I. Hoạt động học
THƠ: CÂY DỪA (Trần Đăng Khoa)
1. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.
- Kĩ năng:
+Trẻ đọc thơ rõ ràng mạch lạc, không nói ngọng nói lắp.
- Thái độ:
+ Hứng thú trong giờ học, yêu quý bảo vệ cây xanh.
2. Chuẩn bị:
- Hình ảnh bài thơ: Cây dừa.
- Cho trẻ ngồi hình chữ U.
Tổ chức hoạt động:
Hoạt dộng của cô | Hoạt động của trẻ |
1. HĐ1: Gây hứng thú. - Cô đọc câu đố: Cây gì thân cao - Là cây gì?Lá thưa răng lược Ai đem nước ngọt Đựng đầy quả xanh? Đúng rồi, có 1 bài thơ rất hay nói về cây dừa đó là bài thơ “Cây dừa” của Trần đăng Khoa chúng mình cùng lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé? 2. HĐ2: Thơ: Cây dừa * Cô đọc mẫu: - Lần 1: Cô đọc diễn cảm. - Lần 2: Đọc kết hợp với hình ảnh trên máy vi tính. * Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ. - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Của tác giả nào? - Con thấy bài thơ đó như thế nào? - Cây có màu gì? - Trên cây có gì? + Trích dẫn từ đầu đến…nằm trên cao. - Tàu dừa giống cái gì? - Nước dừa có vị gì? - Mùa hè đến cây dừa được nhà thơ miêu tả ntn? - Tiếng dừa trong bài thơ còn gọi gì nữa nhỉ? - Trích dẫn tiếp đoạn cuối. - Nhà thơ miêu tả tiếng dừa đã làm dịu đi cái nắng của buổi trưa hè. Tiếng dừa không chỉ gọi đàn gió đến mà còn thu hút cả đàn cò bay tới. * Dạy trẻ đọc thơ: - Cho cả lớp đọc từng câu theo sau cô 2 - 3 lần. - Cho cả lớp đọc lại bài một lần. - Lần lượt 3 tổ đọc. - 2 nhóm lên đọc. - Cá nhân đọc 3 - 4 trẻ. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Cả lớp đọc lại một lần cuối. * Trò chơi: Bé làm hoạ sĩ - Cô phát giấy bút cho trẻ vẽ và tô màu cây dừa - Cô bao quát giúp đỡ trẻ - Động viên khuyến khích trẻ thực hiện 3. Hoạt động 3: Kết thúc Cho trẻ hát bài “em yêu cây xanh” | Trẻ lắng nghe. Cây dừa. Vâng ạ. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe và quan sát. Bài thơ cây dừa ạ. Nhà thơ Trấn Đăng Khoa ạ Rất hay ạ. Màu xanh ạ. Có lá dừa ạ. Trẻ lắng nghe. Chiếc lược ạ. Ngọt và mát ạ. Làm dịu nắng của mùa hè ạ Gọi gió và gọi đàn cò bay đến ạ Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc từng câu. - Lớp đọc. - Tổ đọc. - Nhóm đọc. - Cá nhân đọc. Trẻ vẽ Trẻ hát |
HĐCCĐ: Nhặt lá sân trường
TCVĐ: Dung dăng dung dẻ, bịt mắt bắt dê.
Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời và đồ chơi mang theo
1.Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường biết công việc của các cô bác lao công từ đó hình thanh ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường không vứt rác bừa bãi.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, chơi trò chơi đúng luật.
- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
2. Chuẩn bị:
- Sân cho trẻ vui chơi, 1 số đồ dùng cô mang theo như bóng vòng phấn…
3.Tổ chức hoạt động:
1.HĐ1:Gây hứng thú
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng ra sân và hát bài “Cả nhà thương nhau”.
2. HĐ2: Nhặt lá sân trường
- Các con thấy không khí hôm nay như thế nào? Rất mát mẻ ạ.
- Các con có biết nhờ ai mà chúng mình mới có cảm giác thoải mái khi hít gió trời không? Bác bảo vệ ạ.
- Để có được không khí trong lành như vậy mỗi chúng ta ai cũng phải có ý thức giữ gìn vsmt.
- Các con nhìn xem trên sân trường mình có gì kia? Có lá ạ.
- Vậy các con có muốn nhặt lá để giữ vệ sinh môi trường không? Có ạ.
- Vậy cô mời các con chúng mình cùng đến nhặt lá để giữ cho môi trường của chúng ta luôn sạch sẽ nào? Vâng ạ
- Cô cho trẻ nhặt lá sân trường. trẻ nhặt
- Các con ạ những chiếc lá này chúng mình có thể làm được con vật gì nhỉ? Con nghé ọ ạ.
- Đúng dồi bây giờ cô mời các con về tổ của mình để chúng mình cùng làm con nghé ngọ nhé? Vâng ạ
- Cô hướng dẫn trẻ làm động viên khuyến khích trẻ.
- Giao dục trẻ nhặt lá bỏ đúng nơi qui định. Khi nhặt lá bàn tay của chúng mình rất giơ bẩn nên các con không được bôi lên quần áo như vậy xẽ làm bẩn quần áo đấy.
*TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
- Cách chơi: Cô cho trẻ đọc bài đồng dao “ Dung dăng dung dẻ” và đưa tay sang 2 bên theo nhịp câu thơ, đến câu cuối cùng ngồi thụp xuống đây trẻ ngồi xuống và làm động tác đi ngủ. cô nói trời sáng rồi, trẻ làm động tác gà gáy.
- Cho trẻ chơi 2,3 lần
*Chơi tự do:
- Cô giới thiệu đồ chơi ngoài trời “Cầu trượt, đu quay, bập bênh…”
- Cô cho trẻ về góc chơi mà trẻ thích.
- Cô nhắc trẻ chơi nhẹ nhàng đoàn kết không sô đẩy nhau.
- Cô bao quát trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ.
3.HĐ3: Kết thúc
- Tập trung trẻ cho trẻ đi vệ sinh vào lớp.
III.Hoạt động chiều:
- Củng cố lại giờ học buổi sáng.
- Biểu diễn văn nghệ các bài hát, bài thơ đã học.
- Đọc ca dao đồng dao.
- Chơi tự do các góc.
- Nêu gương cuối tuần, KTVS - Điểm danh- Trả trẻ.
*Nhận xét trẻ cuối ngày:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................