Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6

Tài Liệu Mới

Moderator
Điểm
0
"Muốn sang sông phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy"

Ai yêu thầy cô giáo của mình thì chỉ có thể học giỏi mà thôi. Bởi thầy nào chẳng muốn những đứa con tận tay mình nuôi dưỡng hàng ngày học hành giỏi giang cơ chứ. Thế mới nói, từng câu từng chữ của nghề giáo nó phác hoạ lên cả một thế hệ học trò. Nhìn từng câu văn cũng có thể đoán được tâm huyết người thầy ra làm sao, vậy nên, để có một kết quả tốt nhất, bản thân người thầy cũng không quản nhọc ngày đêm tìm những tài liệu hay để ôn tập cho các trò trong kì thi học kì 2 môn Ngữ Văn 6 sắp tới. GAC cung cấp tài liệu cực hay mời thầy cô tham khảo.

7016


Trích tài liệu


1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng
I. PHẦN
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“... Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của Đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình...”

(Ngữ văn 6, Tập hai)

Câu 1. (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn.

Câu 3. (1,0 điểm): Tìm các câu văn sử dụng biện pháp so sánh trong đoạn văn trên và phân tích cấu tạo của các phép so sánh đó.

Câu 4. (1,0 điểm):Ý nghĩa của lời nhắn gửi: “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của Đất.”?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)


Qua văn bản “Cây tre Việt Nam” (Thép Mới), em hãy lí giải vì sao cây tre được coi là tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam? (viết một đoạn văn khoảng 100 chữ).

Câu 2. (5,0 điểm)

Tả một người thân mà em yêu quý, cảm phục.

--Đáp án Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6--

Câu 1:

a. Yêu cầu trả lời


- Đoạn văn trên trích từ văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”.

- Tác giả: Xi-át-tơn.

b. Hướng dẫn chấm

* Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời đúng câu hỏi.

*Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Trả lời được ½ yêu cầu.

*Mức không đạt (0 điểm):Trả lời không đúng hoặc không trả lời.

Câu 2:

a. Yêu cầu trả lời


- Nội dung đoạn trích:Khẳng định tầm quan trọng và mối quan hệ gắn bó của đất đai với đời sống con người.

b. Hướng dẫn chấm

* Mức tối đa (0,5 điểm):
Trả lời đúng câu hỏi.

* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Trả lời được ½ yêu cầu.

* Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời.

Câu 3:

a. Yêu cầu trả lời


- Phép tu từ so sánh:

+ Đất là Mẹ

+ con người là một sợi tơ trong cái tổ sống…

-Cấu tạo của phép so sánh:

Vế ATừ so sánhVế B
ĐấtMẹ
con ngườimột sợi tơ trong cái tổ sống…
b. Hướng dẫn chấm

* Mức tối đa (1,0 điểm):
Đáp ứng yêu cầu trên.

*Mức chưa tối đa (0,25 đến 0,75 điểm): Trả lời được 1/3-> 2/3 yêu cầu.

* Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời

--Còn tiếp--

2. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 - Sở GD&ĐT Bắc Giang
Câu 1.
(4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Cỏ đứng run trong gió
Mưa thấm lạnh chiều đông
Cỏ không mang áo ấm
Đứng run run bên đường

Tội anh em nhà kiến
Lạc mẹ hôm bão về
Mồi không còn một miếng
Một đàn không áo che
(Trích Con đường mùa đông, Nguyễn Lãm Thắng. Nguồn Thivien.net)
a. Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ.
b. Ở khổ thơ thứ nhất, tác giả đã nhắc đến mùa nào? Viết một câu đơn có sử dụng phó từ nêu ấn tượng của em về mùa đó.
c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ.
d. Nếu chứng kiến những người gặp hoàn cảnh đáng thương giống như cỏ và kiến, em sẽ làm gì để giúp đỡ họ? (Nêu ít nhất 02 việc có thể làm).
Câu 2. (6,0 điểm)
Viết bài văn miêu tả hình ảnh một người thân yêu và gần gũi nhất với em khi em làm được một việc tốt.

--Đáp án Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6--

Câu 1:

a.

- Mức tối đa: HS chỉ ra đúng: Thể thơ năm chữ
- Mức không đạt: HS không làm hoặc xác định sai
b.

- Mức tối đa:
+ HS chỉ ra được ở khổ thơ thứ nhất, tác giả nhắc đến mùa đông.
+ HS viết được 01 câu đơn có sử dụng phó từ nêu ấn tượng về mùa đông.
- Mức chưa tối đa (ý viết câu): Nếu HS chỉ viết được câu đơn nêu ấn tượng về mùa đông mà không sử dụng phó từ.
- Mức không đạt: HS không làm hoặc xác định sai.
c.

- Mức tối đa: HS chỉ ra đúng dấu hiệu phép nhân hóa và nêu đúng, đủ tác dụng :
+ Dấu hiệu: cỏ đứng run, không mang áo ấm; anh em nhà kiến, lạc mẹ, không áo che (HS chỉ ra được ít nhất 03 dấu hiện).
+ Tác dụng: Cỏ, kiến vốn là những sự vật nhỏ bé, yếu đuối…trở nên giống như con người, chúng thật đáng thương; thể hiện rõ tâm hồn giàu tình yêu thương của tác giả…
- Mức chưa tối đa:
+ HS chỉ ra được dấu hiệu (ít nhất 03 dấu hiệu) nhưng nêu tác dụng không đầy đủ hoặc chỉ ra không đủ ít nhất 03 dấu hiệu và nêu đủ tác dụng.
+ HS không chỉ ra được ít nhất 03 dấu hiệu và nêu không đầy đủ tác dụng .
+ HS chỉ nêu được dấu hiệu (không đủ ít nhất 03 dấu hiệu) hoặc chỉ nêu tác dụng nhưng không đủ
- Mức không đạt: Làm sai hoặc không làm.
d.

- Mức tối đa: HS nêu được một số việc cần làm để giúp đỡ người khác có hoàn cảnh đáng thương: tự nguyện chia sẻ vật chất, kêu gọi mọi người ủng hộ, động viên tinh thần...
- Mức chưa tối đa: HS chỉ nêu được một việc cần làm.
- Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai.

--Còn tiếp--

3. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 - Trường THCS Bàn Đạt
Phần I. ĐỌC – HIỂU: (3 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:


“ Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợ râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

(Trích Bài học đường đời đầu tiên –Tô Hoài SGK Ngữ Văn 6 tập 2)

Câu 1(0,5 điểm): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2(0,5 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên?

Câu 3(1 điểm): Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên ?

Câu 4(1 điểm): Đặt câu văn miêu tả con vật nuôi nhà em trong đó có sử dụng một biện pháp tu từ nhân hóa?

Phần II. LÀM VĂN: (7 điểm)

Câu 1: (2đ)


Từ đoạn văn ở phần Đọc – hiểu, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhân vật Dế Mèn (khoảng 5 - 7 dòng).

Câu 2 : (5đ)

Hãy tả một người thân mà em yêu quý.

--Đáp án Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6--

I. Đọc - hiểu: (3 điểm)

Câu 1(0,5đ):


Yêu cầu trả lời:

Phương thức biểu đạt: tự sự - miêu tả.

Hướng dẫn chấm:

- Điểm 0.5: Trình bày đúng ý trên.

- Điểm 0.25: Trình bày đúng ½ ý trên.

- Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.

Câu 2 (0.5 đ):

Yêu cầu trả lời: Phép tu từ: nhân hoá/so sánh.

Hướng dẫn chấm:

- Điểm 0: Trình bày đúng ý trên.

- Điểm 0.25: Trình bày đúng ½ ý trên.

- Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.

Câu 3 (1 điểm):

Yêu cầu trả lời: Chàng dế thanh niên cường tráng, đầy sức sống, tự tin, yêu đời.

Hướng dẫn chấm :

- Điểm 1: Trình bày đúng ý trên.

- Điểm 0,5: Trình bày đúng ½ ý trên.

- Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.

Câu 4 (1điểm):

HS có thể tự đặt câu theo nhiều cách khác nhau. Nhưng phải đảm bảo:

- Hỉnh thức: 1 câu văn miêu tả. Sử dụng phép TT nhân hóa.

- Nội dung: Tả con vật nuôi nhà em.

Hướng dẫn chấm :

- Điểm 1: Trình bày đúng ý trên.

- Điểm 0,5: Trình bày đúng ½ ý trên.

- Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời.

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1: (2đ)


* Hướng dẫn chấm:

- Đảm bảo cấu trúc 5 – 7 dòng

- Xác định đúng vấn đề MT

HS có thể trình bày nhiều nội dung, nhưng hướng tới suy nghĩ sau:

- Là chú dế khoẻ mạnh, đẹp đẽ, cường tráng, rất tự tin về vẻ bề ngoài của mình.

- Vì có vẻ ngoài đẹp như vậy nên Dế Mèn sinh ra thói coi thường người khác, quá kiêu căng, hợm hĩnh mà không tự biết mình.

- Sáng tạo

- Chính tả, dùng câu, đặt câu

--Còn tiếp--

4. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 - Trường THCS Đức Giang
Phần I (5đ): Văn- Tiếng Việt

Câu 1 (4đ): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:


“ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có Vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lai vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong những ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.”

(Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.88)

a.(1đ)
Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Văn bản có đoạn trích trên thuộc thể loại nào?

b.(1đ) Hãy chỉ ra một câu trần thuật đơn có trong đoạn trích trên và xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu đó.

c.(1đ) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa.”

d.(1đ) Từ vẻ đẹp của biển đảo Cô Tô được miêu tả trong đoạn trích trên, chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường biển? (trình bày bằng một đoạn văn khoảng 5-7 câu)

Câu 2 (1đ): Phát hiện lỗi sai và sửa lỗi cho câu văn sau:

Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của tác giả Tô Hoài cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.

Phần II (5đ): Tập làm văn

Hãy tả một người thân mà em yêu quý.

--Đáp án Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6--

Câu 1:

a.
Xác định được:

- Tên tác phẩm: Cô Tô

- Tác giả: Nguyễn Tuân

- Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả

- Thể loại: kí

b. Xác định đúng câu trần thuật đơn

- Phân tích đúng chủ ngữ, vị ngữ

c. Chỉ ra được phép tu từ ẩn dụ ở “vàng giòn”

- Tác dụng: Phép tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

+ Làm cho câu văn hay, sinh động, tăng sức gợi hình biểu cảm.

+ Thấy được khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi sáng, tinh khôi và đặc biệt là cái nắng “vàng giòn” rực rỡ, sức sống mãnh liệt của Cô Tô sau mỗi lần dông bão đi qua.

+ Thấy được tài năng quan sát tinh tế, lòng tự hào, tình yêu thiên nhiên, biển đảo, yêu đất nước của Nguyễn Tuân

d. Đoạn văn đảm bảo về:

- Hình thức: Lùi vào đầu dòng, độ dài 5-7 câu.

- Nội dung:

+ Nâng cao hiểu biết, ý thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường biển.

+ Giữ gìn vệ sinh chung ở biển: không vứt rác xuống biển, không thả các chai nhựa, túi ni lông xuống biển,…

+ Tuyên truyền cho bạn bè, người thân cùng nâng cao ý thức và chung tay bảo vệ biển,…

Câu 2:

* HS phát hiện được lỗi và sửa lỗi:


Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của tác giả Tô Hoài cho thấy Dế Mèn biết phục thiện. => Thiếu chủ ngữ

Sửa lại:
HS chọn một trong hai cách sửa:

- Cách 1: Bỏ từ “Qua”

- Cách 2: Bỏ từ “của”, thêm dấu phẩy vào sau trạng ngữ

--Còn tiếp--

5. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 - Trường THCS Tây Sơn
Câu 1. (5.0 điểm)


Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở Biển đông.
(Cô Tô – Nguyễn Tuân)
a. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn? (1điểm)
b. Nêu nội dung đoạn văn? (1điểm)
c.Tìm những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh so sánh mà tác giả dùng để miêu tả cảnh mặt trời mọc trong đoạn văn? (1.5 điểm)
d. Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả sử dụng trong đoạn văn ? (1.5 điểm)
Câu 2. (5.0 điểm)
Đọc thơ sau và trả lời câu hỏi:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên như bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Rồi bác đi dém chǎn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng.
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

a. Hãy chỉ ra phép tu từ so sánh, cho biết thuộc kiểu so sánh nào và nêu tác dụng? (2 điểm)

b. Em hãy phát biểu cảm nghĩ về Bác Hồ qua đoạn thơ trên? (3 điểm)

--Đáp án Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6--

Câu 1:

Đọc – hiểu đoạn trích

Yêu cầu chung:
Kiểm tra năng lực đọc – hiểu văn bản của học sinh, huy động tri thức qua đoạn trích và kĩ năng đọc đoạn trích để trả lời các câu hỏi.

Yêu cầu cụ thể:

a. Phương thức biểu đạt: miêu tả

b. Tả cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô thật rực rỡ và tráng lệ…

c.

- Từ ngữ chỉ hình dáng: tròn trĩnh, đầy đặn

- Từ ngữ chỉ màu sắc: hồng hào, màu ngọc trai, hửng hồng

- Đoạn văn sử dụng ba hình ảnh so sánh:

+ ... chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính

+ Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên...

+ Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh...

(HS nêu được 2 hình ảnh so sánh đạt 0.5 điểm)

d. - Hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ, đã tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của biển trời Cô Tô.

Câu 2:

Kiểm tra kiến thức về Tiếng Việt, cảm nhận đoạn thơ

Yêu cầu chung:
Kiểm tra năng lực đọc – hiểu văn bản và tri thức về các biện pháp tu từ để xác định tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn trích, cảm nhận về hình tượng nhân vật qua đoạn trích.

Yêu cầu cụ thể:

a.

- So sánh: Anh đội viên mơ màng / Như nằm trong giấc mộng

- So sánh ngang bằng.

- So sánh: Bóng Bác cao lồng lộng / Ấm hơn ngọn lửa hồng

- So sánh không ngang bằng.

- Tác dụng: Nhấn mạnh được tình cảm yêu mến của anh bộ đội với Bác, đồng thời nói lên vẻ đẹp kì vĩ của Bác Hồ. Bác như ngọn lửa sưởi ấm cho người dân Việt Nam.

b.

- Có rất nhiều bài thơ viết về Bác Hồ kính yêu của dân tộc trong đó, bài Đêm nay Bác không ngủ (viết năm 1951) của Minh Huệ đã gây bao xúc động cho người đọc. Năm khổ thơ đầu tiên đã đọng lại trong em niềm kính yêu Bác vô hạn.

- Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên: Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh… Anh đội viên lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.

- Bác đốt lửa sưởi ấm căn lều rồi đi dém chăn cho từng người. Bác như người cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con.
- Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.

--Còn tiếp--
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Tài Liệu Mới,
Trả lời
0
Lượt xem
1,457

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top