Huyền Trang

Thành Viên
Xu
0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
Giáo án địa lý 12 Bài 18 ĐÔ THỊ HOÁ


I. Mục tiêu

1. Kiến thức


- Hiểu được một số đặc điểm đô thị hoá ở nước ta, nguyên nhân và những tác động đến kinh tế- xã hội

- Biết được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.

2. Kỹ năng:

- Sử dụng bản đồ và Atlat để nhận xét mạng lưới các đô thị lớn.

- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về các đô thị ở Việt Nam.

3. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp; Năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên
: + Bản đồ dân cư VN

+ Bảng số liệu về phân bố đô thị giữa các vùng của nước ta.

2. Học sinh : SGK vở ghi, vở bài tập, Át lát địa lí Việt Nam.

III. Tổ chức hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức:


Lớp 12Ngày dạy: ……………...Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………...Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
2.Kiểm tra bài cũ

Phân tích những thế mạnh – hạn chế của nguồn lao động nước ta?

3. Tiến trình

Hoạt động 1:
Khởi động


Giáo viên yêu cầu 1 HS hát bài hát Chân quê. HS ngồi dưới nghe và ghi lại những hình ảnh nói lên sự thay đổi của cô gái khi đi tỉnh về. Những hình ảnh đó thể hiện quá trình phát triển xã hội nào ở nước ta?

Vậy đô thị hóa ở Vệt Nam có những đặc điểm gì? gọi HS trả lời chúng ta sẽ tìm hiểu trongbài học hôm nay.

Nội dung 1 : Tìm hiểu đặc điểm đô thị hóa ở nước ta

Hình thức: nhóm

Phương pháp: dạy học hợp tác, khai thác bảng số liệu, hình ảnh

Hoạt động của HS, GV
Nội dung
Bước 1: chia nhóm, giao nhiệm vụ nội dung các nhóm họat động:
-Nhóm 1: sử dụng SGK để chứng minh đô thị hoá nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hoá thấp.
- Gợi ý: GV hướng dẫn cách tóm tắt các quá trình diễn biến đô thị hoá nước ta quá các thời kì(dựa vào SGK)
-Nhóm 2: nhận xét và giải thích bảng số liệu 18.1.
Gợi ý :
Nhận xét: số dân thành thị và tỉ lệ dân cư thành thị nước ta tăng nhưng tăng chậm và mức độ tăng khác nhau.
(Phần giải thích giáo viên hướng dẫn)

-Nhóm 3: nhận xét và phân tích về sự phân bố đô thị hoá và dân số đô thị ở bảng số liệu 18.2.
-Nhóm 4:
(GV có thể treo bản đồ hoặc trình chiếu để đưa bản đồ dân cư VN lên màn hình)
Sử dụng Hình 16.2 hoặc Atlat địa lí Việt Nam (Tr 15- XB 2010) để rút ra nhận xét về sự phân bố đô thị nước ta.
Gợi ý trả lời nhóm 3 & 4:
GV sử dụng bảng phụ để chuẩn kiến thức cho học sinh
- Số lượng đô thị nước ta phân bố không đồng đều. Nơi tập trung nhiều đô thị là Đông Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Đồng bằng sông Cửu Long.
- Dân số đô thị không đều, nơi có dân số đô thị nhiều nhất: Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng và đây cũng là vùng có quy mô đô thị lớn nhất.

Bước 2: thảo luận
Bước 3: đại diện nhóm trình bày
Gv nhận xét, bổ sung
1. Đặc điểm đô thị hoá nước ta










a) Quá trình đô thị hoá chậm, trình độ đô thị hoá thấp .
- Quá trình ĐTH chậm:
ĐTH khác nhau giữa các thời kì, các miền.
+ TK III TCN: Cổ Loa (đô thị đầu tiên)
+ TK XVI: Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Phố Hiến,...
+ Thời Pháp: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định
+ Sau 1954:
MBắc: gắn liền với CN hoá
MNam : gắn liền với chiến tranh (chiến lược dồn dân)
+ Sau 1975: đô thị hoá nhanh
- Trình độ thấp: Cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội...) còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
mức độ thấp so với khu vực và TG.

b) Tỉ lệ thị dân tăng

nhưng vẫn còn thấp Năm 2005 thị dân chiếm 26,9%

c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
- Số thành phố lớn còn quá ít so với số lượng đô thị
+ Nhiều: vùng TD và MN Bắc Bộ. ĐB sông Hồng, ít ở Đông Nam Bộ, Tây nguyên
+Quy mô lớn: vùng Đông Nam Bộ, nhỏ nhất vùng Tây Nguyên
Nội dung 2 : Tìm hiểu đặc điểm mạng lưới đô thị ở nước ta

Hình thức: cả lớp

Phương pháp: đàm thoại, phát vấn, khai thác hình ảnh

Hoạt động của HS, GV
Nội dung
Hướng dẫn HS khai thác Atlat trang15 – đô thị
Đô thị nước ta được phân thành mấy loại ? Có mấy tiêu chí để phân loại ? Lấy ví dụ minh hoạ.

Gọi Hs trả lời
HS khác nhận xét.
GV bổ sung, chuẩn kiến thức.
2. Mạng lưới đô thị nước ta

Tiêu chí phân loại đô thị:
- Căn cứ DS, chức năng, mđộ DS, tỉ lệ hoạt động phi nông nghiệp,đô thị nước ta phân thành 6 loại:
Đặc biệt (2TP:……..),
Loại 1-2-3-4-5
- Căn cứ cấp quản lí:
Trực thuộc TW(5TP…..),
Trực thuộc tỉnh(……..).


Nội dung 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của đô thị hóa ở nước ta


Hình thức: theo bàn học (4HS)

Phương pháp: hợp tác theo nhóm nhỏ.

Hoạt động của HS, GV
Nội dung
PA 1:
GV treo sơ đồ hoặc trình chiếu sơ đồ lên màn hình.
Cho học sinh thảo luận theo bàn và yêu cầu lên điền thông tin vào bảng và trình bày tác động đô thị hoá đến sự phát triển KT-XH (tiêu cực và tiêu cực)
PA2:
GV in các nội dung ra giấy cắt nhỏ, cho HS lên dán và mục tương ứng.
* GV chuẩn kiến thức cho H/S
3/ Ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển KT-XH:







Hoạt động 3: Luyện tập


Hoạt động của GV, HS
Nội dung chính
Câu 1. Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta.
Gọi Hs trả lời
Gv nhận xét, bổ sung
Câu 1. Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta.
Mức độ nhận thức: nhận biết
Hướng dẫn trả lời

- Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.
- Tỷ lệ dân thành thị tăng nhanh nhưng vẫn thấp hơn tỉ lệ của TG.
- Quy mô của các đô thị không lớn, phân bố không đồng đều giữa các vùng: Năm 2006, cả nước có 689 đô thị trong đó có 38 thành phố, 54 thị xã, 597 thị trấn.
+ Vùng trung du và miền núi phía Bắc có nhiều đô thị nhất (167 đô thị), vùng Đông Nam Bộ ít nhất (50 đô thị).
+ Số đô thị lớn chiếm tỉ lệ nhỏ (Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ 9/167, Đồng bằng sông Hồng là 7/118, Đồng bằng sông Cửu Long: 5/133).
- Nếp sống xen giữa thành thị và nông thôn làm hạn chế khả năng đầu tư, phát triển kinh tế.
Câu 2. Vùng có đô thị nhiều nhất nước ta hiện nay
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải miền Trung.
Câu 3. Đây là một đô thị loại 3 ở nước ta :
A. Cần Thơ. B. Nam Định. C. Hải Phòng. D. Hải Dương.
Câu 4
. Đây là một trong những vấn đề cần chú ý trong quá trình đô thị hoá của nước ta.
A. Đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn.
B. Hạn chế các luồng di cư từ nông thôn ra thành thị.
C. Ấn định quy mô phát triển của đô thị trong tương lai.
D. Phát triển các đô thị theo hướng mở rộng vành đai
Câu 5. Đây là nhóm các đô thị loại 2 của nước ta :
A. Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Hải Dương, Hội An.
B. Vinh, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Nam Định.
C. Biên Hoà, Mĩ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, Đà Lạt.
D. Vũng Tàu, Plây-cu, Buôn Ma Thuột, Đồng Hới, Thái Bình.


Hoạt động 4: Vận dụng


Hoạt động của GV, HS
Nội dung chính
Bằng kiến thưc đã học em hãy cho biết thành phố Phủ Lý –là đô thị loại nào (theo 2 cách phân loại)
- Căn cứ DS, chức năng, mđộ DS, tỉ lệ hoạt động phi nông nghiệp,đô thị nước ta phân thành 6 loại: Loại 3
- Căn cứ cấp quản lí:
Trực thuộc tỉnh
Câu 1. Dựa vào bảng số liệu:
Số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị trong dân số cả nước ta giai đoạn 1990 – 2005​
Năm
Số dân thành thị
(triệu người)
Tỷ lệ dân thành thị trong dân số cả nước (%)
1990
12,9​
19,5​
1995
14,9​
20,8​
2000
18,8​
24,2​
20
5
22,3​
26,9​
a. Xác định dạng biểu đồ thích hợp thể hiện số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị trong dân số cả nước ta, giai đoạn 1990 – 2005.
b. Nhận xét.
Gợi ý
a. biểu đồ kết hợp
b. Nhận xét
- Từ năm 1990 – 2005, số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị trong tổng số dân cả nước đều tăng lên:
+ Số dân thành thị tăng lên 9,4 triệu người.
+ Tỷ lệ dân thành thị tăng lên 7,4%
- Năm 2005, tỷ lệ dân thành thị nước ta là 19,5%, còn thấp so với các nước trong khu vực.


Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo


Em hãy cho biết đô thị hóa ở tỉnh Hà Nam hiện nay đang diễn ra như thế nào? Mục tiêu đưa Phủ Lý trở thành đô thị loại 3 vào năm nào?

4. Tổng kết, đánh giá

1.Hãy trình bày tác động qua lại giữa đô thị hoá và phát triển KT-XH.

2. Liên hệ quá trình đô thị hóa ở địa phương em (Tỉnh, huyện)

5. Hướng dẫn về nhà

Làm bài tập 3 trong SGK vào vở. đọc và tìm hiểu trước bài thực hành



 

Đính kèm

  • Bài 18 ĐÔ THỊ HOÁ.docx
    41.4 KB · Lượt xem: 0

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Giáo án chi tiết trong từng hoạt động như vậy sẽ rất dễ dàng cho người dạy và người học
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top