GDÂN
DH: HẠT GẠO LÀNG TA (ST: Trần Viết Bình)
DH: HẠT GẠO LÀNG TA (ST: Trần Viết Bình)
NH: EM ĐI GIỮA BIỂN VÀNG.
TC: NGHE TIẾNG HÁT TÌM ĐỒ VẬT.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài hát, tác giả, hiểu nội dung bài hát. thuộc bài hát, biết hưởng ứng cùng cô trong hoạt động nghe hát.
- Kĩ năng: Rèn kỹ năng hát rõ lời đúng nhạc đúng giai điệu bài hát.
- Thái độ: Chú ý lắng nghe cô hát, có ý thức trong giờ học. Thể hiện niềm vui qua bài hát.
2. Chuẩn bị:
- Nhạc bài “ Hạt gạo làng ta", " Em đi giữa biển vàng".
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | DK hoạt động của trẻ |
1. HĐ1: Gây hứng thú: - Cho trẻ thăm quan mô hình cây lương thực - Cho trẻ đàm thoại về mô hình. 2. HĐ2: Dạy hát: “ Hạt gạo làng ta" * Cô hát mẫu. + Lần 1: Thể hiện tình cảm giới thiệu tác giả tác phẩm. + Lần 2: Kết hợp nhạc đệm. - Cô vừa hát bài gì? - Do ai sáng tác? - Trong bài hát tác giả muốn nói điều gì? - Sự vất vả đó được thể hiện trong câu hát nào? - Vậy để có cơm ăn các con phải làm gì? => GD: trẻ biết bảo vệ, biết ơn các bác nông dân. - Dạy trẻ hát: + Cho trẻ hát cùng cô 2 - 3 lần. + Tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát. Động viên khuyến khích trẻ, chú ý rèn kỹ năng hát rõ lời đúng giai điệu bài hát. * Nghe hát: “ Em đi giữa biển vàng” + Lần 1: Cô hát thể hiện tình cảm. + Lần 2: Cô hát kết hợp vận động minh họa theo lời bài hát. - Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? - Giai điệu bài hát ntn? + Lần 3: Mời trẻ hưởng ứng cùng cô. * Trò chơi : “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”. - Cách chơi: Cho 1 bạn cầm đồ vật đi xung quanh các bạn, cô bật nhạc có lời khi nào nhạc mở nhỏ thì bạn cầm đồ vật thả vào đằng sau 1 bạn. Bạn được thả đồ vật thì phải tinh để lấy được đồ vật bạn vừa thả. - Luật chơi: Nếu bạn chưa thả đồ vật mà bạn nào nhìn về phía sau thì bạn đó phạm luật phải nhảy lò cò. - Cho trẻ chơi. 3. HĐ3: Kết thúc. - Cho trẻ chơi trò chơi “gieo hạt” | - Trẻ đến thăm mô hình. - Đàm thoại về mô hình. - Trẻ nghe cô hát. - Bài hát hạt gạo làng ta. - Nhạc Trần Viết Bình, thơ Trần Đăng Khoa. - Nói lên sự vất vả nhọc nhằn của các bác nông dân khi làm ra hạt, lúa, hạt gạo. - Nắng, bão, mưa. - Bảo vệ, biết ơn các bác nông dân. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hát. - Tổ, nhóm, cá nhân hát. - Trẻ lắng nghe. - Em đi giữa biển vàng. - Giai điệu mượt mà. - Trẻ hưởng ứng cùng cô. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ thực hiện. |
- Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện với bác cấp dưỡng.
- Trò chơi vận động: Cây cao cỏ thấp.
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để đàm thoại với bác cấp dưỡng
+ Trẻ biết công việc và cách nấu 1 số món ăn từ cây lương thực
- Kỹ năng: Rèn khả năng chú ý. Kỹ năng nghe và nói
- Thái độ: Trẻ chơi đúng luật và hứng thú trong khi chơi, đoàn kết cùng bạn , giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. Mời bác cấp
dưỡng.
- Một số câu hỏi đàm thoại cùng trẻ.
3. Tổ chức hoạt động:
* HĐ1: Gây hứng thú:
- Cô nói rõ địa điểm mục đích của buổi đi dạo.
- Cho trẻ ăn mặc gọn gàng phù hợp với thời tiết đi giày dép cho trẻ.
- Cô cho trẻ xếp hàng đi ra sân, vừa đi vừa hát bài hát “Mời bạn ăn”. Trẻ hát
- Giáo dục trẻ đoàn kết, hứng thú học.
* HĐ2: Trò chuyện với bác cấp dưỡng.
- Hôm nay lớp mình có ai đên thăm? Bác cấp dưỡng
- Các con có muốn trò chuyện với bác không ? Có ạ
- Bác cấp dưỡng hàng ngày làm công việc gì? Nấu cơm cho chúng con ăn
- Ngoài cơm ra bác còn nấu gì? Canh, thịt...
- Bác nấu cơm NTN? Bác lấy gạo vo sạch sau đó cho nước vào bắc lên bếp và nấu
- Các món ăn khác trẻ và bác cấp dưỡng đàm thoại NT
- Để hàng ngày các con có cơm ăn là nhờ ai? Bác cấp dưỡng
- Vậy các con phải làm gì? Phải kính trọng và biết ơn bác cấp dưỡng
* Trò chơi vận động:
Trò chơi: Cây cao cỏ thấp.
- Cô nêu cách chơi luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi.
- Trò chơi tĩnh : Chi chi chành chành.
- Chơi theo sự hướng dẫn của cô.
* Chơi tự do: Cô có rất nhiều trò chơi nữa như góc này cô có đu quay bên kia có cầu trượt. Bây giờ ai thích chơi ở đồ chơi nào thì về nơi đó chơi.
- Khi trẻ chơi cô quan sát theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Trước khi về lớp cô tập trung trẻ cho trẻ đi rửa tay xếp hàng, đếm lại quân số và hướng dẫn trẻ về lớp
* HĐ3: Kết thúc.
- Cô cho trẻ tập chung, kiểm tra sĩ số.
- Cho trẻ đi vẹ sinh rửa chân tay và đi vào lớp.
III. Hoạt động chiều
- Cho trẻ ôn lại bài hát: Hạt gạo làng ta.
- Cho trẻ chơi các trò chơi dân gian.
- Chơi tự do ở các góc.
- Vệ sinh, điểm danh, trả trẻ.
* Nhận xét trẻ cuối ngày:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................