Giáo án 4 tuổi CĐ giao thông - quan sát biển hiệu giao thông + HĐNT

Thần Đồng

Moderator
Điểm
31,391
KPKH
QUAN SÁT MỘT SỐ BIỂN HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐƠN GIẢN
1. Mục tiêu:
- Kiến thức:
Trẻ biết một số biển hiệu GT đường bộ đơn giản và Luật giao thông phổ biến trên đường bộ. Trẻ biết nội dung và ý nghĩa của một số biển hiệu GT.
- Kỹ năng: Phát triển ở trẻ khả năng chú ý, quan sát và ghi nhớ có chủ định. Rèn luyện cho trẻ ngôn ngữ nói mạch lạc, đủ từ, đủ câu.
Trẻ biết cách chơi các trò chơi do cô tổ chức.
- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia học tập có nề nếp. Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông cần phải chấp hành đúng luật giao thông đường bộ và chỉ dẫn của các biển báo.
2. Chuẩn bị:
- Máy tính có các hình ảnh về biển báo, ngã tư đường phố…
- Một số biển báo giao thông.
- Một số bài hát, câu đố về đường giao thông và biển báo.
- Biển báo GT
- Tranh GT đường bộ để chơi TC
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Gây hứng thú
- Cô cho trẻ trò chuyện về 1 số phương tiện giao thông đường thủy, đường bộ…
2. HĐ2: Quan sát một số biển hiệu giao thông đơn giản.
- Hôm nay cô sẽ cho lớp mình cùng quann sát và biết được 1 số biển hiệu giao thông đơn giản các con có thích không?
- Cô con mình cùng đến với trò chơi thứ nhất.
* Trò chơi 1: Ai đoán giỏi
- Cách chơi: Cả 3 đội chơi sẽ lần lượt cử đại diện lên bốc thăm và trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của các biển báo, trong 1 phút thảo luận các đội sẽ lên trả lời về nội dung và ý nghĩa về các biển báo của đội mình.
(Trẻ rút thăm, cô giáo đưa biển báo tương ứng với từng thăm của mỗi đội)
+ Đây là nhóm biển báo gì?
+ Nêu ý nghĩa của từng biển báo?




- Với mỗi nhóm biển báo cô cho trẻ quan sát tranh chú ý nghe trẻ trả lời, nhận xét câu trả lời của các đội, tặng hoa cho mỗi đội.
- Cô chốt lại nội dung và ý nghĩa của các biển báo ...
* Mở rộng một số biển báo cho trẻ “đường cấm”, “cấm xe xích lô”, “cấm xe gắn máy”
cô nói tên và ý nghĩa của biển báo.
* Trò chơi 2: Chung sức
- Cách chơi: Cô đưa ra các hình ảnh và đặt câu hỏi tương ứng với mỗi tranh tìm hiểu về luật giao thông đường bộ, các đội sẽ lắc xắc xô giành quyền trả lời. Đội nào trả lời trước, đúng sẽ được 2 bông hoa, nếu trả lời sai đội khác có quyền trả lời.
- Cô đặt câu hỏi cho trẻ suy nghĩ và trả lời:
Tranh 1: Bức tranh vẽ về giao thông đường bộ ở nông thôn.

Tranh 2: Vẽ về giao thông đường phố:
- Ai có nhận xét gì về bức tranh?

- Khi tham gia giao thông người đi bộ và các loại xe phải đi như thế nào?
- Đèn hiệu giao thông cho ta biết điều gì?

- Tại ngã tư đường phố không có đèn hiệu giao thông, người tham gia giao thông phải tuân theo sự chỉ dẫn của ai?
+ Khi ngồi trên các phương tiện giao thông phải chấp hành như thế nào?


+ Khi đi xe mô tô, xe gắn máy mọi người bắt buộc phải làm gì?
- Đường giao thông thành phố và nông thôn có điểm gì khác nhau?


+ Người đi bộ đi ở đâu? Tại sao mọi người không được đi bộ dưới lòng đường?

+ Người đi bộ trước khi sang đường phải làm gì?
+ Các con nên chơi ở đâu để đảm bảo an toàn?
* Mở rộng hiểu biết cho trẻ về một số luật (cô giới thiệu, đưa ra hình ảnh về một số luật giao thông)
+ Người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường quy định, người đi xe đạp, xe máy... không được đèo hàng cồng kềnh, đùa nghịch trên đường phố.
+ Không được đi xe đạp, xe máy... trên hè phố, trong vườn hoa, công viên.
* Trò chơi “Đội nào giỏi hơn”
- Cách chơi: 3 đội tham gia – mỗi đội 4 bạn
+ Đội 1: Gắn các PTGT đúng với đèn hiệu giao thông
+ Đội 2: Gắn đèn hiệu giao thông đúng với các PTGT đang đi trên đường phố.
+ Đội 3: Gắn hình tròn vào hình ảnh sai, gắn hình vuông vào các hình ảnh đi đúng luật giao thông
- Luật chơi: lần lượt từng bạn lên chơi, đi và về đúng bên phải đường.
- Thời gian chơi diễn ra trong một bản nhạc, đội nào gắn xong và đúng hết là đội chiến thắng.
- Trước khi chơi, cô cho trẻ quan sát các bức tranh.
- Nhận xét sau mỗi lần trẻ chơi
- Động viên khuyến khích trẻ chơi
3. HĐ3: Kết thúc
- Cho trẻ hát bài “Đường em đi”


- Trẻ chú ý lắng nghe.











-Trẻ cử đại diện lên bốc thăm câu hỏi.





- Đây là nhóm biển báo nguy hiểm. Biển báo “ đường bộ giao nhau với đường sắt có rào chắn” cho người tham gia giao thông biết khi gặp biển báo này mọi người phải giảm tốc độ.....




- Trẻ chú ý nghe và xem cô giới thiệu






- Trẻ chú ý nghe cô nói cách chơi, luật chơi






- Có đường làng, có người đi xe đạp ở bên phải đường, có người đi bộ sát lề đường phía bên phải.

- Có đèn tín hiệu giao thông, có các phương tiện đi lại...
- Đi bên phải đường ạ

- Đèn đỏ báo các phương tiện và người đi bộ phải dừng lại, đèn xanh được đi

- Của cảnh sát giao thông

- Phải chấp hành luật GT để đảm bảo an toàn, không được chen lấn, xô đẩy, không thò đầu thò tay ra cửa sổ, không được đùa nghịch....
- Đội mũ bảo hiểm.

- Đường GTTP có ngã tư đường phố, có đèn hiệu, có vạch sơn trắng dành cho người đi bộ... đường GT nông thôn không có.
- Đi ở trên vỉa hè, nếu không có vỉa hè thì đi sát lề đường phía tay phải. Vì đi bộ dưới lòng đường dễ xảy ra tai nạn.
- Phải quan sát khi có PT đến gần thì không được qua.
- Nên chơi ở trong sân nhà, sân trường, công viên, cung thiếu nhi...






- Trẻ chú ý lắng nghe cô nói và xem hình ảnh trên đèn chiếu.




- Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.


- Trẻ nhớ được yêu cầu của đội mình.








- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe

- Trẻ hát và cất dọn đồ dùng.

II. Hoạt động vui chơi ngoài trời:

- HĐCCĐ: Xếp hình cột đèn giao thông bằng hột hạt
- TCVĐ: bánh xe quay, nu na nu nống
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời và đồ chơi mang theo bóng rổ, vòng, phấn
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết xếp cột đèn giao thông bằng hạt đỗ, sỏi…biết chơi TCVĐ
- Kỹ năng: Rèn kĩ năng xếp hình bằng hạt, kĩ năng chơi và chấp hành luật chơi
- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, giáo dục trẻ chấp hành LLATGT.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ , an toàn cho trẻ.
- Hột hạt cho trẻ xếp hình.
- Tranh mẫu .
3.Tổ chức hoạt động:
* HĐ1: Gây hứng thú
- Cô cho trẻ xếp hàng ra sân và hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố” Trẻ hát
- Đàm thoại với trẻ về bài hát.
* HĐ2: Xếp cột đèn giao thông trên sân trường
- Cô cho trẻ nói lên đặc điểm của cột đèn giao thông.
- Ai có nhận xét gì về những cột đèn giao thông? Trên cột đèn có đèn xanh, vàng, đỏ ạ.
- Lớp mình cùng quan sát xem trên sân trường cô đã xếp được gì? Cột đèn giao thông ạ.
- Cô xếp cột đèn bằng nguyên liệu gì? Bằng sỏi ạ
- Cô xếp chúng ntn? Cô xếp các viên sỏi gần sát lại với nhau
- Bây giờ các con có muốn xếp cột đèn giao thông không? Có ạ
- Cô phát rổ sỏi cho trẻ xếp? Trẻ xếp
- Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ
- Giaó dục trẻ không cho đồ dùng vào mồm miệng tai mũi tránh gây dị vật đường thở, không được ném nhau.
- Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm sau khi TH? Trẻ nhận xét
- Cô nhận xét chung? Trẻ lắng nghe
- Động viên khuyến khích trẻ
+ Trò chơi vận động:
- TC1: Nu na nu nống

- Cách chơi: Trẻ đọc bài đồng dao nu na nu nống và vỗ nhẹ lên chân, đến câu cuối cùng được vào đánh trống trẻ giả vờ làm động tác đánh trống.
- Cho trẻ chơi 3,4 lần. Trẻ chơi
- Động viên khuyến khích trẻ chơi
- TC2: Bánh xe quay
- Cách chơi: Cô cho trẻ xếp thành 2 vòng tròn đồng tâm giả làm bánh xe, khi có hiệu lệnh 2 bánh xe quay ngược nhau ,khi có tiếng “kít” bánh xe dừng trẻ đứng lại.
- Lần 2 cô sẽ dùng lá cờ để làm tín hiệu cô giơ lá cờ màu đỏ trẻ dừng lại, cô giơ lá cờ màu xanh trẻ đi
- Cho trẻ chơi
- Động viên khuyến khích trẻ chơi
+ Chơi tự do:Cô có rất nhiều trò chơi nữa như. ở góc này có vòng ở góc này có phấn , bạn nào thích vẽ ngôi nhà thì chúng mình cùng vẽ.
- Góc này cô có bóng góc này cô có đu quay, cầu trượt … Bây giờ ai thích chơi ở góc chơi nào thì về góc đó chơi.
- Khi trẻ chơi cô quan sát theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ
- Trước khi về lớp cô tập trung trẻ cho trẻ đi rửa tay xếp hàng, đếm lại quân số và dắt trẻ về lớp.
* HĐ3: Kết thúc
- Cho trẻ hát bài “Đường em đi” ra chơi
III. Hoạt động chiều:
- Ôn củng cố hoạt động sáng trò truyện về một số biển báo GT đường bộ đơn giản.
- Làm quen sách chủ đề
- Cô hướng dẫn trẻ thực hiện
- Động viên khuyến khích trẻ
- Đọc ca dao đồng dao, chơi các trò chơi dân gian.
- Chơi tự do, nêu gương cuối ngày – kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.
*Nhận xét cuối ngày:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
 

Đính kèm

II. Hoạt động vui chơi ngoài trời:
- HĐCCĐ: Xếp hình cột đèn giao thông bằng hột hạt
- TCVĐ: bánh xe quay, nu na nu nống
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời và đồ chơi mang theo bóng rổ, vòng, phấn
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết xếp cột đèn giao thông bằng hạt đỗ, sỏi…biết chơi TCVĐ
- Kỹ năng: Rèn kĩ năng xếp hình bằng hạt, kĩ năng chơi và chấp hành luật chơi
- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, giáo dục trẻ chấp hành LLATGT.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ , an toàn cho trẻ.
- Hột hạt cho trẻ xếp hình.
- Tranh mẫu .
3.Tổ chức hoạt động:
* HĐ1: Gây hứng thú
- Cô cho trẻ xếp hàng ra sân và hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố” Trẻ hát
- Đàm thoại với trẻ về bài hát.
* HĐ2: Xếp cột đèn giao thông trên sân trường
- Cô cho trẻ nói lên đặc điểm của cột đèn giao thông.
- Ai có nhận xét gì về những cột đèn giao thông? Trên cột đèn có đèn xanh, vàng, đỏ ạ.
- Lớp mình cùng quan sát xem trên sân trường cô đã xếp được gì? Cột đèn giao thông ạ.
- Cô xếp cột đèn bằng nguyên liệu gì? Bằng sỏi ạ
- Cô xếp chúng ntn? Cô xếp các viên sỏi gần sát lại với nhau
- Bây giờ các con có muốn xếp cột đèn giao thông không? Có ạ
- Cô phát rổ sỏi cho trẻ xếp? Trẻ xếp
- Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ
- Giaó dục trẻ không cho đồ dùng vào mồm miệng tai mũi tránh gây dị vật đường thở, không được ném nhau.
- Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm sau khi TH? Trẻ nhận xét
- Cô nhận xét chung? Trẻ lắng nghe
- Động viên khuyến khích trẻ
+ Trò chơi vận động:
- TC1: Nu na nu nống

- Cách chơi: Trẻ đọc bài đồng dao nu na nu nống và vỗ nhẹ lên chân, đến câu cuối cùng được vào đánh trống trẻ giả vờ làm động tác đánh trống.
- Cho trẻ chơi 3,4 lần. Trẻ chơi
- Động viên khuyến khích trẻ chơi
- TC2: Bánh xe quay
- Cách chơi: Cô cho trẻ xếp thành 2 vòng tròn đồng tâm giả làm bánh xe, khi có hiệu lệnh 2 bánh xe quay ngược nhau ,khi có tiếng “kít” bánh xe dừng trẻ đứng lại.
- Lần 2 cô sẽ dùng lá cờ để làm tín hiệu cô giơ lá cờ màu đỏ trẻ dừng lại, cô giơ lá cờ màu xanh trẻ đi
- Cho trẻ chơi
- Động viên khuyến khích trẻ chơi
+ Chơi tự do:Cô có rất nhiều trò chơi nữa như. ở góc này có vòng ở góc này có phấn , bạn nào thích vẽ ngôi nhà thì chúng mình cùng vẽ.
- Góc này cô có bóng góc này cô có đu quay, cầu trượt … Bây giờ ai thích chơi ở góc chơi nào thì về góc đó chơi.
- Khi trẻ chơi cô quan sát theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ
- Trước khi về lớp cô tập trung trẻ cho trẻ đi rửa tay xếp hàng, đếm lại quân số và dắt trẻ về lớp.
* HĐ3: Kết thúc
- Cho trẻ hát bài “Đường em đi” ra chơi
III. Hoạt động chiều:
- Ôn củng cố hoạt động sáng trò truyện về một số biển báo GT đường bộ đơn giản.
- Làm quen sách chủ đề
- Cô hướng dẫn trẻ thực hiện
- Động viên khuyến khích trẻ
- Đọc ca dao đồng dao, chơi các trò chơi dân gian.
- Chơi tự do, nêu gương cuối ngày – kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.
*Nhận xét cuối ngày:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Thần Đồng,
Trả lời lần cuối từ
Thần Đồng,
Trả lời
1
Lượt xem
3,163

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top