Phát triển nhận thức:
GỘP 2 NHÓM ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐẾM TRONG PHẠM VI 4
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Ôn nhóm số lượng là 3. Trẻ biết gộp và đếm được các nhóm đối tượng trong phạm vi 4
- Kỹ năng: Luyện kỹ năng gộp trong phạm vi 4
- Thái độ: Trẻ hứng thúng tham gia vào các hoạt động
2. Chuẩn bị:
- Tranh Lô tô rau quả. Rau muống, rền, cà chua
- Các nhóm đồ vật có số lượng 4 để xung quanh lớp.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | DK hoạt động của trẻ |
1. HĐ1: Gây hứng thú + ôn tập: - Ôn nhóm số lượng trong phạm vi 2, 3. - Cô cho trẻ quan sát mô hình vườn rau và cho trẻ đếm trong phạm vi 2, 3 - Giới thiệu bài mới. 2. HĐ2: Nội dung chính: Dạy trẻ Gộp 2 nhóm đối tượng và đếm trong phạm vi 4 * Gộp theo yêu cầu: 1 và 3 đối tượng: - “Tìm rổ tìm rổ” - Trong rổ của các con có gì? - Bây giờ cô con mình cùng xếp 1 quả cà chua ra nào? - Các con hãy xếp 1qua cà chua sang 1 nhóm nhé. - Các con lại xếp 3 quả nữa sang 1 nhóm? - Cho trẻ đếm mỗi nhóm xem có bao nhiêu quả? - Bây giờ muốn có số lượng là 6 quả cà chua thì ta phải làm như thế nào? - Đúng rồi các con hãy gộp 2 nhóm với nhau nào? Các con đếm xem cô có tất cả bao nhiêu quả cà chua? - Như vậy khi cô gộp 2 nhóm 1 với 3 thì được mấy. - Tương tự cô cho trẻ gộp 2 nhóm 2-2, 3-1. - Hỏi lại có mấy cách gộp * Cho trẻ gộp theo ý thích qua 3 cách * Cô đi kiểm tra và hỏi cá nhân: - Hỏi cá nhân: Con tách như thế nào? - Có bạn nào tách giống bạn? - 1 nhóm là 1 và 1 nhóm là mấy - Cô chốt lại: Khi gộp 4 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ gồm có 3cách: Cách 1: 1- 3 hoặc 3 - 1 Cách 2: 2 – 2, Cách 3: 3-1; 1-3 . * Luyện tập: - Các con hãy nhìn xem xung quanh lớp mình có nhóm nào có số lượng là 02 gộp lại thành nhóm có số lượng là 4. * Trò chơi : “Ai nhanh ai đúng” - Cách chơi: Cô có 3 bức tranh và các lô tô cô chia lớp mình thành 3 đội lên chơi nhiệm vụ của 3 đội là phải vượt qua các chướng ngại vật chạy lên gắn những lô tô sao cho nhóm được gắn trên mỗi bức tranh tương ứng trên mỗi bức tranh có số lượng là 4. - Luật chơi: Thời gian cho 3 đội là 5 phút nếu đội nào gắn song trước nhất thì đội đó dành thắng cuộc. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. 3. HĐ3: Kết thúc: - Cô cho trẻ cất dọn đồ và chuyển hoạt động. | - Ôn tập theo cô yêu cầu - Rổ đây. .. - Rau, quả và các thẻ số ạ - Trẻ xếp. - Trẻ làm theo cô. - Trẻ đếm 2 nhóm1, 1…4 tất cả có 4 quả cà chua - Trẻ trả lời gộp 2 nhóm lại - Trẻ gộp - Trẻ đếm 1...4 tất cả có 4 quả - Được 4 ạ Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ tìm và gộp. - Trẻ chú ý lắng nghe hướng dẫn - Trẻ cất dọn đồ và chuyển hoạt động. |
II. Hoạt động vui chơi ngoài trời:
Hoạt động có chủ đích: Các món ăn chế biến từ các loại rau- củ
- Trò chơi vận động: Tìm lá cho cây.
- Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành.
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Tạo điều kiện cho trẻ được các món ănchế biến từ rau- củ.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, ý thức kỷ luật cho trẻ.
- Thái độ: Trẻ chơi đoàn kết.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng đồ chơi có sẵn và đồ chơi mang theo, bóng nhựa…
- Các loại rau ở nhà bếp khi chưa chế biến
- Các trò chơi động, trò chơi tĩnh.
- Câu hỏi đàm thoại.
3. Tổ chức hoạt động:
* HĐ1: Gây hứng thú:
- Hôm nay cô con mình sẽ cùng nhau ra ngoài sân cùng tham khảo các loai rau để chế biến thành các món ăn.
- Cô cho trẻ nói 1 số loại rau –củ mà trẻ biết
* HĐ2: Quan sát một số loại rau khi chưa chế biến:
- Hỏi trẻ sau khi đã quan sát
- Các con đã quan sát được gì ( 1 số loại rau- củ- quả?
- Có nhiều rau để nấu ăn đó là rau gì? Rau cải, su hào…
- Hôm này cô con mình chế biến món su hào sào với cà chua.
- Sau khi chế biến xong các con thấy món ăn ntn? Có màu đo đỏ rất ngon ạ.
- Tương tự hỏi trẻ về món thức ăn mà hômtrước trẻ được ăn.
- Cho trẻ kể tên món ăn
- Tác dụng của thức ăn cung cấp gì?
- Khi chế biến phải làm ntn?
- Ai là người làm ra các loại rau này…
*.Mở rộng:
- Ngoài các loại rau, thịt cô và các con vừa trò chuyện chúng mình còn biết những loại rau, thức ăn nào nữa?
- Gọi một số trẻ trả lời
- Động viên tuyên dương trẻ.
* Trò chơi vận động: Tìm lá cho cây.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi: Cô có 3 cây, và 1 số lá của các cây, và chia lớp mình thành 3 tổ. Nhiệm vụ của các con là tìm và gắn lá cho từng cây.
- Luật chơi: Con nào k tìm được lá gắn vào cây con đó phải hát 1 bài.
- Cô cho trẻ chơi.
* Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành:
- Cách chơi: - Luật chơi: Cho trẻ chơi 4-5 lần.
* Chơi tự do:
- Cô giới thiệu các trò chơi bằng đồ chơi ở ngoài trời và đồ chơi cô mang theo: Cầu trượt, đu quay, vòng thể dục. Trẻ lựa chọn và chơi.
- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ, cho trẻ chơi theo hàng.
* HĐ3: Kết thúc: Gần hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.
III. Hoạt động chiều:
- Hoạt động chính: Làm quen với chữ cái M
- Khoanh tròn chữ cái trong các từ “hoa dâm bụt, hoa mai vàng, quả mít”.
- Tô màu chữ cái rỗng.
+ Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng, kéo cưa lừa sẻ..
- Đọc ca dao đồng dao.
- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.
* Nhận xét trẻ cuối ngày:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………