II. CÁCH PHÒNG VÀ XỬ TRÍ MỘT SỐ LOẠI BỆNH THƯỜNG GẶP
1.Tiêm chủng – phòng dịch
- Nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của y tế địa phương.
- Cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng.
- Báo cho y tế địa phương những trường hợp bất thường để có biện pháp xử lí kịp thời.
1.2. Phòng dịch
- Nếu trong lớp có một số trẻ mắc cùng một bệnh giáo viên cần báo với nhà trường để mời y tế đến khám, tìm nguyên nhân, có biện pháp kịp thời ngăn chặn dịch lây lan.
- Trường hợp trong vùng đã xảy ra một dịch nào đó nhà trường cần phối hợp với y tế để phòng dịch cho trẻ.
1.3. Thời gian cách ly một số loại bệnh.
Khi trẻ mắc bệnh truyền nhiễm phải để trẻ trong nhà trong thời kì gây bệnh và theo dõi sức khỏe để phòng dịch bệnh xảy ra.
2.Phát hiện sớm và chăm sóc trẻ ốm
2.1.Phát hiện sớm trẻ ốm.
Khi đón trẻ và chăm sóc trẻ cả ngày, nếu thấy trẻ có gì khác thường phải theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ một cách cẩn thận. Có thể trẻ sốt nhẹ do kém ăn , kém chơi, sau khi ốm dậy hoặc vì nguyên nhân nào đó. Nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh truyền nhiễm như: Sởi, ho gà, cúm, thủy đậu, sốt cao, viêm phổi... phải đưa đến phòng y tế của trường hoặc đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế nơi gần nhất đồng thời báo cho bố mẹ đến chăm sóc trẻ ngay.
* Phát hiện trẻ sốt:
Để xác định trẻ có sốt cao hay không phải đo nhiệt độ cơ thể trẻ.
Cách đo nhiệt độ : Có nhiều phương pháp đo nhiệt độ cơ thể cho trẻ nhưng thôngh dụng nhất là dùng phương pháp cặp nách( đo bằng nhiệt kế thủy ngân)
Thực hiện: Cầm đầu trên ống nhiệt kế và vẩy mạnh xuống cho tới khi cột thủy ngân tụt xuống dưới vạch 35 độ c. Cô ngồi bế trẻ vào lòng, cầm ống nhiệt kế trên 1 tay và nhấc cánh tay trẻ lên để ống nhiệt kế vào nách sau đó ép tay trẻ để giữ lấy nhiệt kế khoảng 2 – 3 phút rồi lấy ra đọc nhiệt độ( Nhiệt độ cặp ở nách thấp hơn nhiệt độ thực tế 0,5 – 0,6 độ c.
Đánh giá : Nhiệt độ cơ thể của trẻ bình thường là 36,5 – 37 độ. Khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 37 độ là sốt nhẹ, 39 – 40 độ c là sốt cao. Trẻ có thể sốt do mắc các bệnh nhiễm trùng, do mất nước, do mặc quá nhiều quần áo, do trời nóng và khát nước.
* Phát hiện trẻ thở nhanh trong bệnh đường hô hấp.
- Nhịp thở biểu hiện tình trạng hô hấp của trẻ. Trẻ thở nhanh là biểu hiện tình trạng bệnh đường hô hấp. Vì vậy phải đếm nhịp thở của trẻ khi thấy trẻ đang mắc bệnh đường hôi hấp có biểu hiện không bình thường hoặc khó thở
- Cách đếm nhịp thở:
Đặt trẻ nằm ngửa trên giường, vén áo để có thể quan sát toàn bộ lồng ngực của trẻ. Dùng đồng hồ có kim giây quan sát lồng ngực và đếm nhịp thở, mỗi lần ngực phồng lên là 1 nhịp thở, đếm trong 1 phút.Trẻ 12 tháng đến 5 tuổi nếu nhịp thở trên 40 lần trong phút là thở nhanh.
2.2 Chăm sóc trẻ ốm
* Chăm sóc trẻ khi sốt cao
Đặt trẻ nằm nơi yên tĩnh cho trẻ uống nước quả, chè đường. Cởi bớt quần áo lau người cho trẻ bằng nước ấm.Nếu trẻ toát mồ hôi cần thay quần áo và lau khô da, không nên chườm lạnh cho trẻ.Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn để đề phòng trẻ bị co giật và báo ngay cho cha mẹ trẻ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế
* Chăm sóc trẻ nôn.
- Đặt trẻ nằm nghiêng hoặc ngồi dậy đề phòng hít phải chất nôn gây ngạt thở.
- Lau sạch chất nôn trên người trẻ, thay quần áo nếu cần
- Thu dọn chất nôn, quan sát chất nôn, lưu giũ chất nôn vào dụng cụ sạch kín, để báo với cán bộ y tế và cha mẹ trẻ
Lưu ý: Khi chăm sóc trẻ nôn cô cần có thái độ ân cần, dịu dàng không làm trẻ sợ hãi, tránh làm trẻ bị lạnh. Sau khi trẻ nôn nên cho trẻ uống nước ấm từng ít một, có thể cho trẻ ăn nhẹ. Trẻ nôn nhiều cần khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế đồng thời báo cho cha mẹ trẻ.
* Cách cho trẻ uống thuốc.
- Chuẩn bị sẵn cốc đựng nước, thuốc cần cho trẻ uống. Cô ngồi đối diện với trẻ đưa thuốc cho trẻ và động viên trẻ tự cho thuốc vào miệng và đưa nước cho trẻ tự uống.Sau đó bảo trẻ há miệng để kiểm tra xem trẻ dã nuốt hết thuốc trong miệng chưa.
Lưu ý : Khi cha mẹ gửi thuốc để cô giáo tiếp tục cho trẻ uống thuốc ở lớp, phải yêu cầu gia đình trẻ ghi tên vào lọ thuốc của trẻ, ghi rõ cách dùng, số lần uống, liều lượng mà bác sĩ đã quy định khi điều trị cho trẻ, đồng thời ghi vào một quyển sổ theo dõi và nhận bàn giao thuốc một cách cẩn thận có chữ ký của cha mẹ trẻ về loại thuốc cho trẻ uống tại lớp.
Cách pha Orsol(ORS) và nấu cháo muối.
Cách pha Orsol
+ Pha theo chỉ dẫn ghi trên gói
+ Khuấy kỹ và cho trẻ uống. Sau 24 giờ, nếu trẻ chưa uống hết thì bỏ đi pha gói mới
Lưu ý: Nếu pha đặc bệnh sẽ nặng thêm, nếu pha loãng thì sẽ kém hiệu quả.Không được pha gói oresol với sữa., canh, nước hoa quả, nước giải khát.
- Nấu cháo muối :Nước cháo muối có thể thay thế dung dịch oresol.
+ Công thức 1: 30g bột gạo tẻ + 1 gạt thìa cà phê muối ăn + 1 lít nước( khoảng 5 bát ăn cơm tương đượng với 1 lít nước) đun sôi trong vòng 5 phút.
+ Công thức 2: 50 g(1 nắm) gạo tẻ +3,5 một nhúm muối ăn + 6 bát nước, đung nhỏ cho nhừ gạo và chắt đủ 5 bát nước.
Một lít nước cháo cho 175kcal và một ít chất dinh dưỡng cho trẻ. Cho trẻ uống theo nhu cầu. Sau 6 h trẻ chưa dùng hết đun lại cho trẻ uống và sau 12h nên bỏ đi và nấu cháo mới.
2.3 Chăm sóc trẻ sau khi bị ốm
- Sau khi ốm dậy trẻ còn yếu mệt, kém ăn, ngủ ít, thích được quan tâm, cô cần chú ý chăm sóc trẻ hơn( chơi với trẻ, nói chuyện với trẻ nhiều hơn)
- Cho trẻ ăn uống từng ít một nhưng nhiều lần hơn trong ngày, tăng cường giũ vệ sinh sạch sẽ và điều độ trong ăn uống. Nhắc nhở cha mẹ trẻ tiếp tục cho trẻ ăn thêm bữa và dinh dưỡng tốt cho đến khi trẻ phục hồi được sức khỏe.
3. Phát hiện và xử trí ban đầu một số bệnh thường gặp.
Bệnh nhiểm khuẩn hô hấp cấp.
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) là một nhóm bệnh rất đa dạng do vi khuẩn hoặc vi rút gây bệnh trên toàn bộ hệ thống đường thở, bao gồm đường hô hấp trên và dưới từ mũi, họng, thanh quản, khí phế quản đến nhu mô phổi. Phổ biến nhất là viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản và viêm phổi.
a, Cách nhận biết và xử trí ban đầu.
* Thể nhẹ: thường là NKHHC trên bao gồm các trường hợp viêm mũi, viêm amidan, viêm xoang, viêm họng, viêm tai.
- Nhận biết
Trẻ thường có biểu hiện :
+ Sốt nhẹ dưới 38,5 C, kéo dài vài ngày đến một tuần.
+ Viêm họng, chảy nước mắt, nước mũi, ho nhẹ.
+ Không có biểu hiện khó thở trẻ vẫn ăn, chơi bình thường.
- Xử trí ban đầu
+ Báo cho gia đình và trao đổi cách chăm sóc trẻ cho cha mẹ trẻ.
+ Không cần dùng kháng sinh, chăm sóc tại nhà và điều trị triệu chứng( để trẻ nằm nơi thoáng mát, giữ không bị lạnh và gió lùa, mặc quần áo rộng dãi để trẻ dễ thở)
+ Ăn đủ chất. Uống đủ nước ( nước sôi để ngượi hoặc nước hoa quả ). Thông thoáng mũi họng cho trẻ dễ thở ( lau chùi mũi, nhỏ a rgy rol vào mũi ngày 2 – 3 lần ) . Giamr ho bằng mật ong, bổ phế hoặc thuốc nam.
* Thể vừa và nặng : Hay gặp khi trẻ bị NKHHC dưới sự viêm thanh quản , khí quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi và màng phổi.
- Nhận biết
Trẻ thường có biểu hiện :
+ Sốt cao từ 38,5 C trở lên ( ở trẻ suy dinh dưỡng có thể không sốt hoặc số nhẹ)
+ Ho có đờm. Nhịp thở nhanh, cánh mũi phập phồng, co kéo lồng ngực, tím tái, tình trạng mệt mỏi quấy khóc kém ăn.
+ Khi thấy trẻ ho , sốt cao trên 38,5 C , nhịp thở nhanh , co rút lồng ngực , tím tái, cần chuyển ngay đến y tế gần nhất và báo dcho cha mẹ.
* Phòng bệnh
Đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho trẻ trong những năm đầu. Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt,.
Giữ gìn vệ sinh nhà ở , lớp, nhóm trẻ. Không đun nấu trong nhà hoặc không để trẻ hít thở khói thuốc lá, khói bếp, bụi bặm.
Tránh nhiễm lạnh đột ngột. Không để trẻ nằm ngủ trực tiếp dưới sàn nhà.
3.2. Bệnh ỉa chảy ( tiêu chảy )
a, Nhận biết: ỉa chảy cấp là hiện tượng trẻ ngày ỉa trên 3 lần, phân lỏng, nhiều nước, kéo dài vài giờ đến vài ngày.Nếu ỉa chảy kéo dài trên 2 tuần thì gọi là ỉa chảy mãn tính.
b, Xử trí ban đầu
Có thể cho trẻ uống các loại nước uống sau : oresol , nước cháo muối, nước hoa quả tươi, chè loãng, nước búp ổi, búp sim, dừa non...
Báo ngay cho cha mẹ trẻ biết và đưa trẻ đến cơ sở y tế khi trẻ có bất kì biểu hiện nào dưới đây:
+ Trẻ bị mất nước , biểu hiện là môi se, mắt trũng, khát nước.
+ Sốt, kém ăn và nôm nhiều.
+ Đi ngoài, phân lỏng nhiều lần trong 1 – 2 giờ.
c, Chăm sóc trẻ bị iả chảy
* Chăm sóc trẻ trong khi bị ỉa chảy .
- Cần cho trẻ uống thêm nước để thay thế cho chất dịch đã mất đi..
- Các loại đồ uống thích hợp cho trẻ để chống mất nước trong khi bị ỉa chảy đó là: oresol, cháo muối. Nếu không có các laoij nước trên có thể dùng các loại nước khác như nước quả tươi, chè loãng, búp ổi, búp sim, dừa non....
- Cho trẻ uống một trong các loại nước uống kể trên sau mỗi lần trẻ ỉa chảy. Mỗi lần từ 1 nửa đến cả cốc nước lớn( khoảng250 ml). Nếu trẻ nôn cho trẻ uống từ từ, từng ít một.Cần cho trẻ uống thêm nước cho đến khi ngừng ỉa chảy.
* Chăm sóc trẻ sau khi bị ỉa chảy.
- Trẻ bị ỉa chảy cần được tiếp tục ăn uống, không nên kiêng ăn.Trẻ cần ăn thức ăn mềm và cho trẻ ăn làm nhiều bữa nhỏ(5- 6 lần/ngày)
- Hàng ngày cho trẻ ăn thêm bữa và kéo dài ít nhất 1 tuần lễ. Bồi dưỡng thêm cho trẻ sau khi bị ỉa chảy là rất cần thiết để cho trẻ có thể phục hồi hoàn toàn. Trẻ được coi là hồi phục hoàn toàn sau tiêu chảy khi trẻ có cân nặng bằng so với trước khi trẻ bị ỉa chảy.
Lưu ý: Khi trẻ bị ỉa chảy không nên tùy tiện dùng thuốc. Chỉ dùng thuốc khi có hướng dẫn của cán bộ y tế
d. Phòng bệnh.
- Không cho trẻ ăn thức ăn ôi thiu.Uống nước sạch đã đun sôi kĩ.
- Rửa tay sạch trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
- Tiêm chủng dầy đủ nhất là tiêm phòng sởi.
- Người chăm sóc cần rửa tay sạch trước khi cho trẻ ăn và chuẩn bị thức ăn cho trẻ
- Giữ vệ sinh môi trường, sử dụng nguồn nước sạch
3.3 Bệnh suy dinh dưỡng:
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein năng lượng và các vi chất dinh dưỡng thường hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi.Biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau nhưng ít nhiều đều có sự ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất,tinh thần và vận động của trẻ.Trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, diễn biến bệnh thường nặng và có thể dẫn đến tử vong.
*Nhận biết: Để có thể nhận biết được trẻ suy dinh dưỡng cần theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng.
* Xử trí:
- SDD vừa:
+ Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú kéo dài đến 24 tháng hoặc lâu hơn.Khi trẻ cai sữa vẫn phải cho trẻ ăn thêm sữa bò, sữa đậu nành hoặc các loại bột dinh dưỡng.Xử trí kịp thời các bệnh nhiễm khuẩn.
+ Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn thêm bữa phụ và tăng cường thức ăn bổ dưỡng cho trẻ để mau hồi phục sức khỏe.
+ Bù đắp thiếu năng lượng bằng cách bổ sung 500ml sữa bò toàn phần và một thìa con bơ thực vật vào bữa ăn.
+ Tất cả các thực phẩm đều cung cấp năng lượng. Thức ăn bù đắp thiếu hụt năng lượng chủ yếu là tinh bột.
Tăng năng lượng trong thức ăn cho trẻ bằng: Bột và các loại lương thực khác.Súp hoặc các thức ăn ninh nhừ.Thêm các thực phẩm giàu năng lượng và chất dinh dưỡng vào cháo và thức ăn ninh nhừ.Sử dụng bột mộng( mạch nha).
- SDD thể nặng và rất nặng
+ SDD thể nặng phải xem như một bệnh cấp cứu, tỷ lệ tử vong của suy dinh dưỡng nặng cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc trẻ nhất là trong những ngày đầu nhập viện.Vì vậy cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị cho trẻ.
* Phòng bệnh
- Vận động nuôi con bằng sữ mẹ và ăn bổ sung thức ăn hợp lý.
- Tuyên truyền cho phụ huynh đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ.
- Theo dõi cân nặng.
- Lưu ý các giai đoạn trẻ dễ bị SDD
+ Thời gian cai sữa mẹ: Không nên cai sữa cho con khi thời tiết đang nóng hoặc quá lạnh , khi trẻ đang ốm hoặc biếng ăn.Sau khi trẻ cai sữa cần chú ý chế biến thức ăn kĩ thay đổi món ăn cho trẻ đỡ chán.
+ Giai đoạn chuyển chế độ ăn trẻ có thể chưa thích nghi kịp.
+ Sự thay đổi môi trường sống của trẻ bắt đầu khi trẻ học nhà trẻ. Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ cần chuẩn bị chu đáo cho trẻ và quan tâm đúng mức đến chế độ nuôi dưỡng chăm sóc trẻ.
3.4 BỆNH BÉO PHÌ Ở TRẺ EM
Béo phì là tình trạng không bình thường của sức khỏe trong đó có nguyên nhân do nuôi dưỡng.
* Nhận biết
- Trẻ tăng cân nhanh, nhiều so với bình thường.
- Lớp mỡ dưới da dày.
* Xử trí
- Chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu
- Khi nghi ngờ trẻ bị béo phì cần đưa đến cơ sở y tế khám để được tư vấn
- Đối với trẻ em ở lứa tuổi mầm non mục tiêu điều trị thừa cân béo phì khác với người trưởng thành, bởi trẻ em vẫn còn đang phát triển với sự phát triển khối nạc cơ thể. Việc điều trị tập trung vào vấn đề tăng cân hơn là giảm cân như ở người trưởng thành ( Theo hội dinh dưỡng điều trị của Anh – 1996)
Lưu ý: Bất cứ nội dung điều trị nào liên quan đến vấn đề cân nặng cơ thể và khối mỡ cơ thể đều phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự lớn lên và phát triển của đứa trẻ.
* Phòng bệnh
Theo sõi cân nặng của trẻ , đối chiếu với chuẩn chiều cao cho phép, nếu có biểu hiện của thừa cân thì kịp thơi can thiệp với sự hướng dẫn của cơ sở y tế.
Thường xuyên trao đổi liên lạc giữa gia đình và nhà trường để có chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, chế độ rèn luyện thể lực phù hợp với trẻ để phòng thừa cân, béo phì.
1.Tiêm chủng – phòng dịch
- Nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của y tế địa phương.
- Cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng.
- Báo cho y tế địa phương những trường hợp bất thường để có biện pháp xử lí kịp thời.
1.2. Phòng dịch
- Nếu trong lớp có một số trẻ mắc cùng một bệnh giáo viên cần báo với nhà trường để mời y tế đến khám, tìm nguyên nhân, có biện pháp kịp thời ngăn chặn dịch lây lan.
- Trường hợp trong vùng đã xảy ra một dịch nào đó nhà trường cần phối hợp với y tế để phòng dịch cho trẻ.
1.3. Thời gian cách ly một số loại bệnh.
Khi trẻ mắc bệnh truyền nhiễm phải để trẻ trong nhà trong thời kì gây bệnh và theo dõi sức khỏe để phòng dịch bệnh xảy ra.
Tên bệnh | Thời gian cách ly trẻ bị bệnh | Theo dõi trẻ khỏe |
Thủy đậu | Suốt thời gian trẻ mắc bệnh (7 ngày kể từ khi mọc nốt mọng nước) | 11 – 21 ngày |
Bạch hầu | Suốt thời gian trẻ mắc bệnh | 7 ngày |
Ho gà | 30 ngày kể từ khi mắc bệnh | 14 ngày |
Quai bị | 21 ngày | 21 ngày |
Viêm gan | 30 ngày | Trong vòng40ngày |
2.1.Phát hiện sớm trẻ ốm.
Khi đón trẻ và chăm sóc trẻ cả ngày, nếu thấy trẻ có gì khác thường phải theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ một cách cẩn thận. Có thể trẻ sốt nhẹ do kém ăn , kém chơi, sau khi ốm dậy hoặc vì nguyên nhân nào đó. Nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh truyền nhiễm như: Sởi, ho gà, cúm, thủy đậu, sốt cao, viêm phổi... phải đưa đến phòng y tế của trường hoặc đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế nơi gần nhất đồng thời báo cho bố mẹ đến chăm sóc trẻ ngay.
* Phát hiện trẻ sốt:
Để xác định trẻ có sốt cao hay không phải đo nhiệt độ cơ thể trẻ.
Cách đo nhiệt độ : Có nhiều phương pháp đo nhiệt độ cơ thể cho trẻ nhưng thôngh dụng nhất là dùng phương pháp cặp nách( đo bằng nhiệt kế thủy ngân)
Thực hiện: Cầm đầu trên ống nhiệt kế và vẩy mạnh xuống cho tới khi cột thủy ngân tụt xuống dưới vạch 35 độ c. Cô ngồi bế trẻ vào lòng, cầm ống nhiệt kế trên 1 tay và nhấc cánh tay trẻ lên để ống nhiệt kế vào nách sau đó ép tay trẻ để giữ lấy nhiệt kế khoảng 2 – 3 phút rồi lấy ra đọc nhiệt độ( Nhiệt độ cặp ở nách thấp hơn nhiệt độ thực tế 0,5 – 0,6 độ c.
Đánh giá : Nhiệt độ cơ thể của trẻ bình thường là 36,5 – 37 độ. Khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 37 độ là sốt nhẹ, 39 – 40 độ c là sốt cao. Trẻ có thể sốt do mắc các bệnh nhiễm trùng, do mất nước, do mặc quá nhiều quần áo, do trời nóng và khát nước.
* Phát hiện trẻ thở nhanh trong bệnh đường hô hấp.
- Nhịp thở biểu hiện tình trạng hô hấp của trẻ. Trẻ thở nhanh là biểu hiện tình trạng bệnh đường hô hấp. Vì vậy phải đếm nhịp thở của trẻ khi thấy trẻ đang mắc bệnh đường hôi hấp có biểu hiện không bình thường hoặc khó thở
- Cách đếm nhịp thở:
Đặt trẻ nằm ngửa trên giường, vén áo để có thể quan sát toàn bộ lồng ngực của trẻ. Dùng đồng hồ có kim giây quan sát lồng ngực và đếm nhịp thở, mỗi lần ngực phồng lên là 1 nhịp thở, đếm trong 1 phút.Trẻ 12 tháng đến 5 tuổi nếu nhịp thở trên 40 lần trong phút là thở nhanh.
2.2 Chăm sóc trẻ ốm
* Chăm sóc trẻ khi sốt cao
Đặt trẻ nằm nơi yên tĩnh cho trẻ uống nước quả, chè đường. Cởi bớt quần áo lau người cho trẻ bằng nước ấm.Nếu trẻ toát mồ hôi cần thay quần áo và lau khô da, không nên chườm lạnh cho trẻ.Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn để đề phòng trẻ bị co giật và báo ngay cho cha mẹ trẻ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế
* Chăm sóc trẻ nôn.
- Đặt trẻ nằm nghiêng hoặc ngồi dậy đề phòng hít phải chất nôn gây ngạt thở.
- Lau sạch chất nôn trên người trẻ, thay quần áo nếu cần
- Thu dọn chất nôn, quan sát chất nôn, lưu giũ chất nôn vào dụng cụ sạch kín, để báo với cán bộ y tế và cha mẹ trẻ
Lưu ý: Khi chăm sóc trẻ nôn cô cần có thái độ ân cần, dịu dàng không làm trẻ sợ hãi, tránh làm trẻ bị lạnh. Sau khi trẻ nôn nên cho trẻ uống nước ấm từng ít một, có thể cho trẻ ăn nhẹ. Trẻ nôn nhiều cần khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế đồng thời báo cho cha mẹ trẻ.
* Cách cho trẻ uống thuốc.
- Chuẩn bị sẵn cốc đựng nước, thuốc cần cho trẻ uống. Cô ngồi đối diện với trẻ đưa thuốc cho trẻ và động viên trẻ tự cho thuốc vào miệng và đưa nước cho trẻ tự uống.Sau đó bảo trẻ há miệng để kiểm tra xem trẻ dã nuốt hết thuốc trong miệng chưa.
Lưu ý : Khi cha mẹ gửi thuốc để cô giáo tiếp tục cho trẻ uống thuốc ở lớp, phải yêu cầu gia đình trẻ ghi tên vào lọ thuốc của trẻ, ghi rõ cách dùng, số lần uống, liều lượng mà bác sĩ đã quy định khi điều trị cho trẻ, đồng thời ghi vào một quyển sổ theo dõi và nhận bàn giao thuốc một cách cẩn thận có chữ ký của cha mẹ trẻ về loại thuốc cho trẻ uống tại lớp.
Cách pha Orsol(ORS) và nấu cháo muối.
Cách pha Orsol
+ Pha theo chỉ dẫn ghi trên gói
+ Khuấy kỹ và cho trẻ uống. Sau 24 giờ, nếu trẻ chưa uống hết thì bỏ đi pha gói mới
Lưu ý: Nếu pha đặc bệnh sẽ nặng thêm, nếu pha loãng thì sẽ kém hiệu quả.Không được pha gói oresol với sữa., canh, nước hoa quả, nước giải khát.
- Nấu cháo muối :Nước cháo muối có thể thay thế dung dịch oresol.
+ Công thức 1: 30g bột gạo tẻ + 1 gạt thìa cà phê muối ăn + 1 lít nước( khoảng 5 bát ăn cơm tương đượng với 1 lít nước) đun sôi trong vòng 5 phút.
+ Công thức 2: 50 g(1 nắm) gạo tẻ +3,5 một nhúm muối ăn + 6 bát nước, đung nhỏ cho nhừ gạo và chắt đủ 5 bát nước.
Một lít nước cháo cho 175kcal và một ít chất dinh dưỡng cho trẻ. Cho trẻ uống theo nhu cầu. Sau 6 h trẻ chưa dùng hết đun lại cho trẻ uống và sau 12h nên bỏ đi và nấu cháo mới.
2.3 Chăm sóc trẻ sau khi bị ốm
- Sau khi ốm dậy trẻ còn yếu mệt, kém ăn, ngủ ít, thích được quan tâm, cô cần chú ý chăm sóc trẻ hơn( chơi với trẻ, nói chuyện với trẻ nhiều hơn)
- Cho trẻ ăn uống từng ít một nhưng nhiều lần hơn trong ngày, tăng cường giũ vệ sinh sạch sẽ và điều độ trong ăn uống. Nhắc nhở cha mẹ trẻ tiếp tục cho trẻ ăn thêm bữa và dinh dưỡng tốt cho đến khi trẻ phục hồi được sức khỏe.
3. Phát hiện và xử trí ban đầu một số bệnh thường gặp.
Bệnh nhiểm khuẩn hô hấp cấp.
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) là một nhóm bệnh rất đa dạng do vi khuẩn hoặc vi rút gây bệnh trên toàn bộ hệ thống đường thở, bao gồm đường hô hấp trên và dưới từ mũi, họng, thanh quản, khí phế quản đến nhu mô phổi. Phổ biến nhất là viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản và viêm phổi.
a, Cách nhận biết và xử trí ban đầu.
* Thể nhẹ: thường là NKHHC trên bao gồm các trường hợp viêm mũi, viêm amidan, viêm xoang, viêm họng, viêm tai.
- Nhận biết
Trẻ thường có biểu hiện :
+ Sốt nhẹ dưới 38,5 C, kéo dài vài ngày đến một tuần.
+ Viêm họng, chảy nước mắt, nước mũi, ho nhẹ.
+ Không có biểu hiện khó thở trẻ vẫn ăn, chơi bình thường.
- Xử trí ban đầu
+ Báo cho gia đình và trao đổi cách chăm sóc trẻ cho cha mẹ trẻ.
+ Không cần dùng kháng sinh, chăm sóc tại nhà và điều trị triệu chứng( để trẻ nằm nơi thoáng mát, giữ không bị lạnh và gió lùa, mặc quần áo rộng dãi để trẻ dễ thở)
+ Ăn đủ chất. Uống đủ nước ( nước sôi để ngượi hoặc nước hoa quả ). Thông thoáng mũi họng cho trẻ dễ thở ( lau chùi mũi, nhỏ a rgy rol vào mũi ngày 2 – 3 lần ) . Giamr ho bằng mật ong, bổ phế hoặc thuốc nam.
* Thể vừa và nặng : Hay gặp khi trẻ bị NKHHC dưới sự viêm thanh quản , khí quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi và màng phổi.
- Nhận biết
Trẻ thường có biểu hiện :
+ Sốt cao từ 38,5 C trở lên ( ở trẻ suy dinh dưỡng có thể không sốt hoặc số nhẹ)
+ Ho có đờm. Nhịp thở nhanh, cánh mũi phập phồng, co kéo lồng ngực, tím tái, tình trạng mệt mỏi quấy khóc kém ăn.
+ Khi thấy trẻ ho , sốt cao trên 38,5 C , nhịp thở nhanh , co rút lồng ngực , tím tái, cần chuyển ngay đến y tế gần nhất và báo dcho cha mẹ.
* Phòng bệnh
Đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho trẻ trong những năm đầu. Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt,.
Giữ gìn vệ sinh nhà ở , lớp, nhóm trẻ. Không đun nấu trong nhà hoặc không để trẻ hít thở khói thuốc lá, khói bếp, bụi bặm.
Tránh nhiễm lạnh đột ngột. Không để trẻ nằm ngủ trực tiếp dưới sàn nhà.
3.2. Bệnh ỉa chảy ( tiêu chảy )
a, Nhận biết: ỉa chảy cấp là hiện tượng trẻ ngày ỉa trên 3 lần, phân lỏng, nhiều nước, kéo dài vài giờ đến vài ngày.Nếu ỉa chảy kéo dài trên 2 tuần thì gọi là ỉa chảy mãn tính.
b, Xử trí ban đầu
Có thể cho trẻ uống các loại nước uống sau : oresol , nước cháo muối, nước hoa quả tươi, chè loãng, nước búp ổi, búp sim, dừa non...
Báo ngay cho cha mẹ trẻ biết và đưa trẻ đến cơ sở y tế khi trẻ có bất kì biểu hiện nào dưới đây:
+ Trẻ bị mất nước , biểu hiện là môi se, mắt trũng, khát nước.
+ Sốt, kém ăn và nôm nhiều.
+ Đi ngoài, phân lỏng nhiều lần trong 1 – 2 giờ.
c, Chăm sóc trẻ bị iả chảy
* Chăm sóc trẻ trong khi bị ỉa chảy .
- Cần cho trẻ uống thêm nước để thay thế cho chất dịch đã mất đi..
- Các loại đồ uống thích hợp cho trẻ để chống mất nước trong khi bị ỉa chảy đó là: oresol, cháo muối. Nếu không có các laoij nước trên có thể dùng các loại nước khác như nước quả tươi, chè loãng, búp ổi, búp sim, dừa non....
- Cho trẻ uống một trong các loại nước uống kể trên sau mỗi lần trẻ ỉa chảy. Mỗi lần từ 1 nửa đến cả cốc nước lớn( khoảng250 ml). Nếu trẻ nôn cho trẻ uống từ từ, từng ít một.Cần cho trẻ uống thêm nước cho đến khi ngừng ỉa chảy.
* Chăm sóc trẻ sau khi bị ỉa chảy.
- Trẻ bị ỉa chảy cần được tiếp tục ăn uống, không nên kiêng ăn.Trẻ cần ăn thức ăn mềm và cho trẻ ăn làm nhiều bữa nhỏ(5- 6 lần/ngày)
- Hàng ngày cho trẻ ăn thêm bữa và kéo dài ít nhất 1 tuần lễ. Bồi dưỡng thêm cho trẻ sau khi bị ỉa chảy là rất cần thiết để cho trẻ có thể phục hồi hoàn toàn. Trẻ được coi là hồi phục hoàn toàn sau tiêu chảy khi trẻ có cân nặng bằng so với trước khi trẻ bị ỉa chảy.
Lưu ý: Khi trẻ bị ỉa chảy không nên tùy tiện dùng thuốc. Chỉ dùng thuốc khi có hướng dẫn của cán bộ y tế
d. Phòng bệnh.
- Không cho trẻ ăn thức ăn ôi thiu.Uống nước sạch đã đun sôi kĩ.
- Rửa tay sạch trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
- Tiêm chủng dầy đủ nhất là tiêm phòng sởi.
- Người chăm sóc cần rửa tay sạch trước khi cho trẻ ăn và chuẩn bị thức ăn cho trẻ
- Giữ vệ sinh môi trường, sử dụng nguồn nước sạch
3.3 Bệnh suy dinh dưỡng:
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein năng lượng và các vi chất dinh dưỡng thường hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi.Biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau nhưng ít nhiều đều có sự ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất,tinh thần và vận động của trẻ.Trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, diễn biến bệnh thường nặng và có thể dẫn đến tử vong.
*Nhận biết: Để có thể nhận biết được trẻ suy dinh dưỡng cần theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng.
* Xử trí:
- SDD vừa:
+ Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú kéo dài đến 24 tháng hoặc lâu hơn.Khi trẻ cai sữa vẫn phải cho trẻ ăn thêm sữa bò, sữa đậu nành hoặc các loại bột dinh dưỡng.Xử trí kịp thời các bệnh nhiễm khuẩn.
+ Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn thêm bữa phụ và tăng cường thức ăn bổ dưỡng cho trẻ để mau hồi phục sức khỏe.
+ Bù đắp thiếu năng lượng bằng cách bổ sung 500ml sữa bò toàn phần và một thìa con bơ thực vật vào bữa ăn.
+ Tất cả các thực phẩm đều cung cấp năng lượng. Thức ăn bù đắp thiếu hụt năng lượng chủ yếu là tinh bột.
Tăng năng lượng trong thức ăn cho trẻ bằng: Bột và các loại lương thực khác.Súp hoặc các thức ăn ninh nhừ.Thêm các thực phẩm giàu năng lượng và chất dinh dưỡng vào cháo và thức ăn ninh nhừ.Sử dụng bột mộng( mạch nha).
- SDD thể nặng và rất nặng
+ SDD thể nặng phải xem như một bệnh cấp cứu, tỷ lệ tử vong của suy dinh dưỡng nặng cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc trẻ nhất là trong những ngày đầu nhập viện.Vì vậy cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị cho trẻ.
* Phòng bệnh
- Vận động nuôi con bằng sữ mẹ và ăn bổ sung thức ăn hợp lý.
- Tuyên truyền cho phụ huynh đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ.
- Theo dõi cân nặng.
- Lưu ý các giai đoạn trẻ dễ bị SDD
+ Thời gian cai sữa mẹ: Không nên cai sữa cho con khi thời tiết đang nóng hoặc quá lạnh , khi trẻ đang ốm hoặc biếng ăn.Sau khi trẻ cai sữa cần chú ý chế biến thức ăn kĩ thay đổi món ăn cho trẻ đỡ chán.
+ Giai đoạn chuyển chế độ ăn trẻ có thể chưa thích nghi kịp.
+ Sự thay đổi môi trường sống của trẻ bắt đầu khi trẻ học nhà trẻ. Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ cần chuẩn bị chu đáo cho trẻ và quan tâm đúng mức đến chế độ nuôi dưỡng chăm sóc trẻ.
3.4 BỆNH BÉO PHÌ Ở TRẺ EM
Béo phì là tình trạng không bình thường của sức khỏe trong đó có nguyên nhân do nuôi dưỡng.
* Nhận biết
- Trẻ tăng cân nhanh, nhiều so với bình thường.
- Lớp mỡ dưới da dày.
* Xử trí
- Chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu
- Khi nghi ngờ trẻ bị béo phì cần đưa đến cơ sở y tế khám để được tư vấn
- Đối với trẻ em ở lứa tuổi mầm non mục tiêu điều trị thừa cân béo phì khác với người trưởng thành, bởi trẻ em vẫn còn đang phát triển với sự phát triển khối nạc cơ thể. Việc điều trị tập trung vào vấn đề tăng cân hơn là giảm cân như ở người trưởng thành ( Theo hội dinh dưỡng điều trị của Anh – 1996)
Lưu ý: Bất cứ nội dung điều trị nào liên quan đến vấn đề cân nặng cơ thể và khối mỡ cơ thể đều phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự lớn lên và phát triển của đứa trẻ.
* Phòng bệnh
Theo sõi cân nặng của trẻ , đối chiếu với chuẩn chiều cao cho phép, nếu có biểu hiện của thừa cân thì kịp thơi can thiệp với sự hướng dẫn của cơ sở y tế.
Thường xuyên trao đổi liên lạc giữa gia đình và nhà trường để có chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, chế độ rèn luyện thể lực phù hợp với trẻ để phòng thừa cân, béo phì.
Đính kèm
Sửa lần cuối: