VĐCB
NÉM TRÚNG ĐÍCH NẰM NGANG.
NÉM TRÚNG ĐÍCH NẰM NGANG.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết ném trúng đích nằm ngang.
- Kĩ năng: Phát triển cơ tay. Rèn sự khéo léo, chú ý của trẻ
- Thái độ: Biết tham gia với các bạn hoạt động tích cực, thường xuyên tập thể dục.
2. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, thoáng mát …
- Đàn nhạc bài “Thể dục buổi sáng”
- Phấn, túi cát. Bóng.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | H DK hoạt động của trẻ |
1. HĐ1: Gây hứng thú - Khởi động: - Cô cho trẻ đi thay đổi các kiểu đi trên nền nhạc bài “Thể dục buổi sáng”. Sau đó xếp thành 2 hàng dọc. 2. HĐ2: Trọng động: * BTPTC: T-C-L-B. Tập 2 lần 8 nhịp. * Vận động cơ bản: Ném trúng đích nằm ngang. - Lần 1: Cô làm không giải thích. - Lần 2: Cô làm và giải thích: Cô vẽ 1 đường tròn làm đích và kẻ 1 vạch chuẩn cách cột đích 1,4- 1,6m. Trẻ đứng tư thế chân trước chân sau cầm túi cát nhỏ đưa ngang tầm mắt nhằm đích và ném vào đích. - Cô gọi 1-2 trẻ lên thực hiện mẫu và nói lại cách thực hiện. - Lần lượt trẻ tập vận động. - Cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ tập, sửa sai cho trẻ. - Củng cố: Cô hỏi trẻ tên vận động cơ bản - Gọi 1 - 2 lên tập củng cố vận động. *Trò chơi: Chuyền bóng qua đầu qua chân: - Cách chơi: Cô cho 2 đội đứng thành hàng dọc khi có hiệu lệnh “Chuyền bóng” bạn đầu tiền cầm bóng chuyền cho bạn phía sau ( người hơi ngả về phía sau) bạn tiếp theo nhận bóng và chuyền tiếp đến bạn cuối cùng, bạn cuối cùng nhận bóng và đặt vào rổ. - Luật chơi: Nếu đội nào làm rơi bóng thì đội đó thua cuộc. - Cô động viên khuyến khích trẻ chơi 3-4 lần. 3. HĐ3: Kết thúc: - Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng và chuyển hoạt động. | - Trẻ thực hiện. - Trẻ thực hiện. - Trẻ quan sát. - Trẻ quan sát và lắng nghe. - Trẻ tập. - Ném trúng đích nằm ngang. - Trẻ quan sát và lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện. - Trẻ thực hiện. |
- Hoạt động có chủ đích: Vẽ sản phẩm 1 số loại cây lương thực.
- Trò chơi vận động: Gieo hạt.
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Trẻ biết dùng phấn vẽ sản phẩm của cây lương thực.
+ Biết chơi trò chơi.
- Kỹ năng: Rèn khả năng chú ý, tưởng tượng.
- Thái độ: Trẻ chơi đúng luật và hứng thú trong khi chơi, đoàn kết cùng bạn,
giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
- Phấn cho trẻ vẽ.
- Một số câu hỏi đàm thoại cùng trẻ.
- Tranh vẽ của cô.
3. Tổ chức hoạt động:
* HĐ1: Gây hứng thú:
- Cho trẻ ăn mặc gọn gàng phù hợp với thời tiết.
- Cô cho trẻ xếp hàng đi ra sân.
- Giáo dục trẻ đoàn kết, hứng thú học.
* HĐ2: Vẽ sản phẩm của 1 số loại cây lương thực.
- Cô cho trẻ quan sát vật mẫu: củ khoai, bắp ngô, củ sắn...
+ Chúng mình cùng quan sát cô có gì đây? Củ khoai.
+ Củ khoai có hình dạng như thế nào? Có dạng hình tròn ạ.
+ Cô có gì nữa? Tranh vẽ củ khoai ạ.
+ Cô vẽ củ khoai này như thế nào? Trẻ trả lời.
- Cô nói lại cách vẽ.
+ Tương tự cô cho trẻ quan sáp tranh vẽ bắp ngô, củ sắn và đàm thoại với trẻ.
- Khoanh khu vực, chia phấn cho trẻ vẽ.
- Cô cùng chơi với trẻ hướng dẫn trẻ vẽ sao cho đúng và đẹp.
- Chú ý đến trẻ khi chơi và đảm bảo an toàn cho trẻ.
=> Cô giáo dục trẻ biết yêu quý biết ơn người nông dân.
* Trò chơi vận động:
- Trò chơi: Gieo hạt.
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi cho trẻ chơi.
+ Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi.
+ Chơi theo sự hướng dẫn của cô.
* Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời: Cô có rất nhiều trò chơi nữa như góc này
cô có bóng góc này cô có đu quay bên kia có cầu trượt. Bây giờ ai thích chơi ở
đồ chơi nào thì về nơi đó chơi.
- Khi trẻ chơi cô quan sát theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ.
* HĐ3: Kết thúc
- Trước khi về lớp cô tập trung trẻ cho trẻ đi rửa tay xếp hàng, đếm lại quân số và hướng dẫn trẻ về lớp.
III. Hoạt động chiều
- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề.
- Cho trẻ chơi các trò chơi dân gian.
- Chơi tự do ở các góc.
- Vệ sinh, điểm danh, phát phiếu bé ngoan, trả trẻ.
* Nhận xét trẻ cuối ngày.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................