Giáo án 4 tuổi CĐ giao thông - Vận động em đi qua ngã tư đường phố + HĐNT

Thần Đồng

Moderator
Điểm
31,391
GDAN
DVĐ: EM ĐI QUA NGÃ TƯ ĐƯỜNG PHỐ
(Tác giả: Hoàng văn Yến)
NH: Cô dạy bé bài học giao thông
(Tác giả: Lâm Trọng Tường)
TCÂN: Tai ai thính
1.Mục tiêu:
- Kiến thức
: Trẻ hát đúng giai điệu bài hát, biết vỗ tay theo nhịp bài hát, hưởng ứng cùng cô trong hoạt động nghe hát, biết chơi và chấp hành luật chơi.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng vân động theo nhịp bài hát, kỹ năng hát và vận động theo nhạc..
- Thái độ: Trẻ chấp hành LLATGT khi tham gia GT
2. Chuẩn bị:
- Nhạc bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”, “Cô dạy bé học bài học GT”
- Dụng cụ âm nhạc, trống, sắc sô, song loan..
3.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Họat động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú + Ôn
-
Cô cho trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Các con ạ! Bài hát này sẽ hay hơn nếu chúng mình biết vỗ tay theo nhịp bài hát đấy, Hôm nay cô sẽ dạy các con vỗ tay theo nhịp bài hát này nhé.
2.HĐ2: DVĐ: Em đi qua ngã tư đường phố
* Cô vận động mẫu

- Cô vận động mẫu l1 không giải thích.
- Cô vận động mẫu l2 kết hợp giải thích
- Với bài hát này cô vỗ tay bắt đầu bằng phách mạnh, cô vỗ vào từ “Trên” và mở ra vào từ sân, cô vỗ vào phách mạnh và mở ra bằng phách nhẹ của câu hát. Cứ như vậy cho đến hết bài hát
- Cô vỗ tay theo nhịp lần 3 cho trẻ quan sát
* Dạy trẻ vận động
- Cô cho trẻ vỗ tay theo nhịp bài hát cùng cô
- Cô mời cả lớp đứng lên thực hiện 2-3 lần
- Tổ nhóm, cá nhân thực hiện.
- Cho cả lớp vận động lại
- Chú ý rèn kỹ năng vận động theo nhịp bài hát cho trẻ
* Nghe hát: Cô dạy bé bài học giao thông
- Cô hát lần 1 giới thiệu tác giả tác phẩm..
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
- Bài hát này do ai sáng tác.
- Các con thấy bài hát này ntn?
- Bài hát nói về gì?
- Khi tham gia GT thì chúng mình phải đi bên nào?
- Nếu chúng mình đi bên trái là đúng hay sai.
- Đúng rồi: Khi tham gia GT các con phải đi bên phải đường không đi bên trái các con nhớ chưa nào.
- Cô hát l2 cho trẻ đứng lên vận động cùng cô
- Động viên khuyến khích trẻ
*Trò chơi: Tai ai thính
- Cách chơi: Cô mời 1 trẻ lên đội mũ chóp kín, 1 trẻ dưới lớp đứng lên hát, khi bạn hát song bạn đội mũ chóp kín bỏ mũ xuống và đoán xem bạn nào vừa hát.
- Luật chơi: Bạn nào đoán sai phải nhảy lò cò
- Cho trẻ chơi trò chơi 2-3 lần.
- Động viên khuyến khích trẻ trong khi chơi.
3. HĐ3: Kết thúc
- Cho trẻ hát lại bài hát chuyển sang hoạt động khác.

- Trẻ hát




- Vâng ạ



- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe




- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe






- Trẻ vận động cùng cô

- Cả lớp vận động
- Tổ nhóm cá nhân vận động
- Cả lớp vận động





- Trẻ lắng nghe

- BH cô dạy bé bài học giao thông ạ
- Chú lâm trọng Tường ạ
- Rất hay ạ
- Về luật GT ạ

- Bên phải ạ

- Sai ạ


- Vâng ạ

- Trẻ vận động theo nhịp bài hát



- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu cách chơi và luật chơi




- Trẻ chơi trò chơi.




- Trẻ hát ra chơi.



II. Hoạt động vui chơi ngoài trời:

- HĐCCĐ: Vẽ đèn giao thông trên sân trường
- TCVĐ: Lộn cầu vồng, rồng rắn lên mây.
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời và đồ chơi mang theo bóng rổ, vòng, phấn
1.Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết vẽ đèn giao thông trên sân trường, biết chơi TCVĐ
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Rèn kỹ năng vẽ, và kỹ năng trả lời câu hỏi củGa cô 1 cách rõ ràng và mạch lạc.
- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ , an toàn cho trẻ.
- Vòng, phấn, tranh ảnh vẽ đèn giao thông.
3.Tổ chức hoạt động:
* HĐ1: Gây hứng thú
- Cho cả lớp đọc bài thơ “Cô dạy con”. Trẻ đọc
- Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? Cô dạy con ạ
- Bài thơ nhắc nhở chúng ta điều gì? Chấp hành LLATGT ạ
- Đúng rồi hôm nay cô con mình ra sân cùng trò truyện về LLATGT và vẽ cột đèn giao thông nhé. Vâng ạ
* HĐ2: Vẽ cột đèn giao thông
- Hôm nay con sử dụng nguyên liệu gì để vui chơi ngoài trời? Con sử dụng phấn ạ
- Từ viên phấn này con sẽ làm gì? Con sẽ vẽ cột đèn giao thông ạ.
- Muốn vẽ được cột đèn giao đầu tiên con phải vẽ gì? Con vẽ cột đèn trước ạ
- Tiếp theo con sẽ vẽ gì? Con vẽ các đèn báo giao thông ạ
- Vậy có những đèn báo giao thông gì? Đèn đỏ, vàng, xanh ạ.
- Đèn vàng như thế nào? Đi chậm ạ
- Đèn xanh? Được đi ạ
- Đèn đỏ thì sao? Không được đi ạ
=> Giáo dục: Các con ạ để không sẩy ra các tai nạn thì các con nhớ phải tham gia đúng luật giao thông các con nhớ chưa? Vâng ạ
- Khi các con vẽ các con nhớ không đc dùng tay xóa xuống đất nếu các con xóa sẽ rất bẩn và mất vệ sinh đấy.
- Cô cho trẻ về địa điểm để vẽ.
- Giúp đỡ những trẻ còn nhút nhát.
- Động viên khuyến khích trẻ.
- Cho trẻ nhận xét bài của mình của bạn. Trẻ nhận xét
- Cô nhận xét chung. Trẻ lắng nghe
* Trò chơi vận động
- TC1: Lộn cầu vồng

+ Cách chơi: 2 trẻ 1cặp cầm tay nhau và đọc bài đồng dao lộn cầu vồng, vung tay sang 2 bên, đến câu cuối bài đồng dao trẻ đưa tay cao qua đầu 2 lưng chạm vào nhau.
- TC2: Rồng rắn lên mây
+
Cách chơi: 1Trẻ làm thầy thuốc các trẻ khác làm rồng rắn đi 1 vòng đến nhà thầy thuốc hỏi thầy thuốc có nhà hay không? Thầy thuốc trả lời có, con lên mấy, con lên 1, thuốc chẳng ngon,….. cứ như vậy cho đến con lên 10…
- Cho trẻ chơi. Trẻ chơi
- động viên khuyến khích trẻ chơi
* Chơi tự do:
- Cô cho trẻ quan sát đồ chơi ngoài trời và hỏi trẻ đây là gì? Trẻ trả lời
- Góc này có đồ chơi gì? Trẻ trả lời
- Khi chơi những đồ chơi này các con phải chơi ntn? Chơi nhẹ nhàng đoàn kết không sô đẩy nhau ạ
- Đúng rồi bây giờ bạn nào muốn chơi ở góc nào thì về góc đó để chơi đi nào? Trẻ về góc chơi
- Khi trẻ chơi cô quan sát theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ
* HĐ3: Kết thúc
- Cô tập trung trẻ cho trẻ đi rửa tay xếp hàng, đếm lại quân số và dắt trẻ về lớp.
III. Hoạt động chiều:
- Ôn củng cố hoạt động sáng. Rèn kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ
- Cho cả lớp ôn lại các chữ cái đã học
- Cho lần lượt trẻ lên đọc
- Động viên khuyến khích trẻ đọc
- Vui múa hát theo chủ đề.
- Chơi trò chơi dân gian.
- Nêu gương cuối ngày-kiểm tra vệ sinh-điểm danh-trả trẻ
* Nhận xét cuối ngày:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 

Đính kèm

Hoạt động vui chơi ngoài trời:
- HĐCCĐ: Vẽ đèn giao thông trên sân trường
- TCVĐ: Lộn cầu vồng, rồng rắn lên mây.
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời và đồ chơi mang theo bóng rổ, vòng, phấn
1.Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết vẽ đèn giao thông trên sân trường, biết chơi TCVĐ
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Rèn kỹ năng vẽ, và kỹ năng trả lời câu hỏi củGa cô 1 cách rõ ràng và mạch lạc.
- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ , an toàn cho trẻ.
- Vòng, phấn, tranh ảnh vẽ đèn giao thông.
3.Tổ chức hoạt động:
* HĐ1: Gây hứng thú
- Cho cả lớp đọc bài thơ “Cô dạy con”. Trẻ đọc
- Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? Cô dạy con ạ
- Bài thơ nhắc nhở chúng ta điều gì? Chấp hành LLATGT ạ
- Đúng rồi hôm nay cô con mình ra sân cùng trò truyện về LLATGT và vẽ cột đèn giao thông nhé. Vâng ạ
* HĐ2: Vẽ cột đèn giao thông
- Hôm nay con sử dụng nguyên liệu gì để vui chơi ngoài trời? Con sử dụng phấn ạ
- Từ viên phấn này con sẽ làm gì? Con sẽ vẽ cột đèn giao thông ạ.
- Muốn vẽ được cột đèn giao đầu tiên con phải vẽ gì? Con vẽ cột đèn trước ạ
- Tiếp theo con sẽ vẽ gì? Con vẽ các đèn báo giao thông ạ
- Vậy có những đèn báo giao thông gì? Đèn đỏ, vàng, xanh ạ.
- Đèn vàng như thế nào? Đi chậm ạ
- Đèn xanh? Được đi ạ
- Đèn đỏ thì sao? Không được đi ạ
=> Giáo dục: Các con ạ để không sẩy ra các tai nạn thì các con nhớ phải tham gia đúng luật giao thông các con nhớ chưa? Vâng ạ
- Khi các con vẽ các con nhớ không đc dùng tay xóa xuống đất nếu các con xóa sẽ rất bẩn và mất vệ sinh đấy.
- Cô cho trẻ về địa điểm để vẽ.
- Giúp đỡ những trẻ còn nhút nhát.
- Động viên khuyến khích trẻ.
- Cho trẻ nhận xét bài của mình của bạn. Trẻ nhận xét
- Cô nhận xét chung. Trẻ lắng nghe
* Trò chơi vận động
- TC1: Lộn cầu vồng
+ Cách chơi: 2 trẻ 1cặp cầm tay nhau và đọc bài đồng dao lộn cầu vồng, vung tay sang 2 bên, đến câu cuối bài đồng dao trẻ đưa tay cao qua đầu 2 lưng chạm vào nhau.
- TC2: Rồng rắn lên mây
+ Cách chơi: 1Trẻ làm thầy thuốc các trẻ khác làm rồng rắn đi 1 vòng đến nhà thầy thuốc hỏi thầy thuốc có nhà hay không? Thầy thuốc trả lời có, con lên mấy, con lên 1, thuốc chẳng ngon,….. cứ như vậy cho đến con lên 10…
- Cho trẻ chơi. Trẻ chơi
- động viên khuyến khích trẻ chơi
* Chơi tự do:
- Cô cho trẻ quan sát đồ chơi ngoài trời và hỏi trẻ đây là gì? Trẻ trả lời
- Góc này có đồ chơi gì? Trẻ trả lời
- Khi chơi những đồ chơi này các con phải chơi ntn? Chơi nhẹ nhàng đoàn kết không sô đẩy nhau ạ
- Đúng rồi bây giờ bạn nào muốn chơi ở góc nào thì về góc đó để chơi đi nào? Trẻ về góc chơi
- Khi trẻ chơi cô quan sát theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ
* HĐ3: Kết thúc
- Cô tập trung trẻ cho trẻ đi rửa tay xếp hàng, đếm lại quân số và dắt trẻ về lớp.
III. Hoạt động chiều:
- Ôn củng cố hoạt động sáng. Rèn kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ
- Cho cả lớp ôn lại các chữ cái đã học
- Cho lần lượt trẻ lên đọc
- Động viên khuyến khích trẻ đọc
- Vui múa hát theo chủ đề.
- Chơi trò chơi dân gian.
- Nêu gương cuối ngày-kiểm tra vệ sinh-điểm danh-trả trẻ
* Nhận xét cuối ngày:
……………………………………………………………………………………
 
Dạy trẻ vận động
- Cô cho trẻ vỗ tay theo nhịp bài hát cùng cô
- Cô mời cả lớp đứng lên thực hiện 2-3 lần
- Tổ nhóm, cá nhân thực hiện.
- Cho cả lớp vận động lại
- Chú ý rèn kỹ năng vận động theo nhịp bài hát cho trẻ
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Thần Đồng,
Trả lời lần cuối từ
Thần Đồng,
Trả lời
2
Lượt xem
1,194

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top