Âm nhạc
DH: HOA KẾT TRÁI.(ST: Thu Hà)
NH: Màu hoa. (Hồng Đăng)
TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
DH: HOA KẾT TRÁI.(ST: Thu Hà)
NH: Màu hoa. (Hồng Đăng)
TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức:Trẻ nhớ tên bài hát, biết tên tác giả, biết nội dung bài hát nói về điều gì, thuộc bài hát.
- Kỹ năng: Rèn trẻ hát đúng giai điệu của bài hát; Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua bài hát.
-Thái độ: Trẻ thể hiện được tình cảm của mình khi hát bài hát, trẻ thích hát. GD trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
2. Chuẩn bị:
- Máy tính.
- Đàn nhạc bài “Hoa kết trái” và bài “Màu hoa”, dụng cụ âm nhạc
- Câu hỏi đàm thoại.
- Đội hình: Trẻ ngồi trên ghế theo hình chữ U.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | DK hoạt động của trẻ |
1. HĐ1: Gây hứng thú: - Cho trẻ quan sát một số loại hoa trên máy tính và đàm thoại với trẻ về màu sắc của chúng. - Giới thiệu với trẻ tên bài hát và tên tác giả bài hát “Hoa kết trái” 2. HĐ2: Dạy hát: Hoa kết trái. *Cô hát mẫu: - Lần 1: Không nhạc - Lần 2: Kết hợp với nhạc - Đàm thoại về nội dung bài hát: + Cô vừa hát bài gì? + Bài hát do ai sáng tác? + Bài hát nói về nói điều gì? * Dạy trẻ hát: - Cả lớp hát. Cô chú ý sửa sai để trẻ hát chính xác giai điệu và lời của bài hát. - Tổ hát. - Nhóm bạn trai hát, bạn gái hát. - Cá nhân trẻ hát. =>GD: Các con phải biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loài hoa vì hoa mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống con người và rất yêu mọi người. *Nghe hát: “Màu hoa” - Cô giáo giới thiệu: Bây giờ cô sẽ hát tặng các con bài hát “Màu hoa” nhạc và lời của Hồng Đăng nhé! - Lần 1: Diễn cảm, rõ lời. - Cô giải thích nội dung bài hát: - Lần 2: Kèm theo điệu bộ minh họa. - Lần 3: Cô mở video cho trẻ nghe, vận động theo bài hát. * Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật. - Cách chơi: Cô mời 1 bạn lên đội mũ chóp kín, sau đó cô dấu 1 đồ vật vào bất kỳ bạn nào trong lớp. Cả lớp hát bài “Con chuồn chuồn”, bạn đội mũ chóp kín sẽ đi 1 vòng xung quanh lớp bạn đi đến nơi dấu đồ vật thì chúng mình hát to mà bạn đi xa nơi dấu đồ vật thì các con hát nhỏ để bạn đến tìm. - Luật chơi: Trong khi cô dấu đồ vật bạn không được mở mắt và trong vòng 1 phút bạn không tìm được đồ vật cô dấu thì bạn ấy sẽ phải nhảy lò cò. - Cho trẻ chơi 3- 4 lần. - Trẻ chơi cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ. 3.HĐ3: Kết thúc: - Cô cho trẻ đọc bài thơ “Hoa kết trái” và ra sân chơi | Trẻ quan sát và đàm thoại với cô. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Hoa kết trái. Thu Hà Vẻ đẹp của các loài hoa và kêu gọi các bạn nhỏ đừng hái hoa tươi vì hoa rất yêu mọi người. Trẻ hát theo cô. Tổ hát (3 lần) Nhóm hát (2 lần) Cá nhân (1- 2 lần). Trẻ chú ý lắng nghe Vâng ạ. Trẻ nghe. Trẻ nghe và quan sát. Trẻ lắng nghe. Trẻ vận động theo lời bài hát Trẻ chú ý lắng nghe Trẻ chơi. Trẻ đọc thơ. |
II. Hoạt động ngoài trời:
- Hoạt động có chủ đích: Xếp hoa bằng sỏi trên sân.
- Trò chơi vận động: Gieo hạt.
- Trò chơi tĩnh: Nu na nu nống.
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ được thoả mãn nhu cầu vui chơi ngoài trời; Biết dùng những viên sỏi để tạo thành bông hoa.
- Kỹ năng: Phát triển các kĩ năng vận động, phát triển thẩm mĩ.
- Thái độ: Trẻ chơi đoàn kết.
2. Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
- Sỏi để trẻ xếp hoa.
3. Tổ chức hoạt động:
* HĐ1: Gây hứng thú:
- Cô cho trẻ xếp hàng. kiểm tra sĩ số, quần áo của trẻ trước khi ra sân cho phù hợp với thời tiết trong ngày
- Cô dẫn trẻ ra sân chơi.
* HĐ2: Xếp hoa bằng sỏi:
+ Hãy nhìn xem cô đã chuẩn bị những gì cho hoạt động ngày hôm nay? (Sỏi ạ)
+ Theo các con cô cháu mình sẽ chơi gì với các đồ dùng này? (Trẻ trả lời)
- Giới thiệu hoạt động: Xếp hoa bằng sỏi.
- Cô quan sát và góp ý trong lúc trẻ hoạt động.
- Cô sẽ xếp mẫu cho trẻ quan sát: Cô dùng những viên sỏi xếp thành một hình tròn nhỏ để làm nhụy hoa, xếp xong nhụy hoa cô sẽ xếp lần lượt từng cánh hoa một.
- Cho trẻ khá lên xếp trước.
- Cho cả lớp được xếp hoa.
- Nhắc nhở trẻ không được dùng sỏi để ném nhau.
- Sauk hi trẻ xếp xong hỏi lại xem trẻ xếp được gì?
- Nhận xét các sản phẩm của trẻ.
* Trò chơi vận động: Gieo hạt:
- Cô giới thiệu với trẻ cách chơi.
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
* Trò chơi tĩnh: Nu na nu nống:
- Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi 4- 5 lần.
- Cô tập chung trẻ lại và nhận xét sau khi trẻ chơi.
* Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời:
- Cô giới thiệu các trò chơi bằng đồ chơi ở ngoài trời: Cầu trượt, đu quay... Trẻ lựa chọn và chơi.
- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ, cho trẻ chơi theo hàng.
* HĐ3:Kết thúc:
- Hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.
III. Hoạt động chiều:
- Hoạt động chính: Rèn kỹ năng hát đúng giai điệu bài hát “Hoa kết trái”
- Trò chơi dân gian: Kéo cưa lừa xẻ, nu na nu nống.
- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.
* Nhận xét trẻ cuối ngày:
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………….