Giáo án 4 tuổi CĐ giao thông - toán tách gộp trong phạm vi 5 + HĐNT

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Phát triển nhận thức:
GỘP TÁCH 2 NHÓM TRONG PHẠM VI 5
1. Mục tiêu:
- Kiến thức
+ Ôn nhóm số lượng là 4. Trẻ đếm được các nhóm đối tượng trong phạm vi 5
+Trẻ bết gộp tách 2 nhóm để thành nhóm 5
- Kỹ năng:
+ Rèn kỹ năng quan sát lắng nghe
+ Luyện kỹ năng gộp tách trong phạm vi 5
- Thái độ:
+ Trẻ hứng thúng tham gia vào các hoạt động
2. Chuẩn bị:
- Tranh Lô tô các PTGT : Xe máy, xe đạp, ô tô, xích lô.
- Các nhóm đồ vật có số lượng 4 để xung quanh lớp.
- Tranh ảnh, máy chiếu.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.HĐ1: Gây hứng thú + ôn tập:
- Ôn nhóm số lượng trong phạm vi 4
- Cô đọc câu đố
« Người chẳng chạy nhanh bằng tôi
Nhưng đứng không chống thì tôi ngã kềnh
Trước sau 2 bánh rành rành
Mỗi khi máy nổ, chạy nhanh cõng người »​
- Là xe gì ?
- Xe máy là PTGT đường nào ?
- Ngoài ra còn xe nào tham gia giao thông nữa?
- Khi tham gia giao thông gặp đèn đỏ thì phải thế nào?
- Các con nhìn xung quanh lớp tìm nhóm đồ vật có số lượng 4 và đếm
- Những phương tiện này được gọi là giao thông đường gì?
- Vậy khi tham gia giao thông chúng mình phải làm gì?
=> Đúng rồi đấy khi tham gia giao thông các con nhớ là phải tuân thủ luật lệ giao thông không thì sẽ xảy ra tai nạn đáng tiếc đấy các con nhớ chưa?
2. HĐ2: Nội dung chính: Dạy trẻ gộp tách 2 nhóm trong phạm vi 5.
* Gộp 1 và 4 đối tượng:
Tìm rổ tìm rổ”
- Trong rổ của các con có gì?
- Bây giờ cô con mình cùng xếp tất cả những chiếc xe máy, xe đạp ra nào?
- Các con hãy xếp những chiếc xe máy ra 1 bên và những chiếc xe đạp ra 1 bên nhé.
- Các con đếm xem có bao nhiêu cái xe máy?

- Chúng ta gắn thẻ số mấy?
- Có bao nhiêu chiếc xe đạp?

- Chúng ta gắn thẻ số mấy?
- Bây giờ muốn số xe máy và xe đạp có số lượng là 5 thì ta phải làm như thế nào?
- Đúng rồi đấy các con hãy gộp số xe máy và số xe đạp với nhau nào? các con hãy xếp những chiếc xe máy vào cùng hàng với xe đạp nào.Các con đếm xem cô có tất cả bao nhiêu chiếc xe?

- Chúng ta gắn thẻ số mấy?
- Như vậy khi cô gộp 1 chiếc xe máy và chiếc xe đạp thì cô được 5 chiếc xe đấy.
- Ngoài ra cô còn cách gộp nào nữa không?
- À đúng rồi cô còn cách gộp nữa đó là cách gộp 2 và 3 các con làm như cách ở trên nhé
=>Cô khái quát: Như vậy nhóm có số lượng là 1 gộp với nhóm có số lượng là 4 thì bằng 5 và nhóm có số lượng là 2 gộp với nhóm có số lượng là 3 thì bằng 5 đấy.
đấy
* Tách theo ý thích.
- Các con hãy lấy rổ đồ dùng của mình ra nào?
- Trong rổ có gì?
- Chúng mình cùng xếp tất cả những chiếc xe ra bảng thành hàng ngang từ trái qua phải nào?
- Cô cũng xếp những chiếc xe ô tô theo hàng ngang từ trái sang phải (xếp những chiếc xe ô tô trên màn hình).
- Các con hãy nhìn lên và đếm xe ô tô của cô.
- Các con chỉ tay và đếm số xe ô tô của mình.
- Chữ số mấy biểu thị cho nhóm có 5 xe ô tô?
- Các con chọn chữ số 5 biểu thị cho nhóm có 5 chiếc xe ô tô.
- Bây giờ lớp mình tách 5 chiếc xe ô tô này thành 2 nhóm theo ý thích.
nào chúng mình cùng giúp cô tách 5 xe xích lô thành 2 nhóm.
- Chúng mình đã tách xong chưa? Các con hãy nhặt chữ số đặt biểu thị cho mỗi nhóm
* Cô đi kiểm tra và hỏi cá nhân:
* Cách 1: 1- 4
- Hỏi cá nhân: Con tách như thế nào?
- Có bạn nào tách giống bạn A?
- 1 nhóm là 1 và 1 nhóm là 4 đấy và con đã đặt số mấy biểu thị cho nhóm có 4 xích lô.
- Cô cũng tách 5 xích lô thành 2 nhóm, nhóm này có mấy đây? (cô chỉ trên màn hình)
- Số mấy hiển thị cho một xe xích lô?
- Số mấy hiển thị cho 4 xe xích lô?
- Đúng rồi có bạn nào có cách tách khác không?
- Cô chốt lại: Khi tách 5 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ gồm có 2 cách tách:
Cách 1: 1- 4 hoặc 4 - 1
Cách 2: 2 – 3
- Và khi gộp 2 nhóm nhỏ này lại thì cho ta kết quả ban đầu là 5
* Luyện tập:
- Các con hãy nhìn xem xung quanh lớp mình có nhóm nào có số lượng là 02 gộp lại thành nhóm có số lượng là 05.
- Trẻ tìm và gộp.
* Trò chơi : “Ai nhanh ai đúng”
- Cách chơi: Cô có 3 bức tranh và các lô tô PTGT cô chia lớp mình thành 3 đội lên chơi nhiệm vụ của 3 đội là phải vượt qua các chướng ngại vật chạy lên gắn những PTGT sao cho nhóm PTGT được gắn trên mỗi bức tranh tương ứng với chữ số cô gắn ở trên mỗi bức tranh có số lượng là 5.
- Luật chơi: Thời gian cho 3 đội là 5 phút nếu đội nào gắn song trước nhất thì đội đó dành thắng cuộc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
3. HĐ3 Kết thúc:
- Cô cho trẻ vận động bài hát “Đường em đi” chuyển hoạt động.




- Trẻ lắng nghe.


- Xe máy ạ
- Đường bộ ạ

- Trẻ kể

- Dừng lại ạ

- Trẻ tìm và đếm


- Đường bộ ạ
- Thực hiện đúng luật lệ giao thông.


- Vâng ạ.



- Rổ đây, rổ đây.
- Có xe máy, xe đạp và thẻ số..

- Trẻ xếp.
- Trẻ làm theo cô.
- Trẻ đếm 1 tất cả có 1 chiếc xe máy.
- Số 1
- Trẻ đếm 1…4 tất cả có 4 chiếc xe đạp.
- Số 4

- Trẻ trả lời



- Trẻ xếp
- Trẻ đếm 1...5 tất cả có 5 chiếc xe ạ
- Số 5


- 2 và 3 ạ

- Vâng ạ


Trẻ chú ý lắng nghe.





- Có xe ô tô và xích lô thẻ số..


Trẻ xếp



- Trẻ đếm








- Rồi ạ



- Trẻ trả lời





- Chữ số 1 ạ
- Chữ số 4



- Trẻ chú ý lắng nghe






- Một trẻ lên tìm.









- Trẻ lắng nghe.



- Trẻ chơi.




- Trẻ hát vận động.

II. Hoạt động ngoài trời:

- Hoạt động có chủ đích: Quan sát phương tiện giao thông khác nhau.
- Chơi vận động: Tiếp sức.
- TC tĩnh: Tập tầm vông.
- Chơi tự do.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết một số loại xe và đặc điểm cấu tạo hình dạng ích lợi của xe.
- Kỹ năng: Trẻ chơi trò chơi đúng luật.
+ Rèn cho trẻ phản ứng nhanh nhẹn, rèn ý thức kỷ luật cho trẻ.
- Thái độ: Giáo dục trẻ ý thức về an toàn giao thông.
2. Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
- Đồ dùng đồ chơi có sẵn và đồ chơi mang theo, bóng nhựa…
- Xe đạp, xe máy thật
- Câu hỏi đàm thoại.
3. Tổ chức hoạt động:
* HĐ1: Gây hứng thú

- Cô cho trẻ xếp hàng.
- Cô kiểm tra sĩ số, quần áo của trẻ trước khi ra sân cho phù hợp với thời tiết
trong ngày.
- Cô dẫn trẻ ra sân chơi.
- Cho trẻ xếp thành hình chữ U.
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề.
* HĐ2: Quan sát xe đạp, đoàn tàu:
- Quan sát và trò chuyện về xe đạp.
- Cô cho trẻ hát bài “Bác đưa thư vui tính”
- Bài hát đó nói về ai? (Bác đưa thư)
- Bác đưa thư đi làm bằng phương tiện giao thông gì? (Xe đạp ạ)
- À đúng rồi đấy!
- Hôm nay cô cho các con quan sát xe đạp nhé! (Vâng ạ)
* Quan sát xe đạp:
- Xe đạp là phương tiện giao thông đường gì? (PTGT đường bộ ạ)
- Xe đạp có đặc điểm gì?
- Phần đầu xe gồm có gì? (Tay lái, giỏ xe ạ)
- Có tác dụng để làm gì? (Lái xe ạ)
- Phần thân xe gồm có gì? (Yên xe)
- Có tác dụng gì? (Ngồi lái xe)
- Phần đuôi xe gồm có gì? để làmgì?
- Bánh xe có dạng hình gì? (Hình tròn)
- Xe đạp có bao nhiêu bánh xe? (Có 2 bánh xe)
- Xe đạp là phương tiện giao thông đường gì? (Đường bộ)
- Xe đạp muốn chạy được cần phải có người điều khiển. Vậy người điều khiển xe đạp phải làm gì như thế nào? (Đi cẩn thận)
- Các con khi ngồi trên xe đạp phải ngồi như thế nào? (Ngay ngắn không quay ngang quay ngửa)
- Xe đạp kêu như thế nào? (Kính coong)
Các con thử làm chú lái xe đạp nào? (Trẻ làm)
*Quan sát đoàn tàu
- Các con nhìn xem cô có gì đây? (Đoàn tàu ạ)
- Đoàn tàu này có đặc điểm gì?
- Cô mời 2-3 trẻ trả lời
- Tàu có những gì? (Có toa tàu)
- Toa đầu để cho ai? ( cho người lái tàu ạ)
- Còn những toa tiếp theo ( cho hành khách ạ)
- Cô con mình cung đếm xem chiếc tàu này có mấy toa nhé!( trẻ đếm)
- Ngoài những toa tàu ra còn có gì nữa?(bánh xe ạ)
- Các con thấy tàu có nhiều bánh không?( có ạ)
- Tàu có gì nữa ( Có ống khói ạ)
- Tàu chạy trên đường gì ? ( Đường sắt ạ)
- Khi tàu chạy kêu như thế nào? ( Xịch xịch xịch ạ)
- Còi tàu kêu như thế nào? ( Tu tu tu ạ)
- Bạn nào có thể bắt chước tiếng kêu và tiếng còi tàu xem nào?
- Cô thấy lớp mình rất là giỏi đấy cô khen các con.
*Giáo dục:Các con ạ con tàu rất giúp ích cho chúng ta đấy,nó vận chuyển hàng hóa và chở chúng ta đi khắp mọi nơi đấy!
- Khi các con ngồi trên phương tiện này các con nhớ phải ngồi ngay ngắn không thò đầu ra ngoài cửa sổ nhớ chưa? ( Vâng ạ)
*Trò chơi vận động : Tiếp sức:
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội đều nhau đứng sát vạch xuất phát . Khi có hiệu lệnh bắt đầu bạn đứng đầu hàng chạy lên chọn một tranh lô tô phương tiện giao thông theo yêu cầu của cô gắn vào bẳng cài , sau đó chạy về chạm tay thì bạn tiếp theo chạy lên chọn 1 tranh lô tô
* Trò chơi tĩnh: Tập tầm vông:
- Cách chơi: Các con chon 2 người ngồi đối mặt nhau, mỗi người tay cầm 1 vật gì đó nhỏ để trong lòng bàn tay, cùng đọc bài đồng dao đồng thời 2 lòng bàn tay nắm lại và quay tròn trước mặt, hết một câu lại quay tay ngược lại, cho đến câu “Tay nào có tay nào không” thì dừng tay lại cho bạn chơi của mình đoán xem tay nào có vật tay nào không.
- Luật chơi : Bạn nào đoán sai bạn ấy sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng.
*Chơi tự do:
- Cô giới thiệu các trò chơi bằng đồ chơi ở ngoài trời và đồ chơi cô mang theo. Trẻ lựa chọn và chơi.
- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ.
3. HĐ3: Kết thúc: Gần hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.
III. Hoạt động chiều.
- Hoạt động chính: Học vở chủ đề
- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.
IV. Nhận xét cuối ngày.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................
 

Đính kèm

  • CĐ giao thông - toán tách gộp trong phạm vi 5.docx
    22.1 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top