Âm nhạc:
DVĐ (MÚA MINH HỌA): MÚA CHO MẸ XEM. (Xuân Giao)
NH: Cho con. (Phạm Trọng Cầu)
TC: Nghe thấu đoán tài.
DVĐ (MÚA MINH HỌA): MÚA CHO MẸ XEM. (Xuân Giao)
NH: Cho con. (Phạm Trọng Cầu)
TC: Nghe thấu đoán tài.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết múa minh họa bài hát “Múa cho mẹ xem”. Biết nội dung bài hát “Cho con” nói về điều gì.
- Kỹ năng: Rèn kĩ năng múa đúng các động tác theo lời bài hát.
- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, giáo dục trẻ biết thể hiện tình cảm của bản thân đối với những người thân trong gia đình.
2.Chuẩn bị:
- Nhạc bài hát: “Múa cho mẹ xem, Cho con”.
- Câu hỏi đàm thoại.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | DK Hoạt động của trẻ |
1. HĐ1. Gây hứng thú: - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề Gia đình. - Cô dẫn dắt giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. | Trẻ trò chuyện. Trẻ chú ý lắng nghe. |
2. HĐ2: NDC: Dạy vận động (Múa minh họa): Múa cho mẹ xem. * Ôn: - Cô cho trẻ hát lại bài hát 2-3 lần. * Cô vận động mẫu: - Lần 1: Cô vận động không giải thích. - Lần 2: Cô vận động kết hợp giải thích: + Câu 1: Đôi bàn tay của em đây: Đưa 2 tay ra phía trước ngực úp lòng bàn tay xuống và sau đó ngửa long bàn tay lên. + Câu 2: Em múa cho mẹ xem: Đưa 2 tay lần lượt sang phải, sang trái và uốn cổ tay. + Câu 3: Đôi bàn tay của em đây: Đưa 2 tay ra phía trước ngực úp lòng bàn tay xuống và sau đó ngửa long bàn tay lên. + Câu 4: Như 2 con bướm xinh xinh: 2 tay dang ra làm cánh bướm. + Câu 5: Khi em…bay múa: Hai tay uốn cong phía trên đầu và lần lượt nghiêng sang phải, nghiêng sang trái. + Câu 6: Khi em đưa tay xuống: 2 tay bắt chéo trước ngực. + Câu 7: Là con bướm đậu trên cành hồng: Dang 2 tay làm cánh bướm và lắc nhẹ cổ tay. | Trẻ ôn lại bài hát. Trẻ lắng nghe và quan sát. Trẻ lắng nghe và quan sát. |
* Dạy trẻ vận động: - Dạy trẻ vận động theo các hình thức: + Dạy từng câu 1. + Cả lớp vận động theo cô. + Từng tổ vận động. + Nhóm vận động. + Cá nhân vận động. - Cô chú ý sửa lỗi sai để trẻ vận động chính xác theo giai điệu và lời bài hát. * GD: Trong gia đình, mẹ là người luôn quan tâm chăm sóc cho chúng mình. Vì vậy để thể hiện tình cảm với mẹ các con hãy dành cho mẹ những tiếng hát, những điệu múa thật là hay nhé. | Trẻ vận động từng câu một. Cả lớp vận động 3 lần. Tổ vận động 3 lần. Nhóm vận động 2 lần. Cá nhân vận động 3-4 lần. Trẻ chú ý lắng nghe. Trẻ lắng nghe. |
* Nghe hát: “Cho con” - Cô giới thiệu tên bài hát và tác giả bài hát “Cho con”. - Lần 1: Cô hát diễn cảm, rõ lời. - Lần 2: Kèm theo điệu bộ minh họa. - Lần 3: Cô mở đĩa cát sét cho trẻ nghe bài hát và hưởng ứng cùng cô. *Trò chơi: Nghe thấu đoán tài. - Cách chơi: Cô mời 1 bạn lên đội mũ chóp kín, sau đó cô sẽ chỉ định bất kỳ 1, 2, 3 bạn trong lớp đứng lên hát, nhiệm vụ của bạn chơi sẽ phải đoán xem bạn vừa hát là bạn nào? - Luật chơi: Bạn đứng lên hát mà bị đoán đúng sẽ phải lên đội mũ chóp kín thay bạn đoán tiếp nếu bạn ko đoán đúng bạn vừa hát là ai thì bạn đó tiếp tục lượt chơi tiếp theo. - Cho trẻ chơi 4- 5 lần. - Trẻ chơi cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ. | Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe và quan sát. Trẻ hưởng ứng cùng cô. Trẻ chú ý lắng nghe. Trẻ chơi trò chơi. |
3. HĐ3: Kết thúc. - Cô cho trẻ hát bài: “Nhà của tôi” và ra sân chơi. | Trẻ hát và ra sân chơi. |
II. Hoạt động vui chơi ngoài trời:
- Hoạt động có chủ đích: Quan sát cây đa.
- Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng.
- Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết một số đặc điểm cơ bản của cây đa.
- Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, trả lời câu hỏi, rèn ý thức kỷ luật cho trẻ.
- Thái độ: Trẻ đoàn kết vui vẻ.
2. Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
- Tranh lô tô về đồ dùng để chơi trò chơi vận động.
3. Tổ chức hoạt động:
*HĐ1: Gây hứng thú.
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng.
- Cô cho trẻ hát nghe bài hát : “Ra vườn hoa em chơi” và đi theo hàng ra sân.
- Cho trẻ ngồi thoải mái.
* HĐ2: Quan sát cây đa.
- Cho trẻ đứng dưới gốc đa và yêu cầu trẻ quan sát.
- Cây đa có đặc điểm gì?
+ Cây đa rất to.
+ Cây đa có nhiều cành.
+ Lá đa chưa rụng màu xanh, lá đa rụng xuống màu vàng.
+ Rễ cây đa rất to và dài.
- Các con hãy sờ vào thân cây đa xem nó có đặc điểm gì? (Thân cây đa sần sùi)
- Trồng cây đa dể làm gì nhỉ? (Để lấy bóng mát)
- Đứng dưới gốc đa các con thấy thế nào? (Rất mát ạ)
* GD: Các con ạ, cây đa trong sân trường mình đã được trồng từ rất lâu rồi, cây đa cho các con bóng mát vì vậy các con phải biết chăm sóc bảo vệ cây đa nhé.
* Trò chơi:
+ Trò chơi động: Lộn cầu vồng.
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi.
.
- Cô cho trẻ chơi (3-4 lần).
+ Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
+ Chơi tự do:
- Cô giới thiệu các trò chơi bằng đồ chơi ở ngoài trời cho trẻ lựa chọn và chơi.
- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ.
* HĐ3: Kết thúc:
-Hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.
III. Hoạt động chiều:
- Hoạt động chính:Làm quen với câu truyện “Gấu con chia quà”.
- Chơi các trò chơi dân gian : Nu na nu nống…
- Trẻ chơi ở các góc.
* Nhận xét cuối ngày:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................