Ngày 8-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2 về dự án Luật Nhà giáo.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã báo cáo về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thẩm tra sơ bộ của các Ủy ban Quốc hội với dự luật.
Về chính sách với nhà giáo, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã rà soát, hoàn thiện các nội dung chính sách.
Theo đó, đối với những nội dung chính sách còn nhiều ý kiến khác nhau, Chính phủ đã đưa ra khỏi dự thảo (quy định về áp dụng luật nhà giáo, về tổ chức xã hội nghề nghiệp của nhà giáo, về chuẩn người đứng đầu các cơ sở giáo dục... ).
Một số nội dung chính sách (quy định chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ với nhà giáo) được rà soát kỹ lưỡng để vừa đảm bảo có đột phá, vừa phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương trong thời gian tới.
Đáng chú ý, về chính sách hỗ trợ nhà giáo, dự luật đề xuất miễn học phí cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang trong thời gian công tác.
Nguồn: Tuổi Trẻ Online
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã báo cáo về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thẩm tra sơ bộ của các Ủy ban Quốc hội với dự luật.
Về chính sách với nhà giáo, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã rà soát, hoàn thiện các nội dung chính sách.
Theo đó, đối với những nội dung chính sách còn nhiều ý kiến khác nhau, Chính phủ đã đưa ra khỏi dự thảo (quy định về áp dụng luật nhà giáo, về tổ chức xã hội nghề nghiệp của nhà giáo, về chuẩn người đứng đầu các cơ sở giáo dục... ).
Một số nội dung chính sách (quy định chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ với nhà giáo) được rà soát kỹ lưỡng để vừa đảm bảo có đột phá, vừa phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương trong thời gian tới.
Đáng chú ý, về chính sách hỗ trợ nhà giáo, dự luật đề xuất miễn học phí cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang trong thời gian công tác.
Nguồn: Tuổi Trẻ Online