước bài mới

C – PHƯƠNG PHÁP

Thuyết trình, phát vấn, nhóm học tập......

D- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

1- Ổn định tổ chức:

2- Kiểm tra bài cũ:


- Văn biểu cảm có những đặc điểm gì? (Ghi nhớ sgk-86)

3- Bài mới:

Muốn làm được bài văn biểu cảm thì chúng ta phải làm những gì? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi này.

Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức


- HS đọc kĩ 5 đề văn trong sgk – 88
- Em hãy chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong 5 đề đó?




- Em có nhận xét gì về đề văn biểu cảm?
- GV kết luận:



- Xác định đối tượng biểu cảm của đề văn bên?
- Em hình dung và hiểu như thế nào về đối tượng ấy?
- Sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần?
- MB cần nêu gì ?

- TB nêu những ý gì ?

- Em hãy hình dung nụ cười của mẹ?
- Có phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười không? Đó là những lúc nào?

- KB cần nêu gì ?

- Em sẽ viết như thế nào để bày tỏ được lòng biết ơn, niềm yêu thương và kính trọng đối với mẹ?

- Để làm 1 bài văn biểu cảm cần tiến hành qua những bước nào? Thông thường em có làm như vậy không?
- Gọi hs đọc Ghi nhớ sgk -88
- Hs đọc bài văn.
- Bài văn biểu đạt tình cảm gì ?

- Hãy đặt cho bài văn 1 nhan đề và 1 đề văn thích hợp?
- Hãy nêu lên dàn ý của bài văn ?









- Chỉ ra phương thức biểu cảm của bài văn?
I- Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm :
1- Đề văn biểu cảm :

- Đối tượng biểu cảm: Dòng sông quê hương, đêm trăng trung thu, nụ cười của mẹ, tuổi thơ, loài cây.
- Tình cảm cần biểu hiện: Nêu những tình cảm chân thật của mình đối với dòng sông quê hương, đêm trăng trung thu...
=> Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài văn.
2- Các bước làm bài văn biểu cảm :
Đề bài : cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
a, Tìm hiểu đề và tìm ý
- Đối tượng biểu cảm : nụ cười của mẹ


b, Lập dàn ý:

* MB: Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ. Nụ cười ấm lòng.
* TB : Nêu những biểu hiện, sắc thái nụ cười của mẹ.
- Nụ cười vui thương yêu
- Nụ cười khuyến khích
- Nụ cười an ủi.
- Những khi vắng nụ cười của mẹ
* KB: Lòng yêu thương và kính trọng mẹ
c, Viết bài:


d, Sửa bài:



* Ghi nhớ : sgk –88
III-Luyện tập

a, Bài văn biểu đạt tình cảm tự hào và yêu tha thiết quê hương.
- Nhan đề: quê hương An Giang
- Đề văn: cảm nghĩ về quê hương
b, Dàn bài:
* MB: GT tình yêu quê hương An Giang
* TB: Biểu hiện tình yêu mến quê hương
- Tình yêu quê từ thủa bé
- Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước
* KB: Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải, trưởng thành.
c, Phương thức biểu cảm : Vừa biểu cảm trực tiếp nỗi lòng mình vừa biểu cảm gián tiếp khi nói đến thiên nhiên tươi đẹp và con người anh hùng của quê hương.
4.Củng cố, hướng dẫn

- GV hệ thống lại kiến thức toàn bài.

- Em hãy nêu các bước làm 1 bài văn biểu cảm ?

- Học thuộc Ghi nhớ Làm tiếp bài Luyện tập.

- Soạn bài ''Bánh trôi nước''và ''Sau phút chia ly''
 

Đính kèm

  • Tiết 24 ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM.docx
    16.8 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top