Giáo án 4 tuổi - Đàm thoại về nhu cầu gia đình + HĐNT

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
I. Hoạt động học:

Khám phá xã hội.

THẢO LUẬN VÀ ĐÀM THOẠI VỀ

NHU CẦU ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH.

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, chất liệu, cách sử dụng của 1 số đồ dùng trong gia đình. Biết nhận xét được những đặc điểm, đặc trưng của những loại đồ dùng, hình dáng, chất liệu, công dụng.

- Kỹ năng: Trẻ biết so sánh sự giống và khác nhau rõ rệt giữa 2 đồ dùng. Rèn luyện giác quan và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Thái độ: Trẻ biết giữ gỉn và bảo quản đồ dùng sạch sẽ và gọn gàng.

2. Chuẩn bị:

- Đồ dùng của cô: Bát, đĩa, phích.

- Siêu thị có bày đồ dùng gia đình.

- Câu hỏi đàm thoại.

3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. HĐ1. Gây hứng thú:
- Cô cho trẻ trò chuyện về các đồ dùng có trong gia đình.
- Dẫn dắt trẻ vào bài.
2. HĐ2. Thảo luận và đàm thoại về nhu cầu đồ dùng trong gia đình.
* Cái bát: Cô cho trẻ quan sát cái bát và hỏi trẻ.
- Cái bát này có đặc điểm gì?



- Các con biết cái bát làm bằng chất liệu gì?
- Bát dùng để làm gì nhỉ?
=> Cô chốt: Đây là cái bát làm bằng sứ. Ngoài ra còn có những cái bát làm bằng thủy tinh và nhựa nữa, đó là những đồ dùng trong gia đình mà hàng ngày các con thường sử dụng đấy. Bát làm bằng chất liệu sứ và thủy tinh rất dễ vỡ nên khi sử dụng các con phải cẩn thận nhé.
* Cái đĩa: Cô cho một trẻ lên mua hàng (mua đĩa)
- Con mua được cái gì?
- Cái đĩa này có đặc điểm gì?


- Cái đĩa này làm bằng chất liệu gì?
- Cô cũng có một cái đĩa nhưng cái đĩa này của cô được làm bằng chất liệu khác các con có biết đó là chất liệu gì không? (Cô giơ đĩa lên cho trẻ quan sát)
- Ngoài đĩa bằng sứ , bằng nhựa ra đĩa còn được làm bằng chất liệu gì nữa?
- Đĩa dùng để làm gì?
=> Cô chốt: Các con ạ, đĩa là một đồ dùng để đựng thức ăn. Đĩa làm bằng sứ và thủy tinh rất rễ vỡ, do đó phải dùng nhẹ nhàng và khi dùng song phải cất vào đúng nơi quy định.
* Cái phích.
- Cô đọc câu đố:
“Cái gì vỏ sắt
Ruột chứa nước sôi
Mọi người dùng tôi
Giữ cho nước nóng”
- Đó là cái gì?
- Cô cho trẻ quan sát cái phích.
- Cái phích có đặc điểm gì?


- Hình dáng phích như thế nào?
- Phích dùng để làm gì ?
=> Cô chốt: Cái phích nước cũng là đồ dùng trong gia đình. Tác dụng của phích là giữ cho nước đun sôi nóng lâu hơn đấy. Phích cũng rất dễ vỡ mà bên trong chứa nước nóng nên khi cần chúng mình không được tự ý lấy phích để rót nước mà phải nhờ người lớn giúp nhé.
- Các con vừa được quan sát cái bát, phích và đĩa.Ngoài ra con nào có thể kể trong ra đình các con còn có gì nữa không ?
* So sánh cái đĩa và cái bát:
- Giống nhau:

- Khác nhau:

=>GD: Trẻ biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng trong gia đình.
* Trò chơi:
+ Trò chơi 1: Thi xem ai nhanh.
- Cách chơi: Cô nói công dụng, trẻ nói tên đồ vật và ngược lại.
- Luật chơi: Bạn nào nói sai thì phải trả lời lại
- Trẻ chơi 2-3 lần.
+ Trò chơi 2: Đi siêu thị.
- Cách chơi: Cô chia trẻ làm 3 đội, phía trên cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng (Đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng để nấu), đội
Đội 1 mua đồ dùng để ăn, đội 2 mua đồ dùng để uống, đội 3 mua đồ dùng để nấu. Trong thời gian là 1 phút, lần lượt từng bạn của mỗi đội sẽ đi mua.
- Luật chơi: Khi bạn mua về bỏ đồ vào rổ thì bạn tiếp theo mới được đi mua. Hết giờ đội nào mua được nhiều là đội thắng cuộc.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô khuyến khích động viên trẻ.
3. HĐ3: Kết thúc.
Cô cho trẻ hát bài “Nhà của tôi” và chuyển hđ



Trẻ trả lời.




Cái bát màu trắng.
Trên cái bát có in hình những bông hoa.
Miệng bát hình tròn.
Bằng sứ.
Để đựng cơm.

Trẻ chú ý lắng nghe.




1-2 trẻ đi mua hàng.
Con mua được cái đĩa ạ.

Con mua được cái đĩa ạ.
Cái đĩa màu trắng.
Cái đĩa hình tròn.
Trên đĩa có in hình con cá.
Làm bằng nhựa ạ
Làm bằng sứ ạ.



Bằng thủy tinh.

Dùng để đựng thức ăn.
Trẻ chú ý lắng nghe.





Trẻ chú ý lắng nghe.



Cái phích ạ.
Trẻ quan sát.
Cái phích màu đỏ.
Trên phích có in hình một cành hoa.
Trẻ trả lời theo ý hiểu.
Để đựng nước nóng ạ.
Trẻ lắng nghe.






Trẻ kể.



Cái bát và cái đĩa đều có hình tròn.
Cái bát dùng để ăn cơm, cái đĩa dùng để đựng thức ăn.
Trẻ lắng nghe.



Trẻ chú ý lắng nghe.


Trẻ chơi.

Trẻ chú ý lắng nghe.


Trẻ chơi.






Trẻ chơi


Trẻ hát và chuyển hđ.


II. Hoạt động vui chơi ngoài trời:


- Hoạt động có chủ đích: Nhặt lá vàng rơi

- Trò chơi vận động: Người làm vườn.

- Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành.

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Trẻ biết nhặt lá vàng rơi, biết chơi trò chơi.

- Kỹ năng: Rèn luyện khả năng vận động, phản ứng nhanh nhẹn, rèn ý thức kỷ luật cho trẻ.

- Thái độ: Trẻ đoàn kết vui vẻ.

2. Chuẩn bị:

- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.

- Tranh lô tô về đồ dùng để chơi trò chơi vận động.

3. Tổ chức hoạt động:

* HĐ1: Gây hứng thú:


- Cho trẻ xếp thành 2 hàng.

- Cô cho trẻ hát bài hát : “Cả nhà thương nhau” và đi theo hàng ra sân.

- Cho trẻ ngồi thoải mái.

* HĐ2: Nhặt lá vàng rơi.

- Các con quan sát xem trong sân trường mình có những loại cây nào? (Cây bàng, cây phượng, cây sấu…)

- Những cây này trồng để làm gì? (Để sân trường mát mẻ)

- Khi lá của những cây đó già đi thì điều gì sẽ xảy ra nhỉ? (Lá sẽ rụng xuống) (Cô có thể nhặt một số lá vàng đã rụng cho trẻ quan sát).

- Khi lá rụng sẽ làm cho sân trường mình bị bẩn. Muốn sân trường được sạch sẽ các con phải làm gì? (Nhặt những chiếc lá rụng bỏ vào sọt giác)

- Cô cho trẻ nhặt lá

- Khi nhặt xong cô cho trẻ đi rửa tay.

* Trò chơi:

+ Trò chơi động: Người làm vườn.

- Cách chơi: Cô chia trẻ làm 3 tổ, tổ 1 sẽ nhạt cỏ ở gốc cây sấu, tổ 2 nhặt cỏ ở gốc cây phượng, tổ 3 nhặt cỏ ở gốc cây bằng lăng. Tổ nào nhặt sạch và xong trước là tổ thằng cuộc.

- Luật chơi: Nếu tổ nào nhặt không sạch và chậm sẽ là tổ thua cuộc.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi.

+ Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành.

- Cho trẻ chơi 3-4 lần.

+ Chơi tự do:

- Cô giới thiệu các trò chơi bằng đồ chơi ở ngoài trời và đồ chơi cô mang theo. Trẻ lựa chọn và chơi.

- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ.

* HĐ3: Kết thúc.

-Hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.

III. Hoạt động chiều:

- Làm quen với bài vận động “Cháu yêu bà”.

- Chơi các trò chơi dân gian: Nu na nu nống, chi chi chành chành…

- Trẻ chơi ở các góc.

- Cô nhận xét chung – kiểm tra vệ sinh – điểm danh và trả trẻ.

* Nhận xét cuối ngày:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………​



 

Đính kèm

  • đàm thoại về nhu cầu gia đình + HĐngoài trời.docx
    16.5 KB · Lượt xem: 0

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Khám phá xã hội.

THẢO LUẬN VÀ ĐÀM THOẠI VỀ

NHU CẦU ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH.

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, chất liệu, cách sử dụng của 1 số đồ dùng trong gia đình. Biết nhận xét được những đặc điểm, đặc trưng của những loại đồ dùng, hình dáng, chất liệu, công dụng.

- Kỹ năng: Trẻ biết so sánh sự giống và khác nhau rõ rệt giữa 2 đồ dùng. Rèn luyện giác quan và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Thái độ: Trẻ biết giữ gỉn và bảo quản đồ dùng sạch sẽ và gọn gàng.
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top