GAC đăng tải đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 để thầy cô tham khảo ra đề thi cuối kì cho các em học sinh. File tài liệu đã bao gồm đầy đủ các đề và đáp án chấm rất chi tiết. Lưu ý, đây chỉ là phần trích đoạn của tệp tài liệu, để tải bản đầy đủ, thầy cô vui lòng kéo xuống mục bình luận.
Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Hương Mai
A. KIỂM TRA ĐỌC (4 điểm)
(GV kiểm tra trong các tiết ôn tập )
B. KIỂM TRA ĐỌC – HIỂU(6 điểm)
Đọc thầm và trả lời câu hỏi
Chiếc rễ đa tròn
Buổi sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy:
- Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!
Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác lại bảo:
- Chú nên làm thế này.
Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.
Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.
Theo tập sách Bác Hồ kính yêu
Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng:
Câu 1: Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì? ?(M1- 0,5 đ)
A. Vứt chiếc rễ đa đó đi
B. Cuốn chiếc rễ đa lại rồi đem cất đi
C. Cuốn chiếc rễ đa lại rồi trồng nó.
D. Cuốn chiếc rễ đa lại rồi đem phơi khô.
Câu 2: Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng như thế nào? (M1- 0,5 đ)
A. Có vòng lá tròn
B. Có dáng cong
C. Có tán lá khum khum.
D. Có tán lá như một chiếc ô
Câu 3: Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa ? (M1- 0,5 đ)
A. Chơi trò trốn tìm
B. Chơi trò bịt mắt bắt dê.
C. Chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy.
D. Chơi trò dung dăng dung dẻ.
Câu 4. Qua câu chuyện em thấy Bác Hồ có tình cảm như thế nào đối với các em thiếu nhi ?(M4-1 đ)
Câu 5. Câu “ Cây đa con có vòng lá tròn.” Thuộc kiểu câu nào? (M3 - 0,5 đ)
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
Câu 6. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sauM2 - 0,5 đ)
Một buổi sáng Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng.
Câu 7. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu dưới đây :
Cây hoa được trồng ở trong vườn (M2-1 đ)
Câu 8. Đặt câu với từ “biết ơn” (M2-1 đ)
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
3. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Khải Xuân
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt
I. Cho văn bản sau:
Chim sẻ
Trong khu vườn nọ có các bạn Kiến, Ong, Bướm, Chuồn Chuồn, Chim Sâu chơi với nhau rất thân. Sẻ cũng sống ở đó nhưng nó tự cho mình là thông minh, tài giỏi, hiểu biết hơn cả nên không muốn làm bạn với ai trong vườn mà chỉ kết bạn với Quạ.
Một hôm, đôi bạn đang đứng ở cây đa đầu làng thì bỗng một viên đạn bay trúng đầu Sẻ. Sẻ hoảng hốt kêu la đau đớn. Sợ quá, Quạ vội bay đi mất. Cố gắng lắm Sẻ mới bay về đến nhà. Chuồn Chuồn bay qua nhìn thấy Sẻ bị thương nằm bất tỉnh. Chuồn Chuồn gọi Ong, Bướm bay đi tìm thuốc chữa vết thương còn Kiến và Chim Sâu đi tìm thức ăn cho Sẻ.
Khi tỉnh dậy, Sẻ ngạc nhiên thấy bên cạnh mình không phải là Quạ mà là các bạn quen thuộc trong vườn. Sẻ xấu hổ nói lời xin lỗi và cảm ơn các bạn.
Theo Nguyễn Tấn Phát
II. Đọc thầm và làm bài tập ( 20 phút).
Dựa vào nội dung bài đọc “Chim sẻ” em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc trả lời cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Sẻ đã kết bạn với ai?
a. Sẻ kết bạn với Ong.
b. Sẻ kết bạn với Quạ.
c. Sẻ kết bạn với Chuồn Chuồn.
Câu 2: Vì sao Sẻ không muốn kết bạn với ai trong vườn mà chỉ làm bạn với Quạ?
a. Vì Sẻ đã có quá nhiều bạn.
b. Vì Sẻ tự cho mình là thông minh, tài giỏi, hiểu biết nên không có ai trong vườn xứng đáng làm bạn với mình.
c. Vì Sẻ thích sống một mình.
Câu 3: Khi Sẻ bị thương, ai đã giúp đỡ Sẻ?
a. Quạ giúp đỡ Sẻ.
b. Một mình Chuồn Chuồn giúp đỡ Sẻ.
c. Các bạn quen thuộc trong vườn giúp đỡ Sẻ.
Câu 4: Theo em, vì sao Sẻ thấy xấu hổ?
a. Vì Sẻ không cẩn thận nên bị trúng đạn.
b. Vì Sẻ đã kết bạn với Quạ.
c. Vì Sẻ đã coi thường, không chịu kết bạn với các bạn trong vườn, những người đã hết lòng giúp đỡ Sẻ.
Câu 5 : Câu “ Quạ vội bay đi mất.” thuộc kiểu câu nào đã học?
a. Ai làm gì ?
b. Ai là gì ?
c. Ai thế nào ?
Câu 6: chim sẻ, chim sâu, quạ, ong, bướm, kiến, chuồn chuồn là các từ chỉ gì?
a. Chỉ cây cối.
b. Chỉ con vật.
c. Chỉ đồ vật.
Câu 7: Bộ phận in đậm trong câu “ Kiến và Chim Sâu đi tìm thức ăn cho Sẻ.” trả lời cho câu hỏi nào?
a. Là gì?
b. Làm gì?
c. Thế nào?
Câu 8: Từ nào trái nghĩa với từ buồn bã?
a. vui vẻ
b. tưng bừng
c. buồn tủi
Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:
“ Ong và Bướm bay đi tìm thuốc chữa vết thương cho Sẻ.”
........................................................................................................................................
Câu 10: Em hãy viết 1 câu nói về suy nghĩ của Sẻ khi được các bạn giúp đỡ?
........................................................................................................................................
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
I. KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm)
1.1.Đọc tiếng (4 điểm):
Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm
Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm
1.2. Đọc hiểu ( 6 điểm):
Câu 1,2, 3, 4, 6, 7, 8 : Đúng mỗi câu : 0,5 điểm: Câu 9, 10: Đúng mỗi câu 1 điểm
Câu 9: Ong và Bướm làm gì?
Câu 10: Sẻ rất vui vì được các bạn giúp đỡ.
Sẻ rất xấu hổ khi không chịu kết bạn với các bạn trong khu vườn.
4. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Lê Văn Tám
I. Học sinh đọc thầm đoạn văn sau:
Cây đa quê hương
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN
II. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (Từ câu 1 đến câu 5) :
1. Bài văn tả gì?
a. Tuổi thơ của tác giả.
b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.
c. Tả cây đa quê hương.
2. Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
a. Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về.
b. Cành cây lớn hơn cột đình.
c. Ngọn chót vót giữa trời xanh
3. Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào?
a. Cây to lớn, cổ kính.
b. Cây đa gắn bó với quê hương.
c. Cây đa dùng để ngồi hóng mát.
4. Tác giả tả những bộ phận nào của cây đa?
a. Lá, thân, ngọn.
b. Cành, ngọn, rễ, lá.
c. Thân, cành, ngọn.
5. Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa:
a. Lững thững – nặng nề
b. Lớn hơn – bé hơn.
c. Cổ kính – chót vót.
6. Câu “Cành cây lớn hơn cột đình” thuộc kiểu câu:
a. Ai? là gì?
b. Ai? làm gì?
c. Ai? thế nào?
7. Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau:
Ngọn chót vót giữa trời xanh.
8. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm dưới đây:
Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.
.........................................................................................................................................................
9. Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với cây đa, với quê hương ? Em hãy ghi câu trả lời.
Trả lời: …………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………...........................
…………………………………………………………………………………………………..
10. Vì sao tác giả lại gọi là cây đa quê hương? Em hãy ghi câu trả lời.
Trả lời: …………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………...........................
…………………………………………………………………………………………………..
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
Câu 7: (0,5 điểm)
Ngọn chót vót giữa trời xanh.
Câu 8: (0,5 điểm)
Ở đâu, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói?
Câu 9: (1 điểm)
Bài văn nói lên tình yêu của tác giả đối với cây đa, với quê hương.
Câu 10: (1 điểm)
Tác giả gọi là cây đa quê hương vì cây đa đã gắn bó với quê hương.
5. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến
Đọc thầm bài:
Cây và hoa bên lăng Bác
Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Cây và hoa khắp miềm đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc tỏa ngát hương thơm.
Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho hàng quân danh dự đứng trang nghiêm. Hướng chính lăng, cạnh hàng dầu nước thẳng tắp, những đóa hoa ban đã nở lứa đầu.
Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng băng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt.
Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác.
I. Trắc nghiệm: Dựa vào nội dung bài đọc thầm trên, em hãy chọn và khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây: (6 điểm)
Câu 1. Em hãy kể tên những loại cây và hoa được trồng trước lăng Bác ? (M1)
a. Cây vạn tuế, cây dầu, hoa ban, hoa đào, hoa dạ hương, hoa nhài, hoa mộc, hoa ngâu.
b. Cây vạn tuế, cây dầu, hoa ban, hoa lan
c. Cây vạn tuế, cây dầu, hoa ban, hoa đào,hoa bưởi.
d. Cây vạn tuế, cây dầu, hoa ban, hoa đào, hao dạ hương, hoa mai.
Câu 2. Em hãy điền những từ còn thiếu trong câu văn dưới đây ? (M2)
Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng …………………….theo đoàn người vào lăng viếng Bác.
Câu 3. Bộ phận in đậm trong câu: “Tháng sáu, chúng em được nghỉ hè” trả lời cho câu hỏi nào?( M1)
a. Vì sao? b. Để làm gì? c. Khi nào? d. Ở đâu?
Câu 4. Các cặp từ sau, đâu là cặp từ trái nghĩa?(M2)
a. nặng quá - nặng nề b. hốt hoảng - bình tĩnh
c. kéo dài - yên lặng d. tự tin – tự trọng
Câu 5. Hãy chọn tên cho con vật thích hợp để điền vào chỗ trống dưới đây?(M1)
Nhanh như ……..
a. Thỏ b. Rùa c. Voi d. Khỉ
II. Tự luận: Hoàn thành các bài tập sau: (M4)
Câu 6. Em Phải làm gì để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 7. Đặt 1 câu với cụm từ Để làm gì? (M2)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
8. Chính tả (nghe viết): 4 điểm (Thời gian 15 phút)
Bài : Bóp nát quả cam
Thấy giặc âm mưu đến chiếm nước ta, Quốc Toản liều chết gặp vua xin đánh. Vua thấy Quốc Toản còn nhỏ đã biết lo cho nước nên tha tội và thưởng cho quả cam. Quốc Toản ấm ức vì bị xem như trẻ con, lại căm giận lũ giặc, nên nghiến răng, xiết chặt bàn tay, làm nát quả cam quý.
9. Tập làm văn: (6 điểm) Viết đoạn văn (Thời gian 25 phút)
Đề bài: Viết một đoạn văn từ 4 đến 5 câu nói về mùa mà em yêu thích nhất.
- Bạn thích nhất mùa nào?(1đ)
- Mùa đó vào những tháng nào?(1đ)
- Thời tiết mùa đó như thế nào?(1đ)
- Mùa đó có những loại hoa hoặc quả gì? (1đ)
- Bạn thường làm gì vào mùa đó? (2đ)
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
I. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)
1. Trắc nghiệm:
Câu 1. a ( 1đ)
Câu 2. niềm tôn kính thiêng liêng (1đ)
Câu 3. c ( 0,5đ)
Câu 4. b (1 đ)
Câu 5. a (0,5)
2. Tự luận:
Câu 6. Em Phải làm gì để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ?
Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, chăm chỉ học tập, đi học đúng giờ,...(1 đ)
Câu 7. Đặt 1 câu với cụm từ Để làm gì?
Vd: Người ta trồng cây cam để làm gì?( 1 đ)
II. Kiểm tra viết ( 10 điểm)
1. Chính tả: 4 điểm
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, viết chữ rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 4 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,25 điểm.
* Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao – khoảng cách, trình bày bẩn …trừ 0,25 điểm.
2. Tập làm văn: Viết đoạn văn (6 điểm)
- Bạn thích nhất mùa nào?(1đ)
- Mùa đó vào những tháng nào?(1đ)
- Thời tiết mùa đó như thế nào?(1đ)
- Mùa đó có những loại hoa hoặc quả gì? (1đ)
- Bạn thường làm gì vào mùa đó? (2đ)
Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Hương Mai
A. KIỂM TRA ĐỌC (4 điểm)
(GV kiểm tra trong các tiết ôn tập )
B. KIỂM TRA ĐỌC – HIỂU(6 điểm)
Đọc thầm và trả lời câu hỏi
Chiếc rễ đa tròn
Buổi sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy:
- Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!
Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác lại bảo:
- Chú nên làm thế này.
Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.
Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.
Theo tập sách Bác Hồ kính yêu
Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng:
Câu 1: Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì? ?(M1- 0,5 đ)
A. Vứt chiếc rễ đa đó đi
B. Cuốn chiếc rễ đa lại rồi đem cất đi
C. Cuốn chiếc rễ đa lại rồi trồng nó.
D. Cuốn chiếc rễ đa lại rồi đem phơi khô.
Câu 2: Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng như thế nào? (M1- 0,5 đ)
A. Có vòng lá tròn
B. Có dáng cong
C. Có tán lá khum khum.
D. Có tán lá như một chiếc ô
Câu 3: Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa ? (M1- 0,5 đ)
A. Chơi trò trốn tìm
B. Chơi trò bịt mắt bắt dê.
C. Chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy.
D. Chơi trò dung dăng dung dẻ.
Câu 4. Qua câu chuyện em thấy Bác Hồ có tình cảm như thế nào đối với các em thiếu nhi ?(M4-1 đ)
Câu 5. Câu “ Cây đa con có vòng lá tròn.” Thuộc kiểu câu nào? (M3 - 0,5 đ)
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
Câu 6. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sauM2 - 0,5 đ)
Một buổi sáng Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng.
Câu 7. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu dưới đây :
Cây hoa được trồng ở trong vườn (M2-1 đ)
Câu 8. Đặt câu với từ “biết ơn” (M2-1 đ)
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
Câu | Đáp án |
1 | Khoanh vào C |
2 | Khoanh vào A |
3 | Khoanh vào C |
4 | |
5 | Khoanh vào C |
6 | Một buổi sang, Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. |
7 | Cây hoa được trồng ở đâu ? |
8 | Đặt được câu với từ biết ơn. |
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt
I. Cho văn bản sau:
Chim sẻ
Trong khu vườn nọ có các bạn Kiến, Ong, Bướm, Chuồn Chuồn, Chim Sâu chơi với nhau rất thân. Sẻ cũng sống ở đó nhưng nó tự cho mình là thông minh, tài giỏi, hiểu biết hơn cả nên không muốn làm bạn với ai trong vườn mà chỉ kết bạn với Quạ.
Một hôm, đôi bạn đang đứng ở cây đa đầu làng thì bỗng một viên đạn bay trúng đầu Sẻ. Sẻ hoảng hốt kêu la đau đớn. Sợ quá, Quạ vội bay đi mất. Cố gắng lắm Sẻ mới bay về đến nhà. Chuồn Chuồn bay qua nhìn thấy Sẻ bị thương nằm bất tỉnh. Chuồn Chuồn gọi Ong, Bướm bay đi tìm thuốc chữa vết thương còn Kiến và Chim Sâu đi tìm thức ăn cho Sẻ.
Khi tỉnh dậy, Sẻ ngạc nhiên thấy bên cạnh mình không phải là Quạ mà là các bạn quen thuộc trong vườn. Sẻ xấu hổ nói lời xin lỗi và cảm ơn các bạn.
Theo Nguyễn Tấn Phát
II. Đọc thầm và làm bài tập ( 20 phút).
Dựa vào nội dung bài đọc “Chim sẻ” em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc trả lời cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Sẻ đã kết bạn với ai?
a. Sẻ kết bạn với Ong.
b. Sẻ kết bạn với Quạ.
c. Sẻ kết bạn với Chuồn Chuồn.
Câu 2: Vì sao Sẻ không muốn kết bạn với ai trong vườn mà chỉ làm bạn với Quạ?
a. Vì Sẻ đã có quá nhiều bạn.
b. Vì Sẻ tự cho mình là thông minh, tài giỏi, hiểu biết nên không có ai trong vườn xứng đáng làm bạn với mình.
c. Vì Sẻ thích sống một mình.
Câu 3: Khi Sẻ bị thương, ai đã giúp đỡ Sẻ?
a. Quạ giúp đỡ Sẻ.
b. Một mình Chuồn Chuồn giúp đỡ Sẻ.
c. Các bạn quen thuộc trong vườn giúp đỡ Sẻ.
Câu 4: Theo em, vì sao Sẻ thấy xấu hổ?
a. Vì Sẻ không cẩn thận nên bị trúng đạn.
b. Vì Sẻ đã kết bạn với Quạ.
c. Vì Sẻ đã coi thường, không chịu kết bạn với các bạn trong vườn, những người đã hết lòng giúp đỡ Sẻ.
Câu 5 : Câu “ Quạ vội bay đi mất.” thuộc kiểu câu nào đã học?
a. Ai làm gì ?
b. Ai là gì ?
c. Ai thế nào ?
Câu 6: chim sẻ, chim sâu, quạ, ong, bướm, kiến, chuồn chuồn là các từ chỉ gì?
a. Chỉ cây cối.
b. Chỉ con vật.
c. Chỉ đồ vật.
Câu 7: Bộ phận in đậm trong câu “ Kiến và Chim Sâu đi tìm thức ăn cho Sẻ.” trả lời cho câu hỏi nào?
a. Là gì?
b. Làm gì?
c. Thế nào?
Câu 8: Từ nào trái nghĩa với từ buồn bã?
a. vui vẻ
b. tưng bừng
c. buồn tủi
Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:
“ Ong và Bướm bay đi tìm thuốc chữa vết thương cho Sẻ.”
........................................................................................................................................
Câu 10: Em hãy viết 1 câu nói về suy nghĩ của Sẻ khi được các bạn giúp đỡ?
........................................................................................................................................
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
I. KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm)
1.1.Đọc tiếng (4 điểm):
Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm
Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm
1.2. Đọc hiểu ( 6 điểm):
Câu 1,2, 3, 4, 6, 7, 8 : Đúng mỗi câu : 0,5 điểm: Câu 9, 10: Đúng mỗi câu 1 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
ý đúng | b | b | c | c | a | b | b | a |
Câu 9: Ong và Bướm làm gì?
Câu 10: Sẻ rất vui vì được các bạn giúp đỡ.
Sẻ rất xấu hổ khi không chịu kết bạn với các bạn trong khu vườn.
4. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Lê Văn Tám
I. Học sinh đọc thầm đoạn văn sau:
Cây đa quê hương
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN
II. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (Từ câu 1 đến câu 5) :
1. Bài văn tả gì?
a. Tuổi thơ của tác giả.
b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.
c. Tả cây đa quê hương.
2. Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
a. Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về.
b. Cành cây lớn hơn cột đình.
c. Ngọn chót vót giữa trời xanh
3. Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào?
a. Cây to lớn, cổ kính.
b. Cây đa gắn bó với quê hương.
c. Cây đa dùng để ngồi hóng mát.
4. Tác giả tả những bộ phận nào của cây đa?
a. Lá, thân, ngọn.
b. Cành, ngọn, rễ, lá.
c. Thân, cành, ngọn.
5. Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa:
a. Lững thững – nặng nề
b. Lớn hơn – bé hơn.
c. Cổ kính – chót vót.
6. Câu “Cành cây lớn hơn cột đình” thuộc kiểu câu:
a. Ai? là gì?
b. Ai? làm gì?
c. Ai? thế nào?
7. Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau:
Ngọn chót vót giữa trời xanh.
8. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm dưới đây:
Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.
.........................................................................................................................................................
9. Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với cây đa, với quê hương ? Em hãy ghi câu trả lời.
Trả lời: …………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………...........................
…………………………………………………………………………………………………..
10. Vì sao tác giả lại gọi là cây đa quê hương? Em hãy ghi câu trả lời.
Trả lời: …………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………...........................
…………………………………………………………………………………………………..
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
CÂU | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Ý ĐÚNG | C | A | C | B | B | C |
Câu 7: (0,5 điểm)
Ngọn chót vót giữa trời xanh.
Câu 8: (0,5 điểm)
Ở đâu, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói?
Câu 9: (1 điểm)
Bài văn nói lên tình yêu của tác giả đối với cây đa, với quê hương.
Câu 10: (1 điểm)
Tác giả gọi là cây đa quê hương vì cây đa đã gắn bó với quê hương.
5. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến
Đọc thầm bài:
Cây và hoa bên lăng Bác
Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Cây và hoa khắp miềm đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc tỏa ngát hương thơm.
Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho hàng quân danh dự đứng trang nghiêm. Hướng chính lăng, cạnh hàng dầu nước thẳng tắp, những đóa hoa ban đã nở lứa đầu.
Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng băng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt.
Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác.
I. Trắc nghiệm: Dựa vào nội dung bài đọc thầm trên, em hãy chọn và khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây: (6 điểm)
Câu 1. Em hãy kể tên những loại cây và hoa được trồng trước lăng Bác ? (M1)
a. Cây vạn tuế, cây dầu, hoa ban, hoa đào, hoa dạ hương, hoa nhài, hoa mộc, hoa ngâu.
b. Cây vạn tuế, cây dầu, hoa ban, hoa lan
c. Cây vạn tuế, cây dầu, hoa ban, hoa đào,hoa bưởi.
d. Cây vạn tuế, cây dầu, hoa ban, hoa đào, hao dạ hương, hoa mai.
Câu 2. Em hãy điền những từ còn thiếu trong câu văn dưới đây ? (M2)
Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng …………………….theo đoàn người vào lăng viếng Bác.
Câu 3. Bộ phận in đậm trong câu: “Tháng sáu, chúng em được nghỉ hè” trả lời cho câu hỏi nào?( M1)
a. Vì sao? b. Để làm gì? c. Khi nào? d. Ở đâu?
Câu 4. Các cặp từ sau, đâu là cặp từ trái nghĩa?(M2)
a. nặng quá - nặng nề b. hốt hoảng - bình tĩnh
c. kéo dài - yên lặng d. tự tin – tự trọng
Câu 5. Hãy chọn tên cho con vật thích hợp để điền vào chỗ trống dưới đây?(M1)
Nhanh như ……..
a. Thỏ b. Rùa c. Voi d. Khỉ
II. Tự luận: Hoàn thành các bài tập sau: (M4)
Câu 6. Em Phải làm gì để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 7. Đặt 1 câu với cụm từ Để làm gì? (M2)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
8. Chính tả (nghe viết): 4 điểm (Thời gian 15 phút)
Bài : Bóp nát quả cam
Thấy giặc âm mưu đến chiếm nước ta, Quốc Toản liều chết gặp vua xin đánh. Vua thấy Quốc Toản còn nhỏ đã biết lo cho nước nên tha tội và thưởng cho quả cam. Quốc Toản ấm ức vì bị xem như trẻ con, lại căm giận lũ giặc, nên nghiến răng, xiết chặt bàn tay, làm nát quả cam quý.
9. Tập làm văn: (6 điểm) Viết đoạn văn (Thời gian 25 phút)
Đề bài: Viết một đoạn văn từ 4 đến 5 câu nói về mùa mà em yêu thích nhất.
- Bạn thích nhất mùa nào?(1đ)
- Mùa đó vào những tháng nào?(1đ)
- Thời tiết mùa đó như thế nào?(1đ)
- Mùa đó có những loại hoa hoặc quả gì? (1đ)
- Bạn thường làm gì vào mùa đó? (2đ)
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
I. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)
1. Trắc nghiệm:
Câu 1. a ( 1đ)
Câu 2. niềm tôn kính thiêng liêng (1đ)
Câu 3. c ( 0,5đ)
Câu 4. b (1 đ)
Câu 5. a (0,5)
2. Tự luận:
Câu 6. Em Phải làm gì để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ?
Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, chăm chỉ học tập, đi học đúng giờ,...(1 đ)
Câu 7. Đặt 1 câu với cụm từ Để làm gì?
Vd: Người ta trồng cây cam để làm gì?( 1 đ)
II. Kiểm tra viết ( 10 điểm)
1. Chính tả: 4 điểm
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, viết chữ rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 4 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,25 điểm.
* Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao – khoảng cách, trình bày bẩn …trừ 0,25 điểm.
2. Tập làm văn: Viết đoạn văn (6 điểm)
- Bạn thích nhất mùa nào?(1đ)
- Mùa đó vào những tháng nào?(1đ)
- Thời tiết mùa đó như thế nào?(1đ)
- Mùa đó có những loại hoa hoặc quả gì? (1đ)
- Bạn thường làm gì vào mùa đó? (2đ)