Giáo án 4 tuổi CĐ thực vật - Quan sát nhận biết cây lương thực

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
KPKH

QUAN SÁT, NHẬN XÉT, PHÂN BIỆT 1 SỐ LOẠI CÂY LƯƠNG THỰC THÂN ĐỨNG, THÂN BÒ, MÔI TRƯỜNG SỐNG.

1. Mục tiêu:

-
Kiến thức:

+ Trẻ nhận biết, phân biệt 1 số đặc điểm nổi bật của cây lương thực thân đứng, thân bò

+ So sánh sự giống và khác nhau giữa thân đứng và thân bò.

- Kỹ năng:

+ Rèn kỹ năng quan sát biết đưa ra ý kiến nhận xét của mình. + Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

+ Rèn khả năng ghi nhỡ có chủ định, phát triển óc quan sát cho trẻ.

- Thái độ :

+ Trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây và biết ơn người làm ra lúa gạo.

2. Chuẩn bị:

- Đàn nhạc bài hát “Hạt gạo làng ta”

- Cô chuẩn bị cây ngô, lúa, cây khoai.

- Mỗi trẻ 1 rổ có lô tô cây ngô, lúa, cây khoai.

- Hình ảnh các cây lương thực.

3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô
DK hoạt động của trẻ.
1. HĐ1: Gây hứng thú:
- Cô cho trẻ hát bài “ Hạt gạo làng ta” và trò chuyện về bài hát.
2. HĐ2: Quan sáp, nhận xét, phân biệt 1 số cây lương thực thân đứng, thân bò, môi trường sống.
* Cho trẻ quan sát cây lúa:

- Cô có cây gì đây?
- Các con quan sát xem cây lúa có gì?
- Thân, lá, bông, rễ có màu gì?

- Hình dáng thân lúa NTN?
- Bông lúa NTN?
- Hạt lúa ra sao?
- Muốn có gạo ăn phải làm gì?
- Hạt gạo có tác dụng gì?

* Cho trẻ quan sát cây ngô, khoai lang (nhận xét tương tự như trên)
- Muốn có gạo, ngô, khoai ăn các con phải làm gì?

- Vậy lúa, ngô, khoai thuộc nhóm chất nào?
- So sánh: Cây lúa và cây khoai lang
+ Giống nhau:


+ Khác nhau:

+ Vậy hôm nay cô cho các con quan sát những cây lương thực nào?
- Thuộc loại thân gì?

* Trò chơi.
-
TC 1: Bé làm bác nông dân.
+ Cách chơi: Cô cho trẻ làm động tác của các bác nông dân cuốc đất đập đất gieo hạt, trồng cây, gặt lúa, bẻ ngô, đào khoai.
+ Cho trẻ chơi 3-4 lần.
+ Động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Trò chơi 2: Gắn sản phẩm vào các cây lương thực.
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội các bạn sẽ lần lượt bật qua các vòng và lên bàn tìm những lô tô có sản phẩm của các cây lương thực gắn vào các cây lương thực trên bảng, sản phẩm nào thì gắn vào cây lương thực đó. Đội nào gắn được nhiều đội đó chiến thắng.
+ Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc đội. Đội nào gắn được nhiều đội đó chiến thắng.
- Cho trẻ chơi.
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả 2 đội.
3. HĐ3: Kết thúc
- Cho trẻ cùng nhau hát bài “Hạt gạo làng ta” chuyển hoạt động.


- Trẻ hát.




- Cây lúa.
- Có thân, lá, có bông, có rễ.
- Thân, lá có màu xanh, bông màu vàng, rễ màu nâu.
- Thẳng đứng.
- Bông dài có nhiều hạt.
- Hạt lúa nhỏ.
- Sát gạo.
- Là thức ăn nuôi sống con người.



- Phải chăm sóc bảo vệ và biết ơn các bác nông dân.

- Nhóm cung cấp chất tinh bột.

- 2 cây đều là nhóm thực phẩm cung cấp thức ăn cho con người, do bác nông dân làm ra.
- Cây lúa thân đứng có bông nhiều hạt.

- Cây khoai lang thân bò có củ.
- Cây lúa, ngô, khoai lang.
Thân đứng, thân bò.


- Trẻ lắng nghe.


- Trẻ chơi.



- Trẻ lắng nghe.






- Trẻ chơi trò chơi.




- Trẻ hát.
II. Hoạt vui chơi ngoài trời:

- Hoạt động có chủ đích: Vẽ sản phẩm 1 số loại cây lương thực.

- Trò chơi vận động: Gieo hạt.

- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.

1. Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Trẻ biết dùng phấn vẽ sản phẩm của cây lương thực.

+ Biết chơi trò chơi.

- Kỹ năng: Rèn khả năng chú ý, tưởng tượng.

- Thái độ: Trẻ chơi đúng luật và hứng thú trong khi chơi, đoàn kết cùng bạn,

giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

2. Chuẩn bị:

- Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ.

- Phấn cho trẻ vẽ.

- Một số câu hỏi đàm thoại cùng trẻ.

- Tranh vẽ của cô.

3. Tổ chức hoạt động:

* HĐ1: Gây hứng thú:

- Cho trẻ ăn mặc gọn gàng phù hợp với thời tiết.

- Cô cho trẻ xếp hàng đi ra sân.

- Giáo dục trẻ đoàn kết, hứng thú học.

* HĐ2: Vẽ sản phẩm của 1 số loại cây lương thực.

- Cô cho trẻ quan sát vật mẫu: củ khoai, bắp ngô, củ sắn...

+ Chúng mình cùng quan sát cô có gì đây? Củ khoai.

+ Củ khoai có hình dạng như thế nào? Có dạng hình tròn ạ.

+ Cô có gì nữa? Tranh vẽ củ khoai ạ.

+ Cô vẽ củ khoai này như thế nào? Trẻ trả lời.

- Cô nói lại cách vẽ.

+ Tương tự cô cho trẻ quan sáp tranh vẽ bắp ngô, củ sắn và đàm thoại với trẻ.

- Khoanh khu vực, chia phấn cho trẻ vẽ.

- Cô cùng chơi với trẻ hướng dẫn trẻ vẽ sao cho đúng và đẹp.

- Chú ý đến trẻ khi chơi và đảm bảo an toàn cho trẻ.

=> Cô giáo dục trẻ biết yêu quý biết ơn người nông dân.

* Trò chơi vận động:

- Trò chơi: Gieo hạt.

- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi cho trẻ chơi.

+ Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi.

+ Chơi theo sự hướng dẫn của cô.

* Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời: Cô có rất nhiều trò chơi nữa như góc này

cô có bóng góc này cô có đu quay bên kia có cầu trượt. Bây giờ ai thích chơi ở

đồ chơi nào thì về nơi đó chơi.

- Khi trẻ chơi cô quan sát theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ.

* HĐ3: Kết thúc

- Trước khi về lớp cô tập trung trẻ cho trẻ đi rửa tay xếp hàng, đếm lại quân số và hướng dẫn trẻ về lớp.

III. Hoạt động chiều:

- Chon trẻ làm quen với bà hát mới: “Hạt gạo làng ta”

- Đọc đồng dao, ca dao, chơi các trò chơi dân gian.

- Chơi tự do ở các góc.

- KTVS - Trả trẻ.

* Nhận xét trẻ cuối ngày:

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 

Đính kèm

  • CĐ thực vật - quan sát nhận biết cây lương thực + HĐNT.docx
    16.3 KB · Lượt xem: 0

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Hoạt vui chơi ngoài trời:

- Hoạt động có chủ đích: Vẽ sản phẩm 1 số loại cây lương thực.

- Trò chơi vận động: Gieo hạt.

- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.

1. Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Trẻ biết dùng phấn vẽ sản phẩm của cây lương thực.

+ Biết chơi trò chơi.

- Kỹ năng: Rèn khả năng chú ý, tưởng tượng.

- Thái độ: Trẻ chơi đúng luật và hứng thú trong khi chơi, đoàn kết cùng bạn,

giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

2. Chuẩn bị:

- Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ.

- Phấn cho trẻ vẽ.

- Một số câu hỏi đàm thoại cùng trẻ.

- Tranh vẽ của cô.

3. Tổ chức hoạt động:

* HĐ1: Gây hứng thú:

- Cho trẻ ăn mặc gọn gàng phù hợp với thời tiết.

- Cô cho trẻ xếp hàng đi ra sân.

- Giáo dục trẻ đoàn kết, hứng thú học.

* HĐ2: Vẽ sản phẩm của 1 số loại cây lương thực.

- Cô cho trẻ quan sát vật mẫu: củ khoai, bắp ngô, củ sắn...

+ Chúng mình cùng quan sát cô có gì đây? Củ khoai.

+ Củ khoai có hình dạng như thế nào? Có dạng hình tròn ạ.

+ Cô có gì nữa? Tranh vẽ củ khoai ạ.

+ Cô vẽ củ khoai này như thế nào? Trẻ trả lời.

- Cô nói lại cách vẽ.

+ Tương tự cô cho trẻ quan sáp tranh vẽ bắp ngô, củ sắn và đàm thoại với trẻ.

- Khoanh khu vực, chia phấn cho trẻ vẽ.

- Cô cùng chơi với trẻ hướng dẫn trẻ vẽ sao cho đúng và đẹp.

- Chú ý đến trẻ khi chơi và đảm bảo an toàn cho trẻ.

=> Cô giáo dục trẻ biết yêu quý biết ơn người nông dân.

* Trò chơi vận động:

- Trò chơi: Gieo hạt.

- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi cho trẻ chơi.

+ Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi.

+ Chơi theo sự hướng dẫn của cô.

* Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời: Cô có rất nhiều trò chơi nữa như góc này

cô có bóng góc này cô có đu quay bên kia có cầu trượt. Bây giờ ai thích chơi ở

đồ chơi nào thì về nơi đó chơi.

- Khi trẻ chơi cô quan sát theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ.

* HĐ3: Kết thúc

- Trước khi về lớp cô tập trung trẻ cho trẻ đi rửa tay xếp hàng, đếm lại quân số và hướng dẫn trẻ về lớp.

III. Hoạt động chiều:

- Chon trẻ làm quen với bà hát mới: “Hạt gạo làng ta”

- Đọc đồng dao, ca dao, chơi các trò chơi dân gian.

- Chơi tự do ở các góc.

- KTVS - Trả trẻ.

* Nhận xét trẻ cuối ngày:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top